ĐỘN LỤC NHÂM
(a: Sơ Độn)
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Độn Lục Nhâm là gì? Là cách bấm độn để tìm (biết) xem giờ
bắt đầu tiến hành một công việc nào đó thuộc giờ tốt hay giờ xấu, ảnh hưởng tới
kết quả thế nào, do ông Lý Thuần Phong (602 - 670) người Trung Hoa sáng chế.
Ban đầu, Độn Lục Nhâm chỉ dùng cho việc xem xuất hành lành dữ ra sao, nhưng dần
dà Độn Lục Nhâm được ứng dụng xem tất cả các việc trong cuộc sống, đời người.
Vậy Độn Lục Nhâm có đáng tin không?
Xin kể vài chuyện về “bấm độn” của nhà thơ, nhà ứng dụng
kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm để bạn đọc chiêm nghiệm.
Câu chuyện thứ nhất:
Năm 2003, một lần nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm đến thăm tôi ở
Công ty Văn hóa Bảo Thắng. Trong lúc ngồi chờ, khi nghe tôi nói với khách hàng:
- “Chị có cần ứng (tiền) trước không? Nếu cần, chị đợi nửa tiếng nữa, kế
toán ở ngân hàng về, em bảo cô ấy viết phiếu tạm ứng.”, ông liền “bấm bấm bấm”
rồi tủm tỉm cười, nói với khách hàng của tôi: - “Đặng Xuân Xuyến có ý tốt,
muốn tạo thuận lợi cho chị nhưng theo tôi, chị ghi nhận lòng tốt của cậu ấy là
đủ, còn tiền, có sớm thì cũng phải vài hôm nữa chị mới nhận được vì hôm nay, Đặng
Xuân Xuyến không có tiền.”. Dù đã biết tài “dùng dịch để độn” của nhà thơ
nhưng tôi vẫn “cười thầm” ông vì mấy hôm trước, mấy tỉnh điện về thông báo tiền
đã chuyển về tài khoản Công ty Văn hóa Bảo Thắng nên chuyện “Đặng Xuân Xuyến
không có tiền” là không thể. Có vẻ đọc được suy nghĩ của tôi, ông nheo mắt: - “Cậu
không tin anh à? Kế toán về là cậu nhăn mặt ngay. Hết cả cười thầm anh.”.
Ông vừa dứt lời, Trần Thị Thái Loan và Đặng Xuân Phương ở ngân hàng về, bước
vào, cả 2 đều ỉu xìu mặt, lắc đầu: - “Tiền chưa về!”. Tôi điện cho khách
và đều nhận được câu trả lời: - “Sáng nay mới ký lại lệnh chi vì mấy hôm trước
ghi sai số tài khoản Công ty Văn hóa Bảo Thắng nên ngân hàng hồi lại.”
Câu chuyện thứ hai:
Năm 2007, cũng tại Công ty Văn hóa Bảo Thắng, cũng vô
tình được nghe “chuyện tình” mà Trần Hải Sơn “nhăn nhó” với tôi, ông bấm độn rồi
nói với Trần Hải Sơn: - “Cậu an tâm. Nhà gái sẽ tự xuống nước. Hôn lễ vẫn cử
hành đúng như ý của gia đình nhà cậu”. Dù biết tài bấm độn của nhà thơ
nhưng tôi vẫn nghi ngờ, không tin lời ông vì như lời của cậu em Trần Hải Sơn
thì gia đình bên kia không chấp nhận chàng rể kém con gái họ nhiều như thế. Họ
đã chọn được chàng rể tương lai “xuất chúng” hơn cậu em Trần Hải Sơn nhiều mặt.
Họ cũng đã cho người tới “dằn mặt” Trần Hải Sơn vài trận, đã làm cho cậu có phần
nhụt chí, buông xuôi.... nên cả tôi và Trần Hải Sơn đều nghĩ câu “Hôn lễ vẫn
cử hành đúng như ý của gia đình nhà cậu” chỉ là lời động viên, an ủi...
Mười ngày sau, Trần Hải sơn điện cho tôi, hớn hở: - “Anh
ơi nhà gái ô kê rồi. Bố mẹ vợ đã đánh tiếng mọi việc sẽ theo ý bên nhà trai quyết”.
Chuyện nhà thơ, nhà ứng dụng kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm độn
quẻ với độ chính xác cao (tôi may mắn được là người kiểm chứng) còn nhiều,
nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ kể lại 2 câu chuyện trên để bạn đọc
(gián tiếp) thêm “trải nghiệm” về phép độn quẻ, để tìm câu trả lời cho niềm tin
vào phép độn quẻ.
Trở lại với nội dung chính của bài viết:
Phép tính Độn Lục Nhâm thế nào?
Theo phép Độn Lục Nhâm thì tính trên bàn tay trái và bàn
tay được chia làm sáu cung, như hình vẽ:
(Hình minh họa)
Phép Độn Lục Nhâm căn cứ vào tháng (nguyệt), ngày (nhật)
và giờ (thì) dự định khởi sự công việc để bấm độn xem kết quả công việc sẽ như
thế nào.
Muốn bấm độn, người ta lấy bàn tay trái, chia làm sáu
cung như hình minh họa, cụ thể:
1. Đại An ở cung Dần thuộc Kim
2. Lưu Niên ở cung Tỵ thuộc Thủy
3. Tốc Hỷ ở cung Ngọ thuộc Hỏa
4. Xích Khẩu ở cung Mùi thuộc Kim
5. Tiểu Cát ở cung Tý thuộc Mộc
6. Không Vong ở cung Sửu thuộc Thổ
Bắt đầu từ tháng Giêng khởi từ cung Dần (số 1), xuôi đến
tháng Hai tại Tỵ (số 2), tiếp đến tháng Ba tại Ngọ (số 3), tháng Tư tại Mùi (số
4), tháng Năm tại Tý (số 5), tháng Sáu tại Sửu (số 6), rồi lại tiếp tục tháng Bảy
trở lại cung Dần (số 1), tháng Tám tại Tỵ (số 2), tháng Chín tại Ngọ (số 3), cứ
thế xuôi đi cho đến tháng mình độn quẻ (tháng định khởi ự công việc) ở cung nào
thì bắt đầu từ cung ấy khởi tính ngày mồng một và tính xuôi qua sáu cung trên
cho đến ngày mình độn quẻ (ngày dự định khởi sự công việc) ở cung nào thì dừng
lại. Rồi từ cung đấy, khởi là giờ Tý, tính xuôi đến giờ độn quẻ (giờ dự định
khởi sự công việc) là giờ gì và đóng ở cung nào tức là trúng quẻ ở cung ấy.
Lưu ý: Tháng, ngày, giờ
để độn quẻ đều tính theo tháng, ngày, giờ âm lịch.
Ví dụ: Một người đi xa, xuất hành vào giờ Tỵ
(9-11), ngày 14 tháng 12 (Chạp).
Cách tiến hành Độn Lục Nhâm như sau:
Bắt đầu từ tháng Giêng khởi từ cung Dần (số 1), thì tháng 12
(Chạp) ở cung Sửu, lại bắt đầu mồng một tại cung Sửu cho đến cung Dần là
ngày 14. Lại khởi ngay giờ Tý tại cung Dần tính xuôi cho đến giờ
Tỵ thì vào cung Sửu. Cung Sửu là quẻ Không Vong.
Được quẻ rồi, thì căn cứ vào quẻ mà đoán cát hung.
Ý nghĩa 6 quẻ trong phép Độn Lục Nhâm như sau:
Đại An: Mọi việc đều tốt đẹp. Nhà cửa yên lành, người xuất hành được bình
yên. Gặp bạn hiền, được thết đãi ăn uống, có tiền. Có thể gặp quý nhân giúp đỡ.
Lưu Niên: Triệu bất tường, tìm bạn không gặp lại thêm có sự cãi cọ, miệng tiếng,
chia ly. Cầu tài, cầu quan nên hoãn lại vì mờ mịt, khó thành. Có nhiều cản trở
trong việc làm nên hành sự thật cẩn thận, chắc chắn.
Tốc Hỷ: Vạn sự may mắn, xuất hành được bình yên, cầu quan được hanh thông,
thuận lợi. Có tài có lộc, cầu sao được vậy, gặp thầy, gặp bạn,... nhiều việc
vui mừng.
Xích Khẩu: Quẻ xấu, có khẩu thiệt, thị phi. Cẩn thận bị mất của hoặc bị thương
tích. Vợ chồng có sự cãi cọ, chia rẽ. Đề phòng gặp chuyện đói kém, cãi cọ,
lây bệnh...
Tiểu Cát: Có tài, có lộc, buôn bán có lời, mọi việc đều vui vẻ, hòa hợp, có bệnh
cầu sẽ gặp thày gặp thuốc, sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe. Đây là quẻ may mắn,
rất tốt.
Không Vong: Bệnh tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Cầu tài không
có lợi hay bị trái ý, xuất hành gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ
mới an. Quẻ này xấu nhất trong sáu quẻ.
Cách tính giờ xuất hành tốt, xấu của Lý Thuần
Phong
(Ngày âm + Tháng âm + Khắc định đi) trừ 2, rồi lấy kết quả
chia cho 6 và sau đó căn cứ vào số dư để tra bảng dưới đây, ước đoán kết quả thế
nào.
KHẮC ĐỊNH ĐI là thời gian (số giờ) ta chọn để xuất phát
tiến hành công việc:
Từ 11g 00 đến 01 g00 Khắc 1
Từ 01g 00 đến 03 g00 Khắc 2
Từ 03g 00 đến 05 g00 Khắc 3
Từ 05g 00 đến 07 g00 Khắc 4
Từ 07g 00 đến 09 g00 Khắc 5
Từ 09g 00 đến 11 g00 Khắc 6
- Số dư 1 (Đại An): Mọi việc đều tốt đẹp. Nhà cửa yên lành, người xuất hành được bình
yên. Gặp bạn hiền, được thết đãi ăn uống, có tiền. Có thể gặp quý nhân giúp đỡ.
- Số dư 2 (Tốc Hỷ):. Vạn sự may mắn, xuất hành được bình yên, cầu quan được hanh thông,
thuận lợi. Có tài có lộc, cầu sao được vậy, gặp thầy, gặp bạn,... nhiều việc
vui mừng.
- Số dư 3 (Lưu Niên): Triệu bất tường, tìm bạn không gặp lại thêm có sự cãi cọ, miệng tiếng,
chia ly. Cầu tài, cầu quan nên hoãn lại vì mờ mịt, khó thành. Có nhiều cản trở
trong việc làm nên hành sự thật cẩn thận, chắc chắn.
- Số dư 4 (Xích Khẩu): Quẻ xấu, có khẩu thiệt, thị phi. Cẩn thận bị mất của hoặc bị thương
tích; Vợ chồng có sự cãi cọ, chia rẽ. Đề phòng gặp chuyện đói kém, cãi cọ,
lây bệnh...
- Số dư 5 (Tiểu Cát): Có tài, có lộc, buôn bán có lời, mọi việc đều vui vẻ, hòa hợp, có bệnh
cầu sẽ gặp thày gặp thuốc, sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe. Đây là quẻ may mắn,
rất tốt.
- Số dư 6 và 0 (Không Vong): Bệnh tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Cầu tài không
có lợi hay bị trái ý, xuất hành gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ
mới an. Quẻ này xấu nhất trong sáu quẻ.
Ví dụ:
1. Quý vị định khởi sự (công việc) vào lúc 10 giờ sáng
(hoặc tối) ngày 12 tháng 10 (âm lịch). Cách tính để biết giờ đó đi có được việc
hay không như sau:
{(12 + 10 + 6) - 2} : 6 = ?
{(28) - 2} : 6 = ?
{26} : 6 = 4 dư 2
Tham chiếu với ước đoán của Lý Thuần Phong thì số
dư 2 thuộc giờ Tốc Hỷ, cho kết quả: - Vạn sự may mắn,
xuất hành được bình yên, cầu quan được hanh thông, thuận lợi. Có tài có lộc, cầu
sao được vậy, gặp thầy, gặp bạn, gặp vợ (gặp chồng), nhiều việc vui mừng.
2. Quý vị định khởi sự (công việc) vào lúc 12 giờ
trưa (hoặc đêm) ngày 15 tháng 10 (âm lịch). Cách tính để biết giờ đó đi có được
việc hay không như sau:
{(15 + 10 + 1) - 2} : 6 = ?
{(26) - 2} : 6 = ?
{24} : 6 = 4 dư 0
Tham chiếu với ước đoán của Lý Thuần Phong thì số
dư 0 thuộc giờ Không Vong, cho kết quả: - Bệnh
tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Cầu tài không có lợi hay bị
trái ý, xuất hành gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.
&.
Thưa bạn!
Để độn quẻ đạt tới độ như nhà thơ, nhà ứng dụng Kinh Dịch
số 1 đất Hà thành: Nguyễn Thanh Lâm, hoặc như soạn giả Lưu Xuân Thanh, phải là
người có “tâm”, có “bản lĩnh” và đặc biệt phải là người có “cơ
duyên” với Kinh Dịch mới “ngộ” được “Linh hồn Kinh Dịch là thời và Kinh
Dịch là hóa sinh, biến thiên, bất biến và vô lượng biến dịch” (Nguyễn Thanh
Lâm), thì độn quẻ mới giỏi, mới có độ chính xác cao.
Trong phép Độn Lục Nhâm có sơ độn, trung độn, đại độn...
Bài viết này lược soạn phép Độn Lục Nhâm đơn giản nhất (sơ độn) cho chính người
viết tự ứng dụng độn quẻ khi xuất hành, khởi sự công việc. Nếu bạn có hứng với
việc tự độn quẻ khi chuẩn bị khởi sự công việc mà chưa biết Độn Lục Nhâm là gì
thì bài ĐỘN LỤC NH ÂM (sơ độn) này có thể coi là “cẩm nang sơ đẳng” để ứng dụng.
Hà Nội, 23 tháng 11.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
***
Đọc
thêm:
Khi
tôi bị giam tại phòng 5 Khu C1 Trại giam T20 Phan đăng Lưu -Gia Định năm 1979,
thì được một Trưởng Lão người Nhắng (Thủ Lãnh của bộ tộc Nhắng di cư vào
Nam năm 1954, sắc tộc này định cư tại vùng núi Ba Vì-Tam Đảo) đã bấm độn
Lục Nhâm này ngay khi tôi vừa được ra khỏi khu biệt giam B1 và tống vào phòng
giam tập thể này. Thật lạ lùng, khi ông bấm trên tay thì, theo ngày giờ tôi bị
tống vào biệt giam lọt vào quẻ "không vong" và ông giải thích ý nghĩa
của quẻ đó, rằng cho dẫu cậu có thành thật khai báo đi chăng nữa, hoặc không nhận
tội, thì thời gian 9 tháng biệt giam vẫn phải "thi hành", vô phương cứu
chữa, đúng vào giờ tốc hỷ, và ngày tốc hỷ, bỗng nhiên tên cai ngục mở khóa biệt
giam, tháo còng chân dẫn vào phòng tập thể này, thật vui mừng quá đỗi, ngay cả
khi cai ngục mở cữa phòng kêu một số ra để theo lệnh "Tập trung Cải tạo
không giam giữ" của Bộ Nội Vụ VC, trong đó có tôi, tôi từ giã ông và lập tức
ông bấm một quẻ mới, và an ủi (chứ không phải động viên như VC đâu)
tôi, không "chết" đâu, vì là quẻ "đại an", và quả thật, VC
đọa đày 7 năm trời, thả về, "bắt"lên máy bay đi Mỹ (đùa một tí
cho vui).
Lần
hai thì tự tôi bấm độn, sau khi ra tù, vì buồn chuyện gia đình, phải tìm đường
vượt biên qua ngã Căm bốt cùng với người em họ, đã xuống tận kinh B-Cái Sắn/Kiên
Giang, chờ trà trộn trong lễ hội "Bà Chúa Sứ ", xoay xở mãi không gặp
được người dẫn mối, thì nhớ lại ngày giờ ra đi từ Sài gòn, bấm thử thì thấy lọt
vào quẻ "không vong", đành trở về.
Nhân
tiện nói không "chết" đâu, là do biến cố trước đó một tháng, Mặt Trận
Phục Quốc của L.M Nguyễn văn Vàng (cùng bị nhốt chung khu biệt giam với
tôi), và trong phòng tôi có anh Hà văn Thành (dường như chức vụ
cũng lớn lắm trong M.T này) bị kêu ra lên xe bịt bùng của C.A và...sau
đó nghe tin hai anh em Cha Vàng bị bắn chết theo bản án, còn Hà văn Thành thì
tôi mới nghe tin từ anh Phạm văn Thành ở Pháp rằng anh cũng bị bắn chết cùng bản
án đó, thật đau lòng quá.
Trở
lại cách bấm độn, phần ngày tháng thì giống nhau, duy chỉ tính giờ thì hơi khác
(ông ấy chỉ cho tôi và tôi vẫn áp dụng cho tới nay), đó là, khởi
ngay từ quẻ đúng ngày đó, bấm chọn và đếm thuận theo chiều kim đồng hồ, từ
24-1, rồi 1-3, 3-5...cho đến giờ mình nghe tin, hoặc muốn xuất hành, làm gì
đó...chẳng hạn giờ nhận giấy báo, thử bấm cho vui, xem kiết - hung ra sao, tin
lành hay tin xấu...
Chúc
an bình và thanh thỏa với những ai muốn tìm hiểu một môn học sơ đẳng trong
" kỳ môn độn toán" rất lạ lẫm này.
Nguyễn đăng Trình