Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 02.10.2017)
Phi Luật Tân 'nâng cấp hạ tầng ở đảo Thị Tứ'
Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE Image
caption Phi cơ Phi Luật Tân trên đảo Thị Tứ
Bộ trưởng Quốc phòng Phi
Luật Tân Delfin Lorenzana cho biết nước này sẽ nâng cấp phi đạo dài 1.300 mét
trên đảo Thị Tứ, hòn đảo do Phi Luật Tân gọi tên là Pag-Asa và đang kiểm soát ở
Trường Sa.
Việt Nam vẫn tuyên bố đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của
Việt Nam nhưng nói là bị "Phi Luật Tân chiếm đóng phi pháp".
Tuy vậy, quan hệ giữa quân đội hai nước tại vùng
Trường Sa là tốt đẹp.
Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Phi
Luật Tân vào năm tới cũng sẽ nâng cấp các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc
hạ tầng khác trên 9 đảo nhỏ ở Trường Sa hiện do Phi Luật Tân kiểm soát, theo
trang The Diplomat.
Bản quyền hình ảnhTED ALJIBE Image
caption Quân đội Phi Luật Tân trên đảo Thị Tứ
Ông Duterte, nhậm chức tổng thống từ tháng Bảy 2016,
đã thi hành chính sách kết thân với Trung cộng, sau nhiều năm căng thẳng.
Hôm 20/9 tại New York, Ngoại trưởng Phi Luật Tân
Alan Peter Cayetano nói chính phủ Duterte vẫn bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng
theo "cách chiến lược hơn".
"Chúng
tôi không phải lúc nào cũng than phiền về Trung cộng, không có nghĩa là chúng
tôi ngồi im."
Ngoại trưởng Cayetano nói: "Chúng tôi tiếp tục thách thức mọi nước đòi
chủ quyền" ở Biển Đông.
BBC
Hải quân Mỹ tập trận tại Biển Đông
Hàng không mẫu hạm USS Ronald
Reagan tại Biển Nhật Bản ngày 01/06/2017.REUTERS
Tình hình khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên không làm
Mỹ lơi là Biển Đông. Hôm 30/09/2017, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến
hành một cuộc tập trận thường lệ trong vùng biển mà Bắc Kinh tranh giành với
các láng giềng Đông Nam Á, dưới sự theo dõi của tàu chiến Trung cộng.
Ngày thứ Bảy vừa qua, hàng không mẫu hạm USS Ronald
Reagan thuộc hải đội tác chiến chủ chốt của hạm đội 7 cùng với các chiến đấu cơ
F-18 tiến hành một cuộc thao dượt thường lệ ở Biển Đông. Và cũng như thường lệ,
các động thái của hải đội luôn luôn bị Trung cộng theo dõi khi từ xa, lúc tiến
gần. Theo phó đô đốc Marc Dalton, chỉ huy trưởng hải đội, vào lúc máy bay Mỹ
thao dượt, hai chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong tầm nhìn. Trong quá khứ,
đôi khi chiến hạm Trung cộng ở trong tầm ra-đa của USS Ronald Reagan trong nhiều
ngày liên tiếp.
Cũng theo nguồn tin này, có lần hàng không mẫu hạm Mỹ
yêu cầu chiến hạm Trung cộng «hộ tống» một đoạn đường khi có «thay đổi
quan trọng trong lộ trình».
Tình hình Biển Đông bất ổn định do Bắc Kinh tự cho
có chủ quyền trên phần lớn diện tích. Hoa Kỳ và hai đồng minh châu Á là Hàn Quốc
và Nhật Bản phản đối điều mà các nước này gọi là thái độ của Trung
cộng « khi dễ » hải quân các nước láng giềng. Mỹ đã nhiều lần
yêu cầu hải quân Trung cộng rút khỏi những vùng biển đảo không thuộc chủ quyền.
Cuộc thao dượt của hải đội tác chiến Mỹ tại Biển
Đông diễn ra vào lúc Washington và Bình Nhưỡng đang lao vào một cuộc chiến
tranh cân não, đe dọa hủy diệt lẫn nhau.
Hãng tin Iran , PressTV.ir, trích dẫn một nguồn tin
quân sự Mỹ từ Washington, cho biết là trong hai tuần lễ tới, USS Ronald Reagan
có thể sẽ được điều động lên phía bắc để cùng tập dợt ở «mức độ cao» với
hải quân Hàn Quốc.
Tú
Anh (RFI)
Việt – Trung đàm phán liên quan ‘vùng chồng lấn’ ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ
Giàn
khoan Hải Dương 981 thăm dò ở Biển Đông năm 2014, gây căng thẳng quan hệ Việt-Trung.
Giàn khoan này được Trung cộng đưa đến hoạt động ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
vào tháng 6/2017.
Vòng 8 Nhóm Công Tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc
Bộ Việt Nam- Trung cộng vừa diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 9 tại Bắc Kinh. Tuy
nhiên, kết quả vòng đàm phán không được thông báo chi tiết trên truyền thông.
Theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên
giới Chính phủ Việt Nam, việc không tiết lộ thông tin chi tiết về cuộc đàm phán
là do có nhiều vấn đề “phức tạp” giữa hai bên.
“Đây là cuộc đàm phán theo cơ chế mà hai
bên đã thỏa thuận thiết lập cơ chế đàm phán hàng năm. Chắc chắn lần này kết quả
đàm phán thế nào thì người ta cũng chỉ nói chung chung thôi, bởi vì có nhiều vấn
đề liên quan đến quan điểm các bên, đường biên giới được hoạch định trong vùng
chống lấn ở cửa Vịnh Bắc Bộ”.
Trang tin chính thức của Chính phủ Việt Nam ngày
29/9 cho biết vòng đàm phán 8 của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ Việt Nam – Trung cộng diễn ra từ ngày 25/9 – 27/9. Dẫn đầu nhóm Việt Nam là
Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Anh Dũng. Nhóm Trung cộng do ông
Chu Kiện, Đại diện Các vấn đề về Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung cộng, đứng
đầu.
Phía Việt Nam
nói cuộc đàm phán đã diễn ra trong không khí “hữu nghị, chân thành và xây dựng”. Hai
bên đã “đi sâu trao đổi ý kiến về các công việc liên quan đến vùng biển ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ, trong đó có ‘Thỏa thuận về
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’” và “việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên
biển”.
Tuy nhiên, kết quả chi tiết của vòng đàm
phán 8 hoàn toàn không được đề cập đến trên tất cả các trang tin chính thức. Theo
TS. Trần Công Trục, điều này cho thấy có nhiều khả năng vòng đàm phán thứ 8
chưa đưa đến một kết quả rõ ràng nào, mà chỉ là việc hai bên “trao đổi quan điểm”.
Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng ở khu
vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trên thực tế, theo TS. Trần Công Trục, còn nhiều vấn
đề “phức tạp”.
“Vấn đề là phải căn cứ hoàn toàn vào
Công ước. Chứ còn nếu người ta không căn cứ vào đó mà căn cứ vào những lập trường,
vị trí không đúng thì rõ ràng rất khó để đi đến thống nhất”.
Nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ tin rằng Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 chính là “cơ sở” mà Việt Nam có thể dựa
vào để đàm phán đi đến một thỏa thuận công bằng với Trung cộng.
“Hai bên đều nói là ‘vùng chồng lấn’,
nhưng vấn đề là quan điểm về vùng chồng lấn hiện nay là như thế nào thì mới xác
định được phạm vi, hoạch định vùng chồng lấn. Vấn đề đó là dựa trên cơ sở nào để
xác định vùng chồng lấn. Khi xác định được vùng chồng lấn rồi thì hai bên tiến
hành đàm phán để làm sao có được thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng”.
Năm ngoái, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Cục Điều
tra địa chất Trung cộng đã thực hiện một cuộc khảo sát chung nhằm phục vụ công
tác phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vùng biển ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhưng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng ở khu vực này trở
nên căng thẳng hơn sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 từng gây sóng
gió trong quan hệ Việt-Trung đến hoạt động ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ hồi tháng 6.
Điều này, theo TS. Trần Công Trục, không những vi phạm thỏa thuận giữa hai bên,
mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông giải thích: “Vùng chồng lấn tức là vùng
nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của mỗi bên, tính từ đường cơ sở của các bên công
bố. Vùng đó được hình thành thì trong khi đàm phán, các bên không được tiến
hành bất kỳ hoạt động nào trong vùng chồng lấn nếu không có sự thỏa thuận của
hai bên”.
Tin cho hay Nhóm công tác của hai nước đã ký Biên bản
đàm phán khi kết thúc vòng đàm phán 8 và đồng ý sớm tổ chức đàm phán vòng 9 về
vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Hải Sự Trung
cộng ra thông báo là Bắc Kinh đang cho tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên
vùng biển quần đảo Hoàng Sa, mà Trung cộng gọi là Tây Sa, từ ngày 29 tháng 8 đến
4 tháng 9. Khu vực diễn tập chồng lấn lên một vùng biển rộng lớn của Việt Nam
phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Điểm gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng 75 hải lý
về phía đông. Trung cộng đã ra lệnh cấm tàu bè đi vào vùng biển đang có tập trận.
Trung cộng mới đây đã chuyển sang chiến lược ‘Tứ Sa’
để thực hiện âm mưu chiếm hữu Biển Đông, thay vì đường đứt khúc 9 đoạn.
VOA,
RFA
Điều tra : Hải quân Phi Luật Tân có lỗi trong vụ bắn chết 2 ngư dân
Việt Nam
Một cảnh sát biển Phi Luật Tân đứng
trước tàu cá của Việt Nam tại tỉnh Pangasinan ngày 02/11/2016. Ảnh minh họa.TED
ALJIBE / AFP
Theo hãng tin ABS – CBN News của Phi Luật Tân ngày
30/09/2017, nguồn tin từ các nhà điều tra cho biết Hải Quân Phi Luật Tân có lỗi
trong vụ bắn chết hai ngư dân Việt Nam ngày 22/09/2017 trong vùng đặc quyền
kinh tế của Phi Luật Tân.
Các nhà điều tra đã đưa ra kết luận nói trên dựa
theo một phán quyết vào năm 1999 của Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển. Phán quyết
ngày ghi rằng : « Cần phải tránh việc sử dụng
vũ lực quá đáng và không hợp lý khi chặn bắt một tàu, chẳng hạn như dùng súng
máy tự động nòng lớn bắn đạn thật và khi mà không thể tránh việc dùng vũ lực,
thì hành động này cũng không được vượt quá giới hạn hợp lý và cần thiết ».
Theo lực lượng tuần duyên Phi Luật Tân, bộ phận điều
tra vụ bắn chết ngư dân Việt Nam, vụ này xảy ra tại một nơi cách thành phố
Bolinao của tỉnh Pangasian 36 hải lý, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của
Phi Luật Tân.
Nhưng các nhà điều tra nhấn mạnh rằng, chiếu theo Công Ước về Luật Biển, trong vùng đặc quyền kinh tế, Phi Luật Tân « không
có chủ quyền, mà chỉ có quyền chủ quyền trong việc thăm dò và khai thác, bảo tồn
và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy ». Điều này
có nghĩa là Phi Luật Tân không thể có hành động để buộc thực thi pháp luật của
họ, ngoại trừ luật về đánh cá và bảo vệ môi trường biển.
Hôm 26/09/2017, Hải Quân Phi Luật Tân thông báo đã
đình chỉ chức vụ các sĩ quan có liên hệ đến vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam, còn
bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân thì đã cam kết với Việt Nam sẽ điều tra công bằng và
cặn kẽ vụ này.
Nguồn tin của ABS-CNB News dựa trên thẩm vấn thuyền
trưởng của tàu cá Việt Nam theo đó, vào tối 22/09, tàu cá Việt Nam đang neo đậu
thì thấy một tàu không rõ là của ai lao thẳng về phía họ. Tàu cá Việt Nam liền
nhổ neo bỏ chạy về phía Việt Nam vì tưởng rằng đó là tàu của hải tặc. Chỉ đến
khi tàu này đến gần, các ngư dân mới nhận ra đó là tàu của tuần duyên Phi Luật
Tân. Mặc dù chỉ cách 3 đến 5 mét, nhưng tàu Phi Luật Tân tiếp tục nổ súng, bắn
chết hai ngư dân trên tàu cá Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý được ABS-CBN News
trích dẫn cho rằng Hải Quân Phi Luật Tân không hẳn có lỗi và họ hoàn toàn có
quyền hành động đối với những tàu bị xem là đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc
quyền kinh tế Phi Luật Tân. Như vậy, phía Việt Nam phải chứng minh rằng tàu cá
Việt Nam nói trên lúc ấy không đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế Phi Luật Tân.
Thanh
Phương (RFI)
Phi Luật Tân nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ, củng cố chủ quyền tại
Trường Sa
Ralph
Jennings
Đảo
Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Hiện do Phi Luật Tân kiểm soát
nhưng đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước, kể cả Việt Nam. Ảnh chụp ngày
21/4/2017. REUTERS/Erik De Castro
Phi Luật Tân đã tìm được nguồn tài trợ cho dự án lớn
nhất trong loạt dự án nâng cấp cấu trúc hạ tầng đã đến lúc phải thực hiện trên
những đảo nhỏ hoặc bãi cạn mà nước này kiểm soát trong vùng biển đang trong
vòng tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một cử chỉ được Manila coi như một lời nhắc
nhở nhẹ nhàng với các nước, kể cả Trung cộng, về những tuyên bố chủ quyền của
Manila trên một số thực thể trong Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana
trong tháng này nói rằng Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Phi
Luật Tân vào năm tới sẽ tài trợ để lát một phi đạo dài 1,300 mét, giờ là một đường
băng đầy đá và đất trên đảo Thị Tứ, một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do
Manila kiểm soát, nhưng chủ quyền đang trong vòng tranh chấp với Trung cộng,
Đài Loan và Việt Nam.
Dự án tân trang đường băng theo dự kiến sẽ dẫn tới
việc sửa chữa các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc hạ tầng khác trên 9 đảo
nhỏ ở Trường Sa hiện do Phi Luật Tân kiểm soát, điều mà Tổng thống Phi Luật Tân
Rodrigo Duterte đã cam kết hồi tháng Tư năm nay.
Chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang kéo
dài 15 năm đã được đề xuất vào năm 2012 và năm nay, có môt ngân sách lên tới
2,56 triệu đôla.
Những công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng của Manila
được coi như một nhắc nhở rằng Manila có ý định giữ quyền kiểm soát trên 9 thực
thể của mình trong Biển Đông, tuy nhiên kế hoạch này ít có khả năng gây phẫn nộ
cho các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong cùng vùng biển này.
Là bên đòi chủ quyền hung hăng nhất và từng tuyên bố
chủ quyền tại hơn 100 đảo ở Trường Sa và các vùng biển chung quanh, Bắc Kinh đã
kết thân với Manila trong năm qua, nhưng chỉ sau một thời kỳ đối đầu ngoại giao
kéo dài nhiều năm, mà giờ một số người Phi Luật Tân lo sợ có thể lại tái diễn.
Ông Jonathan Spangler, Giám Đốc của một think tank về
Biển Đông ở Đài Bắc, nhận định:
“Tôi nghĩ nhiều người có cảm giác là đã tới lúc nên
cân nhắc những sự lựa chọn khác. Theo tôi, nó cũng giống như mua một loại bảo
hiểm vậy, để đảm bảo mình không chỉ đi về một hướng, và đi tới cùng.”
TC thách thức lòng kiên nhẫn
của Phi Luật Tân
Sau khi Trung cộng điều tàu thăm dò tới trấn đóng
trước một bãi cạn ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Phi Luật Tân, ông
Duterte bị công chúng áp lực phải cưỡng lại Bắc Kinh một lần nữa.
Tháng Tư 2017, ông Duterte cam kết sẽ nâng cấp các
hòn đảo do Phi Luật Tân kiểm soát ở Trường Sa.
Cách đây khoảng hai tháng, một chiếc tàu Trung cộng
đã đến cắm cờ của nước này tại Sandy Cay –Việt Nam gọi là đá Tri Lễ, nằm trong
khu vực do Phi Luật Tân kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, gây thêm lo ngại cho
người Phi. Cả hai nước đều đặt nặng tầm quan trọng của Sandy Cay trong tư cách
là một ngư trường và có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch phong phú.
Tham vọng tại quần đảo Trường
Sa
Ông Jonathan Spangler lưu ý rằng Phi Luật Tân có thể
củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa bằng cách chứng minh
những thực thể mà họ kiểm soát là có người ở và có hoạt động kinh tế. Khoảng 100
thường dân sinh sống trên đảo Thị Tứ, nhiều người liên quan tới hoạt động quân
sự tại đây. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ nhì tại quần đảo Trường Sa với diện tích
37 ha. Một số người Phi kêu gọi nên đẩy mạnh hoạt động du lịch tới nơi này.
Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana
đã đến thăm Thị Tứ hồi tháng Tư để “kiểm tra các điều kiện sống của cư dân”,
theo Bộ Quốc phòng Phi Luật Tân.
Giới phân tích nói phi đạo không tráng nhựa chỉ có
thể được dùng cho máy bay quân sự, hạn chế việc lui tới hải đảo này.
Kế hoạch nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại Trường Sa
phù hợp với “trật tự tự nhiên” mà bất cứ nước nào muốn cải thiện quốc phòng
cũng sẽ làm, theo ông Eduardo Araral, Giáo sư môn Chính sách Công tại Đại học
Quốc gia Singapore. Giáo sư Araral nói thêm rằng Phi Luật Tân phải dùng ngân
sách dành riêng cho việc hiện đại hóa quân đội.
“Rõ
ràng là động thái này có tính cách tự vệ. Đây chỉ là một phần của chương trình
hiện đại hóa.”
Quân đội Phi Luật Tân xếp hạng thứ 50
trên thế giới trên một danh sách gồm 133 quốc gia được tổ chức
nghiên cứu dữ kiện quốc phòng GlobalFirePower theo dõi.
Kế hoạch nâng cấp hạ tầng
không vấp phản ứng mạnh
Về mặt chính thức, Trung cộng đã giữ im lặng về việc
tân trang đường băng trên đảo Thị Tứ, và các dự án nâng cấp khác trên các đảo,
đá do Phi Luật Tân kiểm soát. Các kế hoạch đó cũng đánh dấu một bước lùi, so với
kế hoạch ban đầu của Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte, theo đó đích thân
ông sẽ đến đảo Thị Tứ để cắm cờ.
Đài Loan và Việt Nam đôi khi ra thông báo phản đối
khi hai nước này cảm thấy tuyên bố chủ quyền của mình bị đe dọa, nhưng hiếm khi
xúc tiến những bước tiếp theo có tính cách quyết liệt hơn.
VOA