Trung cộng
sẽ "cảnh cáo và trục xuất" chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa?
© AP Photo/ Ng Han Guan
Trung cộng ngày 11/10 lên tiếng
về thông tin tàu khu trục USS Chafee của Mỹ tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa,
thuộc chủ quyền Việt Nam, vào hôm qua.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao
Trung cộng, bà Hoa Xuân Oánh nói tàu khu trục mang hỏa tiễn hành trình USS
Chafee của Mỹ đã tiến vào vùng biển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa (hiện bị Bắc
Kinh chiếm đóng trái phép-PV) khi "chưa được sự chấp thuận của chính phủ Trung
cộng.
Bà Hoa tuyên bố, "phía Trung Quốc đã ngay lập tức điều chiến hạm
và máy bay chiến đấu để kiểm tra, nhận diện, đồng thời cảnh cáo và trục xuất
tàu Mỹ".
Đại diện chính phủ Trung cộng
cảnh báo Mỹ "chấm dứt những hành động
sai lầm tương tự", và cho biết Bắc Kinh đã "giao thiệp nghiêm khắc với phía Mỹ".
Trước đó, theo tin từ
Reuters, tàu USS Chafee đã thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải theo định kỳ
gần các đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 10/10.
Các viên chức chính phủ Mỹ
nói rằng hoạt động trên nhằm thách thức "những yêu sách quá mức" về
chủ quyền mà Trung cộng đang áp đặt một cách phi lý ở quần đảo này.
Nguồn:
Thời Đại
Tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo của Trung cộng ở
Hoàng Sa
Khu trục hạm USS Chafee vừa đi gần quần đảo
Hoàng Sa. (Hình: Naval Today)
Một
khu trục hạm của hải quân Mỹ ngày 10/10 di chuyển gần các hòn đảo mà Trung cộng
tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông trong lúc chính quyền Tổng thống Trump đang
mưu tìm sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc đối phó với chương trình hạt nhân và
phi đạn của Triều Tiên.
Khu trục hạm Chafee thuộc lớp Arleigh Burke
trang bị hỏa tiễn tấn công tầm xa tuy không đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý
của bất cứ đảo nào thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là “lãnh hải”. Tuy
nhiên, giới chức trên nói tàu Chafee cũng đã đi vào bên trong “đường cơ sở thẳng”
mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa.
Hành
động lần này là nỗ lực mới nhất để chống lại điều mà Washington xem là kế hoạch
của Bắc Kinh muốn giới hạn quyền tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược.
Các
giới chức không nêu tên cho Reuters biết khu trục hạm có phi đạn dẫn đường USS
Chafee thực hiện hoạt động ‘tự do hàng hải’ thông thường thách thức các tuyên bố
chủ quyền quá đáng của Trung cộng gần quần đảo Hoàng Sa.
Hồi
tháng 8 vừa qua, một khu trục hạm của hải quân Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý
quanh một đảo nhân tạo của Trung cộng ở Biển Đông. Các giới chức cho hay khu trục
hạm Chafee hôm 10/10 tiến tới gần nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý của các
đảo.
12
hải lý đánh dấu giới hạn chủ quyền quốc tế công nhận. Washington điều tàu di
chuyển trong phạm vi này là một hành động chứng tỏ Mỹ không công nhận các tuyên
bố chủ quyền đó của Trung cộng.
Ngũ
Giác Đài chưa lên tiếng bình luận nhưng cho biết Mỹ tiến hà
nh
các hoạt động tự do hàng hải định kỳ và sẽ tiếp tục như thế.
Mỹ
lâu nay nói rằng muốn nhìn thấy các nước tham gia nhiều hơn trong các hoạt động
tự do hàng hải ở Biển Đông.
Reuters
(VOA)
Việt Nam nhận hai chiến hạm hỏa tiễn Molniya
2
chiến hạm hỏa tiễn M5, M6 của Hải quân Việt Nam. Screen capture of Quốc Phòng Việt Nam's video
Hải quân Việt Nam ngày 9/10 nhận cặp chiến hạm hỏa tiễn Molniya hay còn gọi
là chiến hạm Tia Chớp từ Tổng công ty Ba Son, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng.
Đây là hai trong tổng số sáu chiến hạm hỏa tiễn Molniya được Quân chủng Hải quân ký hợp
đồng đóng với Tổng công ty Ba Son, và được bàn giao cho Lữ đoàn 167 Bộ Tư
lệnh Vùng 2 hải quân.
Cặp chiến hạm
hỏa tiễn này được sản xuất theo công nghệ chuyển giao của Nga, và
được các chuyên gia Nga đánh giá là đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Chiến hạm hỏa tiễn Molniya là một trong những tchiến hạm tấn công hiện đại,
được đánh giá là tân tiến và ổn định hàng đầu thế giới. Loại chiến hạm này có
kích thước nhỏ nhưng có hỏa lực mạnh, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại
tàu chiến, tàu vận tải của đối phương.
Vũ khí chính của “Tia chớp” là hệ thống hỏa tiễn hành
trình đối hạm 3M24 Uran-E với 16 quả đạn, 1 pháo hạm tự động, 2 pháo phòng
không bắn nhanh và 12 hỏa tiễn đối không tầm thấp.
RFA
Việt Nam-Singapore đối thoại quốc phòng
Tàu hải quân Đinh
Tiên Hoàng, tàu hải quân Singapore RSS Punggol và của một số nước khác neo đậu
tại vùng biển ngoài Căn cứ hải quân Singapore Changi ngày 15/5/2017.
Đoàn
đại biểu quân sự cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Singapore vừa có buổi Đối
thoại Chính sách Quốc phòng trong 2 ngày, 9 và 10/10, tại Hà Nội, theo tin từ
TTXVN. Trong buổi đối thoại, Việt Nam cam kết sẽ ủng hộ và hợp tác với
Singapore khi nước này nắm chức vụ Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới.
Đứng
đầu đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Quốc phòng-Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Đoàn
Singapore do Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Chan Yeng Kit dẫn đầu.
Hai
bên đã trao đổi về tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đồng ý
tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược qua các hoạt động trao đổi và kế hoạch
hợp tác giữa hai quân đội. Đại diện quân sự của hai nước cũng đồng ý sẽ “ủng hộ
lẫn nhau” trên các diễn đàn đa phương và củng cố tình đoàn kết trong khối
ASEAN.
Năm
tới, Singapore sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Phía Việt Nam
cam kết sẽ phối hợp và ủng hộ Singapore trong chức vụ này.
Thời
gian gần đây, dưới quyền Chủ tịch của Phi Luật Tân, ASEAN biểu lộ nhiều bất đồng
trong khối, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.
Hồi
tháng 8, Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho biết trong khi Singapore đang chuẩn
bị để nắm giữ chức Chủ tịch ASEAN, Trung cộng đang gây áp lực lên nước này để đảm
bảo Bắc Kinh không phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mới về hành động của họ ở
Biển Đông.
Các
nhà ngoại giao cho rằng Bắc Kinh thường sử dụng ảnh hưởng của mình trên các quốc
gia nắm chức Chủ tịch để xoa dịu lập trường của khối 10 nước Đông Nam Á về vấn
đề Biển Đông.
Mặc
dù Singapore không phải là một bên tranh chấp, nhưng theo Reuters, Bắc Kinh lo
ngại Singapore có thể sử dụng chức Chủ tịch luân phiên ASEAN để “quốc tế hóa”
chuyện Biển Đông, trong khi Trung cộng chỉ muốn giới hạn vấn đề này giữa các nước
có liên quan trực tiếp.
Singapore
và Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại giao từ 1/8/1973.
Về
mặt an ninh, quốc phòng, hai bên đã ký Văn bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng
vào tháng 9/2009. Theo đó, cơ chế Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng
và Nhóm làm việc chung đã được tổ chức thường xuyên.
VOA
Chiến hạm Úc thăm Phi Luật Tân
Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne (phải) nói chuyện cùng với Bộ trưởng Quốc
phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana trong cuộc họp báo chung tại một căn cứ
quân sự ở Manila vào ngày 8 tháng 9 năm 2017. AFP photo
Hai
chiến hạm Úc vào ngày 10 tháng 10 cặp bến tại cảng Manila của Phi Luật Tân, khởi
đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày với mục đích tăng cường quan hệ quân sự giữa 2
nước, cũng như để xác định vai trò quan trọng của Úc trong việc giúp bảo vệ an
ninh và tạo ổn định ở khu vực.
Trong
thời gian có mặt tại Phi, hai chiến hạm Úc sẽ cùng binh sĩ Phi tham gia nhiều
hoạt động khác nhau ngay tại cảng Manila và tại phía Nam Vịnh Subic. Các bản
tin chúng tôi thu thập được đều nói những hoạt động song phương này chủ yếu nhắm
vào mục tiêu nhân đạo, cứu hộ trên biển.
Trả
lời báo chí, Đại Sứ Úc Amanda Gorley nói rõ tự do hàng hải và hàng không là một
trong những điều Úc sẽ làm, ám chỉ việc có thể quân đội Úc sẽ tuần duyên và bay
trong không phận Biển Đông, nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Trung cộng
và một số nước khác.
Hồi
thứ Sáu tuần trước, Bà Ngoại Trưởng Úc Julie Bishop thông báo cuối năm nay,
chính phủ Úc sẽ công bố quy định về chính sách, trong đó ghi rõ những điều sẽ
làm để nâng cao thế lực của Úc trong chính trường thế giới, bao gồm cả việc bảo
vệ quyền tự do hàng hải và hàng không theo đúng quy định quốc tế.
RFA
Phi Luật Tân “đảo trục” hướng về Mỹ ?
Đại sứ Mỹ Sung Kim (T) và bộ trưởng Quốc Phòng
Delfin Lorenzana họp báo tại căn cứ Aguinaldo, Quezon City, ngày 26/09/2017.REUTERS/Dondi
Tawatao
Trong
bối cảnh Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác, trong đó có Mỹ – gọi
tắt là ADMM+ - sắp tiến hành cuộc họp thường kỳ vào ngày 24/10/2017 tại Phi Luật
Tân, tổng tham mưu trưởng quân đội Phi Luật Tân vừa loan báo quyết định « nâng
cấp » trở lại các cuộc tập trận chung với Mỹ cho năm 2018, vốn đã bị Manila cắt
giảm sau khi tổng thống Duterte lên cầm quyền vào năm ngoái.
Câu
hỏi nhiều nhà quan sát đặt ra là phải chăng sau khi tuyên bố « bỏ » Mỹ để xoay
trục qua Trung cộng, tổng thống Phi Luật Tân đã lại đổi ý và quyết định đảo trục
trở lại, nhất là khi vào tháng 11 sắp tới, ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Donald
Trump khi tổng thống Hoa Kỳ đến Manila dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.
Một
cách cụ thể, các cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Phi Luật Tân trong năm 2018 sẽ có
quy mô như thế nào ? Trong bài viết trên trang mạng chuyên san Nhật Bản The
Diplomat, ngày 07/10 vừa qua, Prashanth Parameswaran, nhà báo am tường tình
hình khu vực, đã chú ý phân tích yếu tố này để tìm hiểu thêm về triển vọng hợp
tác quốc phòng Mỹ-Phi Luật Tân cho năm tới đây.
Chủ trương « chia tay với Mỹ » chỉ có tiếng mà không
có miếng
Nhận
xét đầu tiên của tác giả bài viết là các tuyên bố hung hăng của tổng thống Phi
Luật Tân về chủ trương « chia tay với Mỹ » chỉ có tiếng mà không có miếng, và
điều đó cũng áp dụng trên bình diện quốc phòng. Ban đầu quan hệ hai bên có giảm
thiểu nhưng không hề bị cắt đứt. Các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp là một ví dụ
điển hình.
Vào
tháng 11 năm ngoái, tư lệnh quân đội Phi Luật Tân lúc đó là tướng Ricardo
Visaya đã cho biết là sau những cuộc thảo luận giữa giới chức quân sự và chính
quyền của tổng thống Duterte về những ưu tiên của Phi Luật Tân, Manila đã đề
nghị giảm số lượng các cuộc giao lưu và tập trận chung với Mỹ từ 263 xuống còn
258.
Và
sau cuộc họp của cơ chế hỗn hợp Mỹ-Phi Luật Tân đặc trách hợp tác quốc phòng
song phương Mutual Defense Board-Security Engagement Board (MDB-SEB) vào tháng
11, do tướng Visaya và đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình
Dương đồng chủ tọa, thì đã có một số hoạt động bị hủy bỏ hay giảm quy mô, rõ
nét nhất là cuộc tập trận đổ bộ PHILBEX, và cuộc tập trận hải quân CARAT, cả
hai đều được tổ chức hàng năm.
Tuy
nhiên, ngay vào lúc đó, giới chức quốc phòng Mỹ và Phi Luật Tân đều cho biết mặt
dù có giảm thiểu về quy mô và số lượng, nhưng những cuộc tập trận này vẫn được
điều chỉnh để phù hợp với thực tế chính trị đã thay đổi. Vào lúc đó, ông
Duterte vừa mới lên cầm quyền, trong lúc một chính quyền mới cũng đang được chuẩn
bị ở Mỹ, thành ra các kế hoạch đều có thể thay đổi với thời gian.
Tiến trình đang đảo ngược ?
Thế
rồi trong năm 2017, một số dấu hiệu cho thấy là tiến trình được cho là giảm thiểu
quan hệ quốc phòng, không chỉ chậm lại mà lại còn đảo ngược khi sắp qua năm
2018.
Theo
tác giả bài phân tích, một số lý do nằm trong quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Phi
Luật Tân, gắn liền với một chính quyền mới ở Washington và một tân đại sứ Mỹ tại
Manila, ông Sung Kim, đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc mà chính quyền
Duterte quy kết cho chính quyền Obama.
Một
số khác liên quan đến quan hệ quốc phòng và đặc biệt là trong tình hình quân đội
Phi Luật Tân phải đương đầu với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở thành phố Marawi
phía nam, và giới lãnh đạo Phi Luật Tân, kể cả ông Duterte, đã chính thức công
nhận sự giúp đỡ cần thiết của Mỹ nhất là khi quân đội Phi Luật Tân chỉ có khả
năng giới hạn.
Nhìn
lại thì số phận các vụ tập trận không còn lu mờ như người ta tưởng trong năm
qua. Một số cuộc thao diễn bị ngưng đã không ngăn được hợp tác đi sâu hơn. Ví dụ
như cuộc tập trận CARAT đã bị hủy bỏ, nhưng lại được tiếp nối với hoạt động luyện
tập trên biển gọi là ‘Sama – Sama’bao gồm cuộc tuần tra phối hợp ở biển Sulu,
điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác đang thực hiện.
Người
ta thường nêu lên khía cạnh ‘mất mát’ liên quan đến các cuộc thao diễn, nhưng
bên cạnh đó phải thấy khía cạnh ‘gia tăng’, chẳng hạn như trường hợp cuộc tập
trận chống khủng bố Tempest Wind, được thông qua vào năm ngoái và mang tính chất
rất phức tạp, không chỉ thao diễn đơn thuần với nhiều cơ quan khác nhau, mà còn
huy động thêm các phương tiện quân sự, được thực hiện ở mức độ quốc gia, có
thêm nội dung… Cuộc tập trận đầu tiên theo mô hình đó vừa được tổ chức vào
tháng 9 vừa qua.
Trong
bối cảnh nói trên thì năm 2018 có gì mới ? Riêng về số lượng thì theo tướng Phi
Luật Tân Eduardo Ano, xu hướng chung là tăng trở lại : từ 263 vào năm 2016, số
lượng các hoạt động đã giảm xuống thành 258 vào năm 2017, và sẽ tăng lên trở lại
thành 261 trong năm tới, phản ánh đà đảo ngược so với tình trạng đi xuống đã được
thấy.
Tuy
nhiên tác giả bài phân tích cũng thận trọng, cho rằng cần phải cảnh giác trước
những khẳng định là liên minh Mỹ-Phi Luật Tân đang vươn lên trở lại từ đống tro
tàn, tương tự như những kết luận trước đây là liên minh đó đã rơi xuống vực thẳm.
Phải mất ít ra một năm mới có thể thấy rõ được những hệ quả về số lượng cũng
như chất lượng của các hoạt động hợp tác.
Hơn
nữa hai tổng thống Donald Trump và Rodrigo Duterte vẫn đang trong tiến trình
xây dựng quan hệ, và với tính khí nổi tiếng là bất thường, khó lường của cả
hai, thì rất khó mà đoán định được là liên minh Mỹ-Phi Luật Tân sẽ ra sao. Dấu
hiệu quan trọng nhất sẽ là cuộc gặp gỡ được chờ đợi nhân chuyến ghé Manila của
ông Donald Trump vào tháng tới đây.
Tổng thống Phi Luật Tân ‘xoay trục’, thân thiện với
Mỹ ?
Cũng
về xu hướng thân thiện trở lại của Phi Luật Tân đối với Mỹ, một bài viết cũng
vào thượng tuần tháng 10 trên trang mạng The Maritime Executive đã tự hỏi là « Phải chăng Phi Luật Tân đang xoay trục ngược
về phía Mỹ ? »
Tác
giả bài viết đã nêu bật sự kiện tổng thống Phi Luật Tân Duterte mới đây đã hàm
ý cho rằng ông có thể hòa giải với Mỹ, trong bối cảnh có thêm nhiều thông tin về
việc tàu Trung cộng xuất hiện ngày càng nhiều gần đảo Thị Tứ mà Phi Luật Tân kiểm
soát tại Trường Sa.
Ông
Duterte đã làm mọi người ngạc nhiên khi cho rằng ông muốn thân thiện với Mỹ, một
quan điểm hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ trước đây. Ông đã nhiều lần kêu
gọi lực lượng đặc biệt Mỹ ở Phi cuốn gói về nước, khẳng định ông không muốn tập
trận chung trên biển cũng như trên đất liền và còn mô tả Mỹ như một nước ‘tồi tệ’.
Nhưng
ông Duterte đang đổi giọng, hai tháng sau khi trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch
Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Mỹ xác định đã có 11 tàu Trung cộng xuất hiện trong
vùng biển của đảo Thị Tứ, nơi có cả trăm người Phi Luật Tân cư ngụ. Tin này đã
làm cho nhiều nước ASEAN lo ngại rằng Trung cộng tiếp tục mở rộng sự hiện diện
quân sự của mình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng
thống Phi Luật Tân đã không công khai lên tiếng phản đối việc tiếp nối các cuộc
tập trận quân sự, cho phép 900 lính Mỹ diễn tập chung với quân đội Phi Luật Tân
ở miền Bắc Phi Luật Tân.
Mặc
dù không nêu rõ là cuộc tập trận chung nhằm vào Trung cộng, nhưng đại sứ quán
Hoa Kỳ tại Manila cho biết là sự kiện đó tăng cường năng lực sẵn sàng đối phó của
Mỹ và Phi Luật Tân, tăng cường khả năng phản ứng song phương trước các cuộc khủng
hoảng trong khu vực để củng cố liên minh đã kéo dài hàng thập kỷ.
Cuộc
tập trận quân sự hỗn hợp Mỹ-Phi mở ra vào lúc có thông tin về việc tàu Trung cộng
đang sách nhiễu tàu Phi ở gần đảo Thị Tứ. Lời báo động do dân biểu Phi Luật Tân
Gary Alejano tung ra, tố cáo việc tàu Trung cộng có mặt tại đấy đã hú còi cảnh
cáo mỗi khi tàu Phi Luật Tân tiến vào vùng biển của Phi Luật Tân ở Biển Đông.
Trong
một động thái cũng mang ý nghĩa hòa giải, ở Washington, ngoại trưởng Phi Luật
Tân Alan Peter Cayetano xác nhận với thượng nghị sĩ Mỹ Cory Scott Gardner rằng
Manila muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ...
Trước
đó, Trung cộng đã cam kết viện trợ và đầu tư trị giá 24 tỷ đô la vào Phi Luật
Tân. Các chuyên gia coi đây là cách Bắc Kinh dùng để ông Duterte dịu giọng trên
vấn đề tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy
nhiên, theo giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales ở Úc, Phi Luật
Tân và các nước ASEAN không thể dựa nhiều vào viện trợ của Trung cộng, vì phần
lớn các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào Mỹ về thương mại và quốc phòng. Đối với
giáo sư Thayer, tình hình như thể là « việc
dựa vào Trung cộng đã bộc lộ những giới hạn ».
Mai
Vân (RFI)