24.05.2018

KỸ NGHỆ SẢN XUẤT VŨ KHÍ CỦA NGA SẼ RA SAO SAU HAI CUỘC OANH KÍCH Đàm Văn Tiếu

KỸ NGHỆ SẢN XUẤT VŨ KHÍ CỦA NGA SẼ RA SAO SAU HAI CUỘC OANH KÍCH
Đàm Văn Tiếu

Cuộc nội chiến Syria cứ từng hồi bừng nóng, rồi lại lặng lẽ gườm nhau từ nhiều phía của các thế lực chống và bênh cho từng phe nhóm tranh chấp, dĩ nhiên phe tổng thống Bashar al-Assad có ưu thế, nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Liên Bang Nga và Iran bằng cả vũ khí và quân đội, nhằm tái biểu hiện sức mạnh của Nga đã bị lu mờ, từ sau khi Liên Bang Sô Viết và toàn khối cộng sản đã tan rã cách nay gần 30 năm…
Đặc biệt là Nga còn muốn chọn chiến trường Syria để quảng cáo vũ khí của mình, nhưng từ hai cuộc oanh kích để trừng phạt Syria do Hoa Kỳ cùng đồng minh Anh Pháp thực hiện vào ngày 7.4.2017 và 14.4.2018, cho thấy hỏa tiễn phòng không của Nga không có khả năng giúp cho Syria chống đỡ, khi bị phi cơ và hỏa tiễn oanh kích.
Chính điều không có khả năng này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và kỹ nghệ sản xuất vũ khí của Nga…
Khi Syria tái dùng vũ khí hóa học để tấn công vào thành phố Douma hôm 7.4.2018. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liền tuyên bố là sẽ trừng phạt Syria bằng quân sự. Tổng thống Nga Vladimir Puttin Lập tức lớn tiếng hăm dọa, là sẽ đáp trả nếu Hoa Kỳ tấn công vào Syria, khiến dư luận thế giới lo ngại. Một số chính khách của Hoa Kỳ cũng vội vã khuyến cáo TT Donald Trump là chớ nên mở cuộc oanh tạc Syria...

Để tránh xung đột trực tiếp, cả hai lần trừng phạt Syria, Hoa Kỳ đều cho Nga biết trước địa điểm oanh kích để di tản, nên không thể nói là không đủ thì giờ để chuẩn bị, nhưng rồi không có phản ứng phòng không nào hữu hiệu cả.
Nhìn từ góc cạnh này người ta liên tưởng đến:
Thứ nhất. Trong quá khứ, vì Nga không đủ tiềm năng để chạy đua vũ trang, ở thời tổng thống Liên-Sô Mikhail Gorbachev và tổng thốnh Mỹ Ronald Reagan, nên đã khiến cho Liên Bang Sô Viết kiệt quệ rồi tan rã…
Thứ hai: Đến nay Nga vẫn quảng bá mình là cường quốc hàng đầu thế giới về quân sự và vũ khí của Nga cũng là số một và đang đứng hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ, về sản xất và bán vũ khí ra khắp thế giới.
Đặc biệt là các loại hỏa tiễn phòng thủ của Nga, đang được nhiều quốc gia trên thế giới  mua nhiều nhất, vì tin lời Nga quảng cáo về tiềm năng siêu đẳng của nó.
Mới đây trong bài diễn văn với quốc dân hôm 1.3.2018, TT Vladimir Putin khoe là Nga đang phát triển loại hỏa tiễn “vô địch“ có tốc độ siêu thanh và tránh được mọi hệ thống phòng không.

Hai loại hỏa tiễn phòng không của Nga hiện được các quốc gia trên thế giới đặt mua nhều nhất, là SAM S-300 và S-400:
S-300
Mỗi đơn vị S-300 gồm 6 bệ phóng lưu động mang tổng cộng 24 hỏa tiễn và một xe chỉ huy có thiết bị radar kiểm soát tầm xa, để hướng dẫn cho hỏa tiễn đánh chặn mọi hỏa tiễn và phi cơ của địch.
Hỏa tiễn phòng không S-300 của Nga có khả năng bắn hạ mọi hỏa tiễn và phi cơ địch trong khoảng cách từ 5 cây số đến 150 cây số, ở độ cao từ 27 đến 30 cây số.
Trong lúc đang di chuyển, S-300 chỉ cần 5 phút để chuẩn bị, là đã có thể khai hỏa để đánh chặn các hỏa tiễn và máy bay địch.
Một đơn vị S-300 của Nga có trị giá khoảng 120 triệu đôla Mỹ.
S-400
Mỗi đơn vị S-400 gồm 8 bệ phóng lưu động, mang tổng cộng 112 hỏa tiễn và một xe chỉ huy có thiết bị radar kiểm soát tầm xa, để hướng dẫn cho hỏa tiễn đánh chặn nhiều hỏa
tiễn và phi cơ địch một lượt.
Hỏa tiễn phòng không S-400 được xem là tối tân nhất của Nga, nó có khả năng bắn hạ mọi hỏa tiễn và phi cơ địch ở tầm xa tới 400 cây số và ở độ cao từ 5 mét đến 30 cây số.
Trong lúc đang di chuyển, đơn vị S-400 chỉ cần 5 đến 10 phút để chuẩn bị là có thể khai hỏa, đánh chặn một lượt mấy chục hỏa tiễn và máy bay địch.
Một đơn vị S-400 của Nga có trị giá khoảng 400 triệu đôla Mỹ.

Hiện có trên 70 quốc gia trên thế giới đang mua vũ khí của nga, trong đó có cả Việt Nam và Trung Cộng.
Những cuộc mua bán hỏa tiễn phòng không gây chú ý nhất là:
- Vào tháng 10 năm 2015 Trung Cộng mua 4 đơn vị SAM S-400 của Nga với trị giá trên 1 tỷ đôla Mỹ.
- Trước đó vài tháng tức vào tháng 8 năm 2015 Iran đã mua 4 đơn vị SAM S-300 của Nga trị giá 900 triệu đôla Mỹ…

- Và trớ trêu nhất, một thành viên của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, cũng định chi ra 3,4 tỷ đôla Mỹ, để mua hỏa tiễn S-400 của Nga.

Hỏa tiễn phòng không S-300 của Nga


Các nước được Nga cung cấp hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400, đều tin là họ có thể đánh chặn được mọi phi cơ và hỏa tiễn của địch. Rồi từ đó tỏ thái độ khiêu khích, hay ngang ngược vượt qua lằn ranh, mà LHQ ngăn cấm về việc xử dụng vũ khí hóa học hay chế tạo bom nguyên tử.
Cụ thể nhất là TT Bashar al-Assad của Syria đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, để giết hại các thường dân Syria của mình, như:
- Hôm 21.8.2013 đã ném bom hóa học vào TP Goutha, giết chết 1429 người gồm 426 trẻ em và khiến gần 4000 người bị thương…

           TP Goutha bị tấn công và xác các nạn nhân ở Goutha

Sự việc ở Goutha đã được Quốc-tế xác nhận TT Mỹ Barack Obama cho rằng Syria đã vượt qua lằn ranh đỏ và dọa trừng phạt bằng quân sự, nhưng sau không dám thực hiện, vì có Nga đứng sau lưng, khiến TT Bashar al-Assad được thể hung hăng hơn…

Trong năm 2013 Nga đã cung cấp cho Syria nhiều đơn vị phòng không S-300 và ở những căn cứ quân đội Nga trú đóng trên đất Syria, cũng được thiết kế nhiều đơn vị hỏa tiễn phòng không S-400.

Đơn vị phòng không S-400 của quân đội Nga đồn trú tại Syria

Khiến Hoa Kỳ và quân đội Đồng Minh phải tránh bay ở một số khu vực trên không phận Syria, để đề phòng những rủi ro không cần thiết có thể xẩy ra.


Nạn nhân ở Khan Sheikhoun

- Hôm 4.4.2017 TT Bashar al-Assad lại dùng vũ khí hóa học để tấn công vào Khan Sheikhoun ở phía bắc Syria, khiến cho gần 100 người chết và gần 500 người bị thương.
Nga vẫn dùng quyền phủ quyết ở HĐ Bảo An Liên Hiệp Quốc để hậu thuẫn Assad.
Nhưng hôm 7,4,2017 trong lúc đang tiếp
ông Tập Cận Bình ở trang trại riêng Mar-a-Lago, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk, phá hủy căn cứ không quân al-Shayrat, nơi xuất phát cuộc oanh kích Khan Sheikhoun, để trừng phạt Syria, dằn mặt các thế lực hậu thuẫn cho tội ác chống lại nhân loại, đặc biệt để nhắn nhủ Bắc Hàn và Trung Cộng…

- Thế rồi vẫn ỷ vào thế lực của Nga và Iran hậu thuẫn, chính quyền Sirya không chịu yên và vào ngày 7.4.2018 TT Bashar al-Assad lại dùng vũ khí hóa học, tấn công vào TP Douma ở gần thủ đô Damascus, giết 70 người và làm cả ngàn người bị thương.
Hội Đồng Bảo An LHQ họp khẩn, Nga lại dùng quyền phủ quyết đế che chở Syria, với lời lẽ hăm dọa nếu Mỹ tấn công Syria… 


Nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học
tại Douma, gần thủ đô Damascus, Syria

Bất chấp những lời thách thức của TT Nga Vladimir Puttin, TT Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố là sẽ trừng phạt Syria bằng quân sự, lời tuyên bố này, khiến người ta e ngại là nó có thể dẫn đến việc mở rộng chiến tranh, nếu Nga và Syria đánh trả, ít nhất bằng hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400, mà rất có thể sẽ gây thiệt hại về nhân sự, chiến hạm hay phi cơ của Hoa Kỳ và Đồng Minh.

Thế nhưng tiềm năng của hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400 kể trên, chỉ là những gì Nga thổi phồng lên để chào hàng… 
Vì khi Hoa Kỳ cùng hai đồng minh Anh-Pháp, vào ngày 14.4.2018 đã dùng 105 hỏa tiễn, để phá hủy các trung tâm nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học, ở ba địa điểm tại Homs và thủ đô Damascus, Syria.
Các đơn vị phòng không S-300 và S-400 cùa Nga và Syria đều bất động, không có bất cứ việc chống đỡ nào hữu hiệu. Tất cả các hỏa tiễn của Hoa Kỳ và Đồng Minh đều đánh trúng các mục tiêu, rất chính xác, không có hỏa tiễn nào bị bắm hạ, hay là bắn trệch mục
tiêu để gây ra thiệt hại về dân sự.
Người ta kiểm chứng được là chỉ có 2 hỏa tiễn SAM được Syria chậm trễ phóng lên và chẳng có tác dụng phòng không nào cả.


Một địa điểm đổ nát ở Damascus do trận tấn công
của Mỹ và hai đồng minh Anh-Pháp hôm 14.4.2018

Hoa Kỳ cùng đồng minh Anh-Pháp không có thiệt hại nào về nhân sự và chiến cụ, còn
Syria thì bị tổn thất khá nặng về vật chất.
Nhưng nó vẫn không đáng kể so với việc Nga bị thiệt hại về danh dự và bị ảnh hưởng đến nguồn lợi lớn, thu từ trên 70 quốc gia khách hàng, đang mua vũ khí của Nga.
Vì sau hai cuộc oanh kích của Hoa Kỳ và đồng minh Anh-Pháp vào Syria, chắc chắn các khách hàng của Nga sẽ nghi ngờ về tiềm năng vũ khí của Nga, nhất là đối với hai hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400.
Từ đó sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất vũ khí với trên 3 triệu công nhân, khiến sẽ thất thu hàng chục tỷ đôla bán vũ khí hàng năm.

Từ nay tiếng nói và sức mạnh của Nga chắc chắn bị coi thường trên diễn đàn quốc tế, rồi với bản tánh cường điệu cố hữu, tự ái của Nga có thể sẽ nổi dậy và nếu không tự chế được, thì liệu nhân loại này có thể lại rơi vào thảm họa chiến tranh, với sự đối đầu giữ các cường quốc nguyên tử Nga-Mỹ và các Đồng Minh hay chăng.
Xin thưa, vũ khí nguyên tử nó chỉ là con ngáo ộp để hù dọa, chẳng có cường quốc nào dám đụng tới để mà cùng bị hủy diệt.
Chưa nói về tiềm năng kinh tế và quân sự của Nga hiện nay, tất chẳng có gì sẽ xảy ra, nó sẽ êm suôi hệt như sự im tiếng đến tội nghiêp, so với những gì Nga từng lớn lối, trước khi Hoa Kỳ và Đồng Minh Anh-Pháp oanh tạc vào Syria vừa qua.
Đàm văn Tiếu – 1.5.2018