05.06.2018

Cho thuê đất 99 năm: Đại họa cho muôn đời con cháu!

Cho thuê đất 99 năm: Đại họa cho muôn đời con cháu!




Vừa qua, xem VTV tường thuật các vị ĐBQH bảo vệ ý kiến cho người nước ngoài thuê đất 99 năm ở các đặc khu mà lòng tê tái.
1. SO SÁNH VỚI AI VÀ AI CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM?
Chúng ta tự ca ngợi mình ưu việt, tươi đẹp. Vậy mà khi so sánh lại toàn viện dẫn thí dụ ở các nước chậm phát triển. Không chịu nhìn đến các nước văn minh làm tấm gương mà vươn lên.
Ai cho thuê đất 99 năm? Là Malaysia, Là Thái Lan … là các nước thuộc khu vực kém phát triển. Không có nước châu Âu châu Mỹ văn minh nào cho thuê đất 99 năm.
2. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VƯỢT TRỘI?
Một số vị ĐBQH gào lên ưu đãi vượt trội. Chúng ta tươi đẹp mà! Chúng ta cần cù giỏi giang mà! Các vị sáng suốt mà! Sao mình phải hạ thấp thân phận mà ưu đãi vượt trội cho họ? Sao họ không chịu ưu đãi vượt trội cho mình?
Nếu nói đến vượt trội thì 99 năm cũng chỉ là bằng, chưa vượt trội. Sao các vị không cho thuê hẳn lên 199 năm? 499 năm?… 999 năm?


Các đặc khu kinh tế Việt nam đều nằm ở vị trí địa chiến lược 
chính trị và quân sự hiểm yếu. Một khi đã rơi vào tay Tàu Cộng thì liệu có đòi lại được?3. AI ĐƯỢC LỢI KHI CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM?
Chỉ những kẻ đầu cơ đất, đầu cơ dự án để chuyển nhượng là hưởng lợi nhiều nhất.
Đối với những hãng công nghệ lớn, thời hạn thuê đất 99 năm không phải là yêu cầu ưu tiên vượt trội.
4. VIỆT NAM CÓ THÀNH “HỔ” THÀNH “RỒNG” KHI CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM?
Không.
Sumsung đầu tư ở Việt Nam bao lâu rồi mà Việt Nam có học chế tạo được con chip nào không? Hay chỉ gia công vỏ và ốc vít?
Thế mà có vị ĐBQH ngủ mơ, kỳ vọng nhờ đặc khu mà Việt Nam có thể được như Hàn Quốc!
5. VIỆT NAM CÓ THỂ HÙNG MẠNH MÀ KHÔNG CẦN ĐẶC KHU
Đặc khu là cứu cánh của kẻ yếu, không chịu tự mình vươn lên, mà chỉ ngọi chờ vào đầu tư của người khác.
Đặc khu là biện pháp của kẻ chỉ muốn giàu nhanh nhờ dịch vụ, chủ yếu là đánh bạc, buôn bán, du lịch.
Đặc khu là biện pháp trong giai đoạn phát triển ban đầu của các nước có nền kinh tế phát triển thấp, ở thế kỷ trước.
Đặc khu cũng là biện pháp của kẻ toàn trị, vì bị cô lập nên một mặt muốn mở cánh cửa thông thương với các nước bên ngoài, một mặt lại muốn hạn chế ảnh hưởng của bên ngoài vào nội địa toàn trị. Bởi thế nên mới có ràng buộc về không gian và thời gian.
Ở nhiều nước khác, đất không rộng, người không đông, không nhiều tài nguyên, không có đặc khu, vậy mà họ vẫn giàu có, văn minh, hùng cường. Thí dụ như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.
Không ảo tưởng như điểm tựa của Archimet, chỉ cần một cơ chế Dân Chủ, thì Việt Nam tự khắc sẽ hùng cường mà không phải hạ thấp mình ưu đãi ai cả.




Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa tại Quốc hội. Ông là người đầu tiên lên tiếng phản đối việc lập Đặc khu và có cảnh báo mạnh mẽ nhất.5. ĐẠI HỌA LỚN NHẤT CỦA THUÊ ĐẤT 99 NĂM LÀ GI?
Có vị ĐBQH biện hộ rằng, sau 99 năm, đất đai, tài sản đầu tư ở đặc khu vẫn là của mình, nhà đầu tư không bưng về nhà họ được.
Nhưng các vị quên mất một đại họa là họ, và cháu chắt của họ vĩnh viễn ở lại đây được.
Một thanh niên nước ngoài 20 tuổi sang Việt Nam sinh sống ở đặc khu, lấy vợ để con. 40 tuổi anh ta có cháu. 60 tuổi anh ta có chắt. 80 tuổi anh ta có chút. 100 tuổi anh ta có chít. 119 tuổi, hết thời hạn thuê đất 99 năm, anh ta có chịt. Tổng cộng cả anh ta là 6 thế hệ!
Vân Đồn không phải ở Malaysia. Vân Đồn chỉ cách Trung Quốc không đầy 100 km.
Tất cả 3 đặc khu của Việt Nam, từ Vân Đồn đến Vân Phong qua Phú Quốc, các sòng bạc, các dự án rồi cơ bản sẽ thuộc về người Hoa. Chính phủ Việt Nam sẽ khổng thể có biện pháp nào hữu hiệu để cản trở dòng chảy này khi mở ra các đặc khu kinh tế.
Chỉ mấy năm gần đây, từ các dự án như Boxit, Formosa…, rồi khách du lịch ồ ạt vào Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang… số lượng người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống đang ở mức sợ hãi. Với việc mở cửa biên giới cho cả xe qua, thì người Trung Quốc sẽ kéo sang Việt Nam kìn kịt. Chỉ mươi năm nữa, hàng chục vạn người Trung Quốc sẽ định cư trù mật khắp Việt Nam. Nếu không kiểm soát, sau 50 năm số lượng người gốc Hoa ở Việt Nam có thể vượt qua con số một chục triệu người!
Chúng ta có thể để lại cho cháu con nhiều khó khăn, từ đói nghèo cho đến nợ chồng chất. Mọi khó khăn trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng vượt qua được. Mọi tai họa trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng sẽ loại trừ được. Riêng đại họa cấy người nhiều đời, cháu con chúng ta sẽ không bao giờ có thể loại trừ được.
Cho nên, đại đa số người dân Việt Nam phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà không cần phải nghe các vị ĐBQH hao tâm tổn lực trình bày lợi ích về đặc khu kinh tế.
Các vị ĐBQH có dám hỏi ý kiến toàn dân Việt Nam về thuê đất 99 năm không?
Các vị không dám. Vì kết quả sẽ chứng minh là các vị không đại diện cho dân.
Xin các vị ĐBQH đừng mang lại đại họa cho con cháu.
Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu

31-5-2018
Ảnh: internet
Đặc khu là khu vực đặc biệt. Những ai từng quan tâm phim Hongkong thập niên 90 sẽ thấy cách hành xử giữa chính quyền với người dân và giữa người dân với nhau khá đặc biệt.
“Nói gì phải có chứng cứ đó nha. Nếu không là tôi kiện anh/chị/ông/ bà tội vu khống đó!” Câu thoại Việt ngữ giọng nhừa nhựa này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Người dân có thể nói với nhau như vậy và nói với đại diện chính quyền như vậy.
Hongkong là đặc khu từ tô giới mà Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh đã cắt đất cho nước Anh để đổi lấy hòa bình vào 1897 và “đế quốc” Anh trả lại vào 1997. Vấn đề là cách hành xử Ăng-lê ngấm sâu nên người Hongkong đòi hỏi quyền tự trị và các nhân quyền khác mà chính quyền Trung Quốc muốn áp đặt. Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và phong trào “dù vàng” là điển hình cho khao khát tự do của Hongkong.
Có một đặc khu khác, ngay trong lòng Trung Hoa đại lục: Thâm Quyến. Đặc khu này hình thành từ câu nói của Đặng Tiểu Bình “Đừng tranh luận nữa. Hãy làm đi!”. Và có người đem dẫn chứng về số tiền 400 tỉ đô GDP mà đặc khu này mang lại để dẫn chứng về việc nên làm đặc khu. (Đây chỉ là góc nhìn cơ học không thuyết phục. Tôi sẽ viết về sự khác biệt các đặc khu trong bài khác.)
Tại Việt Nam, đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo ra đời năm 1979 và giải thể năm 1991 cho thấy Việt Nam chưa đủ cơ sở để vận hành đặc khu. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế vẫn được đưa vào Hiến pháp năm 1992 nhưng đến 26 năm sau mới được ồn ào trở lại với việc nên làm 3 đặc khu Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn bằng cách giao đất 99 năm hay không?
99 năm là gần 10% của thời gian “nghìn năm Bắc Thuộc”. 99 năm cũng là lời đề nghị sở hữu đất nếu đầu tư vào đặc khu của Trung Quốc. Nghĩa là dòng tiền chủ đạo sẽ là nhân dân tệ. Đã có cảnh báo về “đặc quyền, đặc lợi” ở các đặc khu. Đã có phân tích về việc ưu đãi làm casino ở đặc khu là không đáng. Cũng có luôn nỗi lo “nhượng địa” (bao gồm địa kinh tế lẫn địa chính trị) nếu làm đặc khu.v.v..
Tôi là một phó thường dân ham đi đây đó và thấy rằng với nội lực Việt Nam thì chỉ cần nhà nước giảm tối đa sự can thiệp vào doanh nghiệp Việt, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho nhân tài thực sự phát triển thì không cần phải có đặc khu nào cả.
Vì so với cái được về tiền sử dụng đất và thuế đặc khu thì cái mất nếu đặc khu trở thành một “tô giới mang màu sắc Trung Quốc” sẽ nguy hại hơn nhiều. Nếu nhìn từ Formosa, đến cả ông Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường muốn vào kiểm tra phải thông báo thì nguy cơ người Việt không được tự do ở đặc khu Việt nam là có thật. Dòng người di cư (từ Trung Quốc) và hệ lụy “gieo giống” với hậu quả là các đứa trẻ hai quốc tịch Việt- Trung cũng là thứ cần cảnh báo.v.v..
Nhìn Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, biên giới 1979 và nhìn Biển Đông nhiều năm nay mà không thấy dã tâm của “bạn vàng” thì hết sức khó hiểu. Ngư dân bị đưa khỏi bờ biển bởi du lịch và công nghiệp nặng có “dòng tiền Trung Quốc” đầu tư chủ đạo để gom đất chưa đủ nỗi lo hay sao mà còn giao thêm trọng địa cho kẻ chỉ muốn thôn tính mình?
Đặc khu có màu gì khi giao 99 năm thì cứ nhìn 20 năm (1407-1427), từ lúc kết thúc nhà Hậu Trần (và nhà Hồ ngắn ngủi) đến khi khởi nghĩa Lam Sơn của nhà Hậu Lê. 20 năm ấy là đỉnh cao của tủi nhục và đớn đau của Việt Nam dưới ách thống trị nhà Minh. Mọi quyền cơ bản của người dân đều bị tước đoạt không thương tiếc. Muốn có 1 ví dụ gần hơn, hãy tìm hiểu cách Chính quyền Trung Quốc ứng xử với Tây Tạng.
Đặc khu thành công mang màu sắc Việt Nam đến giờ vẫn chưa phải là suy nghĩ của các lãnh đạo? Hay màu đỏ của nhân dân tệ mới ánh lên “tin ở hoa hồng”? Tôi không biết đặc khu có màu gì nhưng với kinh nghiệm của hơn nghìn năm Bắc thuộc và nghìn năm chống xâm lăng mới thấy chỉ có màu máu đỏ mới rửa được căm hờn mất nước.
Lịch sử. Luôn có những chương nói về lòng ái quốc. Nhưng có những trang sử cũng chỉ dành riêng để nhắc tên bọn bán nước, kể cả bán nước bằng nút bấm biểu quyết. Và lịch sử của mai sau luôn bắt đầu từ hôm nay…

Đặc khu sao chỉ thấy khách sạn, casino mà không thấy trung tâm công nghệ cao, tài chính?

-
Đại biểu Dương Trung Quốc băn khoăn cho rằng việc giao đất cho nhà đầu tư lên tới 99 năm chỉ thu hút những người đầu tư bất động sản, du lịch, casino mà sẽ thiếu đi các trung tâm công nghệ cao, trung tâm tài chính.
Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được trình xin ý kiến lần 2 tại Quốc hội, và dự kiến sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 15/6.
Qua thảo luận, dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhận được nhiều ý kiến trái chiều là nội dung giao đất cho nhà đầu tư tới 99 năm (thay vì tối đa là 70 năm theo quy định hiện hành) trong trường hợp đặc biệt, do Thủ tướng quyết định.
Trả lời VTC News, đại biểu Dương Trung Quốc băn khoăn về diện mạo kinh tế ở khu vực này sẽ chỉ có nhà hàng, khách sạn, casino mà thiếu đi những nhà đầu tư công nghệ cao.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc.– Việc giao đất cho doanh nghiệp lên tới 99 năm liệu có xảy ra di dân, thưa ông?
Tôi cho rằng những lo lắng đó của đại biểu là chính đáng.
Chúng ta muốn kéo đến đây những ai? Những nhà đầu tư thật sự. Rõ ràng ta đưa ra chỉ tiêu, điều kiện kéo dài thời gian chỉ cho thấy rằng những nhà đầu tư bất dộng sản, nhà đầu cơ đất quan tâm.
Chúng ta muốn thu hút những doanh nghiệp công nghệ cao với thời đại phát triển như hiện nay thì họ không cần cái đó. Họ cần môi trường đầu tư tốt, chính sách thuế, hạ tầng, các quan hệ xã hội, giao dịch sòng phẳng, minh bạch hơn là việc được ở lâu.
Ở lâu để làm gì khi thiết bị, khoa học công nghệ có sự thay đổi lớn, họ đầu tư khắp thế giới chứ không ở đây mãi mãi. Đất không lành thì chim không đậu nữa và bay đi.
– Phải chăng chúng ta đang tư duy sai, thưa ông?
Chúng ta làm sai chuẩn. Chúng ta vẫn lấy mô hình của những đặc khu mà ta coi là thành công của 20-30 năm trước với những vấn đề ưu đãi như thời gian sử dụng đất, nhân công rẻ mạt, casino. Nhưng Casino bây giờ cũng có thể đánh trên mạng. Như vừa rồi, người ta đánh một cái đã có mấy triệu người chơi trên mạng.
Nhân công rẻ thì ta mãi mãi muốn người lao động của ta thu nhập thấp sao? Đó là tư tưởng nô lệ. Tại sao chúng ta vẫn lấy tiêu chí thành công của quá khứ thành lợi thế của tương lai?
– Liệu có cần thiết phải xây dựng cả 3 casino ở cả 3 đặc khu không, thưa ông?
Tôi cho vẫn có việc người này đang nhìn người kia, trong khi vẫn giải thích đó là lợi ích chung của quốc gia.
Chúng ta phải có sự điều phối. Nếu chỗ này nặng cái này thì nhẹ cái kia. Thế mà chúng ta vẫn đầu tư dàn trải.
Có nước nào có 3 casino không? Có bảo đảm casino thành công nếu không đi kèm những điều kiện khác. Ta luôn luôn nói 4.0 nhưng tư duy vẫn chỉ là 1.0, 2.0.
– Nhiều đại biểu lo lắng khi các đặc khu ra đời thì chỉ thấy kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, casino mà thiếu hẳn đi các trung tâm tài chính, công nghệ cao, thưa ông?
Rõ ràng như hiện nay thì chắc chắn là như thế. Liệu những nhà đầu tư ở thung lũng Silicon có cần những thứ ồn ào như thế không? Đó là vấn đề của sự lựa chọn.
Đấy là tôi còn chưa nói đến việc chúng ta luôn luôn phải tư duy trên địa – chính trị của nước ta. 3 địa điểm là 3 mặt tiền án ngữ của đất nước đối với Biển Đông. Đó là vấn đề quan trọng nhất.
Tôi xem truyền hình tuyên truyền ủng hộ cho dự án này bằng những con số rất cụ thể nhưng đấy chỉ là dự đoán thôi. Nhưng cộng tất cả những lợi ích đó tôi cho là con số rất nhỏ với túi tiền của thiên hạ.
Người ta sẽ tung tiền để mua. Tôi rất muốn các đại biểu của các tỉnh có đặc khu như Quảng Ninh, Khánh Hoà… nói xem bao nhiêu nhà cửa người Trung Quốc mua rồi. Tệ hại ở chỗ chính người Việt Nam tiếp tay cho họ lách luật.
Giờ luật thoải mái như thế thì có thể chúng ta sẽ thu được số tiền rất nhanh để lại di hoạ rất lớn.
Có đại biểu nói rằng chúng ta vẫn sẽ có quản lý, có chủ quyền nhưng  thử thấy câu chuyện Formosa thấy hậu quả rất lớn. Chưa kể sức ép chính trị. Chúng ta có muốn để hậu hoạ cho con cháu không? Sao không chấp nhận một mức độ nào đó thôi. Đừng mang kiểu đường mật ra dụ vì đường mật ấy chỉ thu hút được ruồi nhặng thôi đâu thu hút được những gì tốt đẹp.
– Rõ ràng ông có sự lo lắng việc di dân sẽ xảy ra nếu các nội dung trong Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vẫn dễ dàng như vậy?
Hiện điều đó đang diễn ra. Cứ lấy số lượng triệu du khách nhưng chất lượng ra sao. Cứ đến Khánh Hoà mà xem, người Trung Quốc vào thì người phương Tây họ đi vì có sự đụng độ về mặt văn hoá. Đó là chưa kể về vấn đề an ninh. Chúng ta cũng không trách được họ, chúng ta phải tự trách mình chứ.
– Con số 70 năm cũng có nhiều người quan ngại việc di dân chứ không phải đến hơn 90 năm, thưa ông?
Những người làm ăn đứng đắn không đòi hỏi thời gian ở lại quá dài. Nếu làm tốt chỉ cần chính sách đúng. Khi nào họ cần tiếp tục thì mới cho tiếp tục để họ đầu tư đúng nhu cầu. Một nhà kinh tế họ sẽ luôn biết cách tính toán. Không dại gì bỏ ra số tiền thuê 99 năm trong  khi họ chỉ cần đầu tư 10-15 năm. Nếu ai nghĩ 99 năm thu hút được nhiều thì là tư duy xưa cũ rồi.
Tuy nhiên 99 năm là về mặt lý thuyết thôi, trừ những người có ý đồ. Nhưng 70 năm chúng ta vẫn phải cảnh giác.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)
Philippines quy định thời hạn giao đất 50-70 năm và xem xét gia hạn một lần khoảng 1/2 thời hạn cho thuê ban đầu. Ví dụ, cho thuê đất 50 năm thì gia hạn một lần không quá 25 năm. Trong thời gian cho thuê đầu tiên, họ sẽ đánh giá xem dự án đó có hiệu quả hay không rồi mới gia hạn tiếp. Như thế sẽ bảo đảm thời hạn thuê dài, có yếu tố cạnh tranh.
Vì sao chúng ta không quy định thời hạn cho thuê đất, giao đất là 70 năm và cho phép gia hạn một lần tối đa không quá 20-30 năm. Hết 70 năm, đánh giá lại dự án đó có thực sự hiệu quả hay không, có tính lan tỏa hay không, bảo đảm môi trường hay không? Lúc đó, Thủ tướng rất dễ quyết định.
Nếu giao đất tới 99 năm cho những trường hợp đặc biệt và quyền quyết định thuộc về Thủ tướng tức là “làm khổ Thủ tướng”. Đó là chưa kể đến quy định như thế nào là “trường hợp đặc biệt” cũng không rõ; từ đó có thể dẫn đến việc nhà đầu tư “chạy qua bộ này, bộ kia để chứng minh mình thuộc trường hợp đặc biệt”.
Vấn đề là chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ an ninh tài chính, an ninh quốc gia, quốc phòng; cần rất thận trọng trong xem xét cấp giấy phép.
Minh chứng qua 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, chúng ta đã thu hút trên 332 tỉ USD và giải ngân 178 tỉ USD. Hiện nay, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư. Họ tới vì nhiều lý do: thể chế chính trị ổn định, nền tảng kinh tế vĩ mô và tiềm năng phát triển kinh tế.
Vì thế, không nên tập trung quá nhiều ưu đãi, mà hoàn thiện thể chế, môi trường thuận lợi… mới là điểm quan trọng, then chốt. Chúng ta đầu tư “không”, cuối cùng không thu thuế, lại cho thuê đất dài hạn thì lấy đâu ra nguồn thu.