Hoàng Sa: Nuôi chí vững bền
- Đỗ Đăng Liêu
- https://viettan.org/hoang-sa-nuoi-chi-vung-ben/
- Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước
năm 1975. Ảnh tư liệu (internet).
Ngày 19/1/2019 đánh dấu
45 năm, ngày Trung Cộng xâm lăng và chiếm trọn Quần Đảo Hoàng Sa trong một cuộc
hải chiến với lực lượng Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19/1/1974.
Khi cuộc hải chiến xảy
ra, cá nhân người viết đang là một sinh viên du học tại
Pháp và là thành viên
trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris (THSV Paris). Vào lúc đó,
tập thể THSV tại Paris quy tụ những sinh viên và cựu sinh viên Việt Nam ra đi từ
miền Nam đươc coi là lực lượng mạnh nhất của khối người Việt Quốc Gia tại hải
ngoại, có lập trường quyết liệt bảo vệ chính nghiã của Việt Nam Cộng Hoà đối đầu
với thành phần thiên cộng. Vì thế, khi nghe tin Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng,
THSV Paris đã lập tức tổ chức một cuộc biểu tình trước Toà Đại Sứ Trung Cộng tại
Paris để cực lực phản đối.
Ảnh biểu tình trước
Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Paris 1974
Kể từ ngày đó, và chỉ
hơn một năm sau, với sự sụp đổ toàn diện của Việt Nam Cộng Hoà vào ngày
30/4/1975, những người thanh niên thời đó mang theo trong lòng vết thương mất đất,
và với năm tháng trôi qua, nguy cơ mất nước ngày một lớn và kề cận hơn.
45 năm trôi qua, đất
nước dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, không những Hoàng Sa đã
không lấy lại được mà còn mất một số đảo ở Trường Sa vào năm 1988 và những mất
mát khác như: đất ở biên giới phiá Bắc, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, đặc khu Vân
Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc… vào tay Trung Cộng.
Làm sao lấy lại được
Hoàng Sa và những gì đã mất khi đất nước đang lãnh đạo bởi những con người đốn
mạt như Phó Thủ Tướng Cộng Sản Vũ Đức Đam từng phát biểu rằng: “Đời tôi và các bạn chưa đòi được
Hoàng Sa thì đời con cháu sẽ làm được”?
Dân tộc Việt Nam
không bao giờ chấp nhận lề lối lãnh đạo như vậy!
Vì thế, vấn nạn của
dân tộc và đất nước kéo dài hàng chục năm qua là do những con người đốn mạt như
Vũ Đức Đam hoặc thậm chí còn tệ hại hơn nữa. Chẳng hạn như tên Tiến sĩ Cộng Sản
Vũ Minh Giang đã có một câu nói thuộc loại di xú vạn niên là “Đào mộ tổ tiên của tôi thì được,
nhưng giật đổ tượng Lê-nin là thiếu văn hoá”.
Là con cháu của Vua
Lê Thánh Tông, người đã từng nói: “Một
thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?… Nếu người nào dám
đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di“,
chúng ta quyết tâm không để mất một tấc đất vào tay giặc, và những gì Đảng CSVN
đã bán cho giặc chúng ta nhất quyết phải giành lại cho bằng được.
Trong nỗ lực đó,
chúng ta có hai quyết tâm phải làm:
Thứ nhất là phải làm sao
nhanh chóng chấm dứt ngay bộ máy cầm quyền độc tài, độc đảng của CSVN để ngăn
chận âm mưu bán nước của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, hầu mở ra một kỷ nguyên mới:
giữ nước và dựng nước.
Thứ nhì là dốc toàn lực vận
động mọi người kiên trì với quyết tâm lấy lại Hoàng Sa và tất cả những gì đã mất.
Song song với nỗ lực
chấm dứt chế độ CSVN mà nhiều đồng bào của chúng ta đã, đang và vẫn tiếp tục
kiên trì theo đuổi bất chấp gian khổ, tù tội, thậm chí hy sinh cả tính mạng
chúng ta phải sửa soạn cho chính mình và cho mọi tầng lớn thanh niên các thế hệ
tiếp nối.
Mọi quốc gia – dù lớn
hay nhỏ – đều có một lực lượng quốc phòng hùng mạnh để bảo vệ lãnh thổ; nhưng
vào thời đại bang giao thế giới ngày hôm nay và thời gian sắp tới, việc lấy lại
Hoàng Sa bằng quân sự rõ ràng không phải là điều thực tế đối với Việt Nam. Thật
vậy, sức mạnh để giành lại những gì đã mất chính là tinh thần đại đoàn kết dân
tộc. Chính sức mạnh này cùng với những chứng cớ vững chắc về chủ quyền của Việt
Nam, giúp chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới và nhất là đánh bại các lập
luận xảo trá của tập đoàn Phương Bắc. Đây là công việc mà những người thanh
niên nam nữ Việt Nam có ý thức cần phải lưu tâm và kiên trì thực hiện.
Không những thế, một
nước Việt Nam hậu cộng sản cần phải là một quốc gia cường thịnh về kinh tế, là
đối tác quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới thì mới mong những chứng
cứ không thể tranh cãi của chúng ta được thế giới quan tâm.
Người Tây Phương có
câu nói “Where there is a
will, there is a way”. Người Việt chúng ta thì nói là “Có chí thì nên”, cũng
cùng một nghiã.
Nếu người dân Việt
Nam không còn nuôi chí lấy lại Hoàng Sa thì sẽ chẳng bao giờ nghĩ ra cách lấy lại
Hoàng Sa.
Đánh dấu 45 năm ngày
mất Hoàng Sa, năm nay, mọi người trong chúng ta, dù ở bất cứ cương vị nào hãy
nuôi chí Lê Thánh Tông và luôn nhắc nhở nhau tâm nguyện lấy lại
Hoàng Sa về cho đất nước. Khi có thật nhiều những con dân nuôi ý chí như vậy,
nhất là chúng ta – con cháu của những tổ tiên anh hùng – không chóng thì chầy,
Hoàng Sa sẽ trở về lại đất mẹ trong một tương lai không xa.