03.04.2019

Chuyện con cua-Nguyên Thạch

Chuyện con cua


Trên cõi đời này thấy nhiều cái nghĩ cũng lạ, có nhiều thứ ít nguy hiểm nhưng người ta lại sợ, chẳng hạn như sợ nắng, sợ mưa, sợ ma, sợ quỉ...và sợ đỉa đeo, cua kẹp...Còn những thứ độc hại chết người, chết cả xóm làng huyện tỉnh, chết cả dân tộc thì số đông người cứ xem như bởn!. Trong cuộc sống, không ít người chỉ tiếc khi mất một đồng nhưng tổn hại một vạn thì lại không lường đến.


*

Nhân tháng Tư Đen (Black April), đây là câu chuyện "người thật, việc thật". Chuyện xảy ra nơi siêu thị ở một thành phố thuộc Canada. Mời bạn đọc cùng các còm sĩ nghe qua mẩu đối thoại:

- Chú ơi, mấy con cua này to quá, trông thật hấp dẫn. Vậy có ngon không chú?

- Ủa, có lẽ 2 cháu ở đây chắc không lâu nên chưa biết cua này (Dungeness crab) chứ gì?

- Dạ chúng cháu (giọng Bắc) là "du học sinh" ở VN mới đến chỉ vài tháng. Hôm nay thấy tận mắt loại cua này nên muốn mua ăn thử cho biết.

Một thoáng nghĩ nhanh theo lối thông thường, mấy đứa học sinh thì chắc là nghèo, nên Hai Say có ý bán một, tặng một, một chút nhỏ nhoi gọi là "giúp" cho vui.

- Ừ, cũng nên thử. Vậy 2 đứa mua mấy con?

- Dạ, chỉ 1 con thôi chú.

- Hồ cua mà cháu tính mua này là loại cua chỉ có 1 càn và nhỏ hơn hồ ở trên, có đủ 2 càn và lớn hơn mà thịt cũng ngon hơn, nhưng giá thì gấp đôi 2 cháu ạ.

- Dạ, cháu chỉ có tiền mua 1 con thôi, à mà loại lớn thì bao nhiêu hả chú?

- Loại to khoảng 55 đô 1 con, loại 1 càn khoảng chừng 28 đô. Nghĩa là một con kia bằng hai con này về giá tiền.

Thấy 2 đứa chần chừ, tôi nhanh nhẩu như ý nghĩ ban đầu:

- Thôi thì thế này, chú bán cho 2 cháu 1 con cua to cành và chỉ tính tiền cho 1 con cua nhỏ nhé.

- Ô hay quá, vui quá, chú đẹp trai bán hàng có duyên quá...

- Nhưng 2 cháu cứ tự ý tha hồ mà chọn con lớn nào ưng ý nhất, chọn đi.

- Không, chúng cháu sợ nó kẹp.

- Kẹp cắn thế nào được khi 2 càn nó bị dây thun bó chặt. Đây chú hôn nó thử cho các cháu xem (vừa nói, tôi vừa đưa con cua lên hôn). Nhưng giả dụ nó có kẹp thì cùng lắm là đứt tay chảy máu chút thôi chứ có chết đâu mà sợ.

- Dù đứt tay nhưng chúng cháu cũng rất hãi.

- Vậy có những thứ nó kềm kẹp chúng cháu cả đời thì các cháu có hãi không?

- Nghĩa là thế nào hả chú?

- Nghĩa là gia đình, bà con, bạn bè của các cháu còn đang ở Việt Nam bị cái thứ đảng "cua" độc tài toàn trị chúng kềm kẹp, cướp giật, gây tang thương, chết chóc cho cả một dân tộc thì các cháu và khối người ấy có hãi, có lo sợ cho tương lai không?

- Dạ, dạ...cái đó thì chúng cháu không biết.

Trên cõi đời này thấy nhiều cái nghĩ cũng lạ, có nhiều thứ ít nguy hiểm nhưng người ta lại sợ, chẳng hạn như sợ nắng, sợ mưa, sợ ma, sợ quỉ...và sợ đỉa đeo, cua kẹp...Còn những thứ độc hại chết người, chết cả xóm làng huyện tỉnh, chết cả dân tộc thì số đông người cứ xem như bởn!. Trong cuộc sống, không ít người chỉ tiếc khi mất một đồng nhưng tổn hại một vạn thì lại không lường đến.

Cuộc đời dưới một cơ chế độc tài toàn trị, phần đông người dân Việt Nam chỉ cố gắng níu kéo những thứ với giá trị nhỏ nhoi để duy trì cuộc sống trong lây lất tạm bợ mà không chú tâm đến những mục tiêu cao cả và bền vững hơn bội phần.

Xã hội miền Bắc kể từ khi Hồ Chí Minh và đảng cộng sản lên CƯỚP chính quyền, dân chúng nơi đây chỉ biết xem trọng tem phiếu vài lạng thịt, vài cân đường, đôi mét vải hơn là sự Tự Do như bên kia vĩ tuyến 17, dòng sông Bến Hải, phần một nửa đất nước, nơi mà Tự Do, Nhân Bản và Phồn Thịnh...Có Hòn Ngọc Viễn Đông, có ruộng đất phì nhiêu, cò bay thẳng cánh...Nơi mà người dân Nam Bộ muốn ăn cá lóc nướng trui cùng vài ly rượu nếp than thì chỉ cần ra sông rạch gần nhà mà thả một mẻ lưới. Nơi mà bất cứ ai cũng có thể mua được vịt quay, heo quay bất cứ lúc nào chứ không như miền Bắc, muốn ăn con gà, phải đợi đến nửa đêm khuya bóp miệng vặn cổ để tránh tiếng gà qué đến tai vách mạch rừng. Chỉ là gà vịt thôi mà còn lén lút như vậy, chứ nói chi đến heo bò. Giết ngựa, giết trâu thì bố bảo cũng chẳng dám vì trâu ngựa là của hợp tác xã, thuộc chủ quyền của nhà nước, đứa nào cả gan dám đụng đến nhà nước là bóc lịch dài dài với tội danh là "phá hoại tài sản của quốc dân". Hai Say tui nghe nói trước đây ở miền Bắc XHCN (Xuống Hố Cả Nút), cái con c...gì cũng quí, cứt mà cũng còn quí nữa là, chẳng biết có đúng không? Vụ này chắc Hai Say phải chịu khó đi tìm "Nợ cứt" của ông tác giả Phạm Thế Việt (*) mà đọc mới thấu rõ ngọn ngành. Bởi vậy, thật trớ trêu đến độ mà tưởng tượng cũng không ra:

Một năm hai thước vải thô,
Nếu đem may áo, cụ Hồ ló ra.
Che vú thì hở lá đa,
Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ.


Thảo nào những ngày của chiến dịch "Đại thắng mùa Xuân", tui thấy tận mắt khối anh "bộ đội" trên những chiếc công sa thuộc đoàn quân "Tiến về Sài Gòn" để thực hiện chủ trương C của trung ương đảng, cùng 4V đã đeo khẩu trang bằng...băng vệ sinh!.

Từ dạo ấy, 30 tháng Tư, "ngày mất nước", nếu nói theo kiểu của dân Việt Nam Cộng Hòa, còn theo "ngôn ngữ thời thượng" mà cả nước thường dùng thì là "ngày miền Nam bị "phỏng d..."

Thật vậy, "Một chế độ man rợ tàn bạo đã chiến thắng nhân bản văn minh" (Dương Thu Hương), bao nhiêu đoàn xe quân sa đã ngày đêm chuyển vũ khí, súng đạn, hỏa tiển...những thứ giết người vô Nam và chất đầy những hàng hóa vật dụng phục vụ đời sống trên những chuyến xe trở về lại miền Bắc. ĐCSVN đại thành công? Vâng, họ đã thành công lớn trong những chính sách "Biến miền Nam ngang hàng với miền Bắc" là nghèo đói và ngu dốt. Còn nói theo ngôn từ và cảm nhận của cố "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện là:

"vì ấu trĩ, thờ ơ, ngu tối, 
 vì muốn an thân, sợ tốn máu xương 
cả nước đã thu về một mối 
một mối hận thù, một mối đau thương." 

Quả như nhận định của một con người mà cả đời chỉ đấu tranh, ông đã nói không sai rằng cái kết của "thống nhất" qui về một mối, để biến cuộc sống đầy hận thù, đầy đau thương khi "Mật Nghị Thành Đô 1990" đã ký kết giữa đảng đám chư hầu với thiên triều Tàu cộng nhằm biến Việt Nam trở nên một thứ dân nô lệ.

Vì Ấu Trĩ


Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quy về một mối
Một mối hận thù, một mối đau thương!
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả!
Lịch sử sang trang, phủ phàng, tai họa
Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà?
Đau đớn này không chỉ riêng ta
Mà tất cả!
Cả  những kẻ đã nằm trong mả
Và những bào thai trong bụng mẹ chót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã đẩy chúng sa xuống hầm tai vạ
Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả
Mấy ai người đem hết tâm can?
Trước hung thù hung hiểm gian ngoan
Biết bao kẻ mơ hồ mong hưởng lạc!
Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác
Đến bao giờ lấy lại được giang san
Chế độ này trâu ngựa sống không an
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn?
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!

NCT, 1975


Con cua biển nó kẹp, cùng lắm là đứt tay chảy máu nhưng cơ chế cộng sản nó kẹp thì chẳng những máu đổ đầu rơi từ chết cho đến chết. Thế mà người ta, nhất là đối với giới con gái, chúng thường sợ cua kẹp hơn sợ cộng sản kềm. Con cua và cộng sản, cả hai đều hung hăng ngang ngược, cả hai thứ đều có bản tính là kẹp, thứ thì kẹp chỉ chảy máu, thứ thì kẹp chết cả đoàn người, cả thế hệ từ đời này sang đời khác. Con cua biển nó hăng khi bị đụng chạm nhưng không dữ, còn cộng sản thì chẳng những ngang nhiên hung mà lại còn rất tàn bạo. Cả hai đều ngang ngược. Bởi thế các cụ nhà ta thường ví "ngang như cua" cho những thứ gì vô cùng nghịch lý không thể chấp nhận được. 

Trên đời có nhiều thứ đáng sợ lại không sợ!. Cộng sản có thể ví như loài "cua" ăn thịt đồng loại (cannibal) để sinh tồn, không biết con người có hãi loại cannibal này chăng, hay cố tình lờ đi?


Nguyên Thạch
-------------------
Ghi chú: (*)  4589 - Nợ cứt