10.05.2019

CUỘC BIỂU TÌNH TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN DO LIÊN HỘI NVTN ĐỨC QUỐC TỔ CHỨC TẠI FRANKFURT 27.04.2019

CUỘC BIỂU TÌNH TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN DO LIÊN HỘI NVTN ĐỨC QUỐC TỔ CHỨC TẠI FRANKFURT 27.04.2019
Tư liệu : Lê Trung Ưng
Nguyễn Khắc Giang
Nguyễn Quý Cường
Minh Hoài
Thành Phan


Ghi chú : Tất cả những thành viên CĐNVTD-MB tham gia cuộc biểu tình này đều mang tính cá nhân. Vì vấn đề pháp lý CĐ vẫn đang chờ Tòa quyết định, đồng thời không cá nhân nào được đề cử đại diện cùng tổ chức hay đại diện CĐNVTD-MB tham gia. Tất cả những gi ngoài ý nghĩa này đều là tiếm danh và ngoan cố bất tuân pháp luật.

những thành viên CĐNVTD-MB  và Hội Cao Niên tham gia biểu tình
những thành viên CĐNVTD-MB  và Hội Cao Niên tham gia biểu tình
những thành viên CĐNVTD-MB  và Hội Cao Niên tham gia biểu tình
những thành viên CĐNVTD-MB  và Hội Cao Niên tham gia biểu tình

Chủ Tịch LHNVTN tại Đức -Bs. Mỹ Lâm phát biểu


Phó Chủ Tịch LHNVTN tại Đức -Ông Nguyễn Văn Rị phát biểu

Từ bên phải qua: Mục sư Nguyễn Chí Mỹ, Mục sư Uwe Saßnowski và Bs. Mỹ Lâm
Linh Mục Đinh Xuân Minh


Họa sĩ Lê Đức Lập trao tặng bức tranh cho Mục sư chánh xứ ông Saßnowski.

Sau cùng là phần văn nghệ đấu tranh 

Đại diện chính phủ Đức qua ông Prof. Dr. Günther Krings, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ đã gửi văn thư chào mừng cũng như bà Karin Müller, Phó chủ tịch Quốc Hội tiểu bang Hessen; ông Volker Bouffier, Thủ hiến tiểu bang Hessen và ông Peter Feldmann, Tổng đô trưởng thành phố Frankfurt 
Lời chào mừng của thủ hiến tiểu bang Hessen Volker Bouffier
Buổi lễ Tri Ân của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc „ 40 năm Cứu Giúp, Che Chở và cho Quê Hương“
Kính thưa quý vị,
nhiều người ở tiểu bang Hessen biết rằng, thế nào là phải rời bỏ quê quán, phải trốn chạy và bị xua đuổi ra khỏi quê hương. Đó là những trải nghiệm mà họ cùng chia xẻ với vô số sinh linh trên thế giới.
Khi hội nhập vào một môi trường mới mọi người đều phải có những nỗ lực lớn lao, người dân mới cũng như những người đã sống ở đây. Trong quá trình này những hội đoàn như Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc đóng một vai trò quan trọng nâng đỡ những đồng hương, mà hôm nay chúng ta nhìn lại lịch sử 40 năm Đức Quốc cưu mang người Việt tỵ nạn.
Kính chào thân ái
Volker Bouffier
Thủ hiến tiểu bang Hessen
---------------------------------------

Lời chào mừng của Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings, Nghị Viên QH Đức Quốc và là Thứ
Trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang, nhân ngày Kỷ Niệm 40 năm Thuyền Nhân Việt đến nước
Đức do Liên Hội NVTN tại CHLB Đức tổ chức ngày 27.04.2019.

Kính thưa quý vị,

Trốn chạy và bị trục xuất ra khỏi quê hương  là một thực trạng trên thế giới. Trên toàn cầu
hiện tại, theo báo cáo của Cơ Quan trợ giúp người Tỵ Nạn thuộc Liên Hiệp Quốc, có đến 69
triệu người đang trên đường lánh nạn. Năm ngoái, làn sóng tỵ nạn từ các quốc gia bị chiến
tranh tàn phá như Syrien khiến việc thâu nhận những người tìm kiếm sự bảo vệ đã trở thành
một tâm điểm trong các cuộc thảo luận chính trị. Nước Đức đã đứng ra nhận trách nhiệm nhân
đạo và đã thâu nhận những con người cần được bảo vệ. Vào cuối thập niên 1970 Cộng Hòa
Liên Bang Đức cũng đã không làm ngơ trước trước những thống khổ và đau thương của 38
ngàn thuyền nhân Việt, họ đã được nước Đức che chở. Thảm họa tỵ nạn ngày đó, cũng giống
như  thảm họa năm 2015 mà chúng ta đã trải qua, đã đưa đến một làn sóng tương trợ trong xã
hội  tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Trước đây 40 năm, vào tháng 12 năm 1978 đã có 163 thuyền nhân Việt được đưa bằng đường
hàng không đến Đức, các bạn là những người tỵ nạn đầu tiên đến từ quốc gia nằm ngoài Âu
Châu. Những người tỵ nạn, bị chấn thương tinh thần và thể xác qua chiến tranh và khủng bố,
các bạn đã  không nói được tiếng Đức và xuất thân từ một nền văn hóa khác. Nhưng nếu bây
giờ có ai bảo rằng những yếu tố này làm  cản trở sự hội nhập thì chính các bạn  và con cháu
đã chứng minh điều ngược lai. Các bạn đã trở thành  những nhân tố tích cực trong xã hội
chúng ta, các bạn  siêng năng làm việc và tự tạo nên thành công tại nước Đức.

Theo dữ liệu của Phòng Thống Kê Liên Bang  năm 2017 có cả thảy 168 ngàn người  Việt  và
người Đức có nguồn gốc di dân từ Việt Nam sống tại Đức Quốc. Cộng đồng người Việt hải
ngoại được hình thành từ nhiều lý do và nhiều con đường di dân. Có một điều chung ở họ là
sự thành công đặc biệt về hội nhập trong trường học và trong nghề nghiệp. Những con số
chứng minh cho điều này là: 48% người có nguồn gốc di cư từ Việt Nam lấy được bằng Tú
Tài tại Đức hay tại Việt Nam và 34% những người  có bằng tốt nghiệp là những người có
trình độ Đại Học. Trong số đó giới trẻ - 37% người Việt hải ngoại được sanh ra tại nước Đức
– thành công vượt bực. 60% con cái của người có nguồn gốc di cư từ Việt Nam học tại trường
Trung Học chính thống (2008): nhiều hơn con cái của các nhóm người di dân khác và cũng
nhiều hơn con cái cùa người Đức. Quỹ Học Bổng START, quỹ khuyến học đặc biệt cho học
sinh giỏi có nguồn gốc di dân, cho biết có một số lượng lớn học sinh nhận học bổng  có nguồn
gốc Việt Nam. Người Việt nhập cư mới cũng có nguyện vọng học hỏi cao. Ngày nay Việt
Nam thuộc về 20 nước quan trọng nhất có Sinh Viên theo học tại nước Đức; con số người
Việt trình luận án Tiến Sĩ ngày càng nhiều.

Đó là những thành công lớn và các bạn có thể làm gương cho các nhóm người nhập cư khác.
Hội nhập thành công là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng trước nhất vẫn là sự tự thân cố gắng.
Chính sách hội nhập tại Đức Quốc làm theo nguyên tắc „ Nhu cầu và khuyến khích „. Chúng
tôi mở khóa học ngôn ngữ, thực hiện chương trình hội nhập thị trường việc làm  và hội nhập
xã hội là những phương tiện giúp đỡ của chính phủ cho người nhập cư. Vào những thập niên
1970 và 1980 cũng đã có những chương trình thành công về khuyến học ngôn ngữ, về học

nghề và tu nghiệp, về chăm sóc và tư vấn xã hội cho các thuyền nhân. Các bạn đã trải qua các
khóa học này và đạt thành công trong xã hội nước Đức.

Ngày nay các bạn cám ơn nước Đức về sự tiếp nhận, về quê hương yên bình  và về cơ hội để
tham gia góp phần. Sự việc đó là trách nhiệm nhân đạo của chúng tôi và nhìn theo chiều
hướng hội nhập thành công thì đó cũng là một quyết định làm xã hội nước Đức thêm mạnh
mẽ. Chúng tôi cũng xin cám ơn các bạn.

Nhưng vào một ngày như ngày hôm nay không chỉ để đo lường sự thành công và nói lên lời
cám ơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tưởng niệm những người bỏ mình trên con đường
trốn chạy ra khỏi Việt Nam. Chúng ta không biết vào thời điểm đó có bao nhiêu người thiệt
mạng vì tàu thuyền hư hỏng, vì thiếu lương thực và vì cướp biển. Cùng với thân nhân của họ
đang sống tại nước Đức tôi xin được chia buồn với họ. Sự ghi nhớ về thảm họa chiến tranh và
hành trình lưu vong, như các bạn đã từng trải nghiệm, là những  chứng minh về ý nghĩa và sự
may mắn của hòa bình trên toàn cõi Âu Châu.

Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings
---------------------------------------------
Lời chúc mừng nhân dịp Lễ tạ ơn 40 năm của thuyền nhân người Việt
Kính thưa Quý quan khách,
Thân gửi ông Trịnh-Đỗ Tôn-Vinh,
xin chân thành cảm ơn lời mời tham dự sự kiện đặc biệt này. Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu như hôm nay có thể tham gia Lễ tạ ơn 40 năm của thuyền nhân người Việt tại tiểu bang Hessen. Thật đáng tiếc là tôi không thể đến được vì một cuộc hẹn khác. Tuy vậy nhưng tôi vẫn được phép gửi đến cho Qúy vị một lời chúc mừng, tôi rất hạnh phúc vì chuyện này.
Với phi trường Frankfurt chúng ta có một cánh cửa bước ra thế giới. Mỗi ngày có hàng ngàn du khách từ Đức và thế giới sử dụng sân bay này để đến hay đi. Bốn mươi năm trước, cho Qúy vị phi trường này cũng là một cánh cửa để đi vào một thế giới mới lạ. Từ Đông Nam Á đi vào một Châu Âu xa xôi. Việt Nam vào thời điểm đó đã trải qua vài thập kỷ chiến tranh. Thoạt nhìn thì có thể suy ra là lịch sử của hai nước chúng ta không giống khác nhau mấy. Mặc dù hai nước Đức và Việt Nam có khoảng cách nhiều ngàn cây số, nhưng xuyên qua lịch sử, chúng ta lại có rất nhiều điểm tương đồng. Những tương đồng này không phải lúc nào cũng tích cực, không ít giai đoạn cũng hiện hữu đau thương. Nhưng chính nó đã kết nối chúng ta. Giống như Đức, Việt Nam bị tách ra sau Đệ Nhị Thế Chiến. Sự chia rẽ đất nước thành một miền Bắc Việt Nam có định hướng Chủ Nghĩa Cộng sản và một miền Nam Việt Nam với ý tưởng tự do Tây phương. Và tại Đức, chuyện đó cũng diễn ra với Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) và Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR). Việt Nam trở thành một đấu trường cho chiến tranh lạnh. Khi nghĩ về chiến tranh Việt Nam, trước mắt tôi hiện ra  hình ảnh của bé gái Kim Phúc đang khóc, em thoát khỏi lần dội bom với những vết phỏng nặng. Hình ảnh này, do nhiếp ảnh gia Nick Uts tình cờ chụp được, đã lan đi khắp thế giới và cho đến ngày hôm nay nó không những tác động nên những cảm xúc mạnh mẽ, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng chuyện giống như vậy không bao giờ được phép  xảy ra nữa.
Hôm nay Quý vị ở đây tại Frankfurt và cùng nhau tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm Thuyền nhân ở tại tiều bang Hessen. Đây là một thời gian dài. Trong bốn mươi năm qua Quý vị đã tìm được công việc, đã mang theo hay tự thành lập gia đình. Tôi thực sự rất vui mừng là nhiều
người nhập cư gốc Việt đã bén rễ ở Frankfurt và Quý vị đã xác định Tiểu bang Hessen là quê hương thứ hai của Quý vị.
Ngày nay chúng ta lại có những người lên thuyền, họ cố gắng trốn chạy những hoàn cảnh thảm khốc ở đất nước của họ. Các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ chưa từng có đối với chúng ta ngày hôm nay cũng vẫn nên xem là mẫu mực. Việc  mà nhiều thành phần của xã hội ngày nay  bắt đầu tranh luận về tính hợp pháp của giải cứu hàng hải một lần nữa cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân mình là tất cả chúng ta có thể sống cùng nhau trong một thế giới cởi mở và khoan dung. Lịch sử của  Quý vị là ví dụ tốt nhất. Chuyện mà những thuyền nhân của bốn mươi năm trước hôm nay cùng chung tổ chức  Lễ kỷ niệm ở Frankfurt cho thấy trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đã cùng nhau phát triển thành một cộng đồng. Tại đây tôi đặc biệt chân thành cảm ơn Quý vị trong những năm qua đã vì hiệp hội mà cũng là vì công đồng của chúng ta, đã đầu tư  tất cả bao nhiêu công sức. 
Tôi chúc Quý vị tối nay có một buổi Lễ tạ ơn với diễn tiến thành công và chúc cho bản thân cũng như những công việc trong tương lai của Quý vị mọi điều tốt đẹp!
--------------------------
Kính thưa quý vị,

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức ngõ lời mời đến tham dự buổi cầu nguyện liên tôn và  tri ân vì nhiều ngườ i Việt tỵ  nạ n (Boat-People) đã được tiểu bang Hessen cũng như thành phố Frankfurt am Main tiếp nhận cách đây 40 năm.

Vì lý do chính trị ng ười việt nam đã trốn bằng đường biển, vượt đại dương bằng những chiếc ghe đánh cá hầu đến được bờ của của xứ ngoài. Những người sống sót của những cuộc  vượt biển này đã được đưa vào các trại tỵ nạn tại các nước châu Á l ân cận. Tại đó, họ đã chờ để được đưa đến các nước định cư thứ ba qua chương trình cứu giúp của Cao Ủy Tỵ Nạn (UNHCR).
Dựa trên điều luật đã được ban hành cho các hoạt động về mặt nhân đạo vào năm 1980, theo tỷ lệ phân phối, một số người trong những trại tỵ nạn đã được nhận vào Cộng Hòa Liên Bang Đức. Những người vượt biển (Boat-People) khác đã được các thuyền chuyên biệt cứu vớt trên biển và đưa thẳng về Đức. Cap Anamur là một trong những chiếc thuyền đi cứu quan trọng nhất vào thời đó.

Tính cho đến năm 1990, Cộng Hòa Liên Bang Đức đã đón nhận 45.779 người việt tỵ nạn và thân nhân trong khuôn khổ  Đoàn Tụ Gia Đình. Nhiều người trong con số đó đã đến Frankfurt và đã ở lại thành phố này cho đến ngày hôm nay.

Hôm nay, quý vị đã tề tựu về nhà thờ “Christuskirche” tại Frankfurt để cầu nguyện liên tôn. Riêng sự việc này đã biểu hiện rất rõ sự hội nhập thành công của quý vị trong những năm qua. Trong cương vị Thị  Trưởng của thành phố Frankfurt, tôi rất hãnh diện, khi quý vị cảm thấy thoải mái khi sống ở đây.

Hôm nay, quý vị muốn tri ân những người làm việc vô vị lợi đã giúp đỡ và sát cánh với quý vị. Cho đến hôm nay, quý vị vẫn còn giữ được liên lạc với rất nhiều người đó.

Nhân dịp này, tôi muốn cảm ơn quý vị đã cho thành phố Frankfurt am Main, tiểu bang Hessen và nước Đức cơ hội để trở thành quê hương của quý vị. Đất nước này ngày xưa rất xa lạ đối với quý vị, và đại đa số trong quý vị muốn đến một nước tiếp nhận khác. Mặc dù vậy, một khi đã đến tiểu bang Hessen, quý vị đã hội nhập một cách tuyệt hảo. Quý vị là một tấm gương lý tưởng cho sự hội nhập tốt.

Peter Feldmann
Thị Trưởng
Thành Phố Frankfurt am Main