31.10.2019

Biểu tình khiến Hong Kong rơi vào suy thoái ra sao? BBC

Biểu tình khiến Hong Kong rơi vào suy thoái ra sao?

BBC

Pedestrians cross a street in Causeway Bay, Hong Kong5 tháng biểu tình ở Hong Kong đã giáng một đòn "mạnh" vào các doanh nghiệp ở Hong Kong, đẩy nền kinh tế đến bờ vực.
Số liệu tăng trưởng sơ bộ dự kiến công bố vào thứ Năm cho thấy Hong Kong đã bước vào thời kỳ suy thoái, có nghĩa là hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Trước những con số này, lãnh đạo thành phố Carrie Lam cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Bà dự đoán nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng âm trong năm nay.

Nhà kinh tế học DBS Samuel Tse đồng ý rằng các số liệu sắp tới sẽ cho thấy Hong Kong sẽ chìm vào suy thoái - và sẽ còn gặp thêm nhiều khó khăn nữa.
"Chúng tôi không nghĩ rằng nó sẽ hồi phục nhanh," ông Tse nói.

'Tác động tàn khốc'

Các cuộc biểu tình, bắt đầu từ một dự luật dẫn độ từ thành phố về Trung Quốc đại lục đã gây áp lực lên các căng thẳng kinh tế hiện có.
Hong Kong đã đang phải vật lộn với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trong khi một đồng nhân dân tệ yếu hơn đã đánh vào chi tiêu của du khách đại lục và tâm lý người tiêu dùng.
Dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã được rút lại, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và phát triển thành yêu cầu đòi tự do, và một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát.
Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động đã trở nên ngày càng dữ dội, với cảnh sát bắn đạn thật và người biểu tình tấn công các sĩ quan và ném bom xăng.
Pro-democracy protesters react as police fire water cannons outside the government headquarters in Hong Kong on 15 September 2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu từ tháng Sáu đã trở nên bạo lực hơn.
Những cảnh ấn tượng đó đã khiến khách du lịch buộc phải tránh xa thành phố này.
Vào tháng 8, lượng khách đến thành phố - một điểm đến du lịch và trung tâm trung chuyển phổ biến - đã đạt mức tồi tệ nhất kể từ đại dịch cúm SARS vào 2003. Số lượng khách đến thăm dự kiến giảm gần 50% trong tháng 10 so với năm ngoái.
Nhiều khách sạn đang vật lộn với những căn phòng trống và ông Tse nói rằng tỷ lệ trống đang chiếm khoảng 60%.
Một số khách sạn đã giảm giá với hy vọng có thêm khách du lịch, trong khi các báo cáo cho thấy nhiều người đã buộc nhân viên phải cắt giảm giờ làm việc hoặc nghỉ phép để đối phó với sự suy thoái.
Trong số những doanh nghiệp bị ảnh hưởng là Tập đoàn Ovolo. Công ty này điều hành bốn khách sạn ở Hong Kong thấy tỷ lệ khách giảm tới 30% trong ba tháng qua.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn Ovolo, Girish Jhunjhnuwala nói: "Thật là tàn khốc khi thấy tình hình thành phố thời gian gần đây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là chúng tôi trong ngành khách sạn".
Ông Jhunjhnuwala nói rằng công việc kinh doanh tốt hơn vào các ngày giữa tuần vì hầu hết khách chọn rời đi trước cuối tuần, khi các cuộc biểu tình thường bắt đầu. Công ty đã đưa ra các chính sách hủy đặt phòng vì sự thất thường của khác.
cathay pacific
Image captionSố lượng khách của hãng hàng không Cathay Pacific
Với ít khách du lịch bay vào, các hãng hàng không cũng bị ảnh hưởng. Nhiều ngày biểu tình tại sân bay Hong Kong vào tháng 8, một trong những trung tâm trung chuyển bận rộn nhất thế giới, dẫn đến tình trạng hủy chuyến bay trên diện rộng.
Hãng hàng không hàng đầu của Hong Kong Cathay Pacific cũng bị sụt giảm mạnh về số lượng hành khách đến lãnh thổ trong hai tháng qua, trong khi Qantas nói rằng các cuộc biểu tình ảnh hưởng thu nhập nửa đầu năm khoảng 25 triệu đô la Úc (17 triệu đô la).

Người mua sắm biến mất

Dòng khách du lịch thưa hơn đã đè nặng lên các nhà bán lẻ trong thành phố, trong khí tâm lý tiêu dùng từ người dân địa phương cũng đã giảm đi.
Một số cửa hàng đã buộc phải rút ngắn thời gian giao dịch trong khi các nhân viên lo ngại về sự an toàn của họ vì các cuộc biểu tình đã trở nên bạo lực.
Một số doanh nghiệp đã phải đối mặt với các cuộc tấn công trực tiếp.
A protester stands over broken glass in front of a vandalised shop in Hong Kong on 1 OctoberBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột số cửa hàng đã trở thành mục tiêu phá hoại trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong
Những người phá hoại đã nhắm vào các công ty lớn của đại lục như Bank of China và công ty công nghệ Xiaomi. Các trạm dọc theo hệ thống tàu điện ngầm MTR của Hong Kong cũng liên tục bị tấn công, phá hoại hoặc thậm chí là phóng hoả.
Sự hỗn loạn đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về doanh số bán lẻ, giảm 23% trong tháng 8, mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Sự suy giảm trong tháng Chín dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn.

Mất niềm tin

Ngoài ra, tình trạng bất ổn kéo dài đã làm lung lay niềm tin kinh doanh và khiến các đầu tư thất vọng. Điều đó có thể có tác động lâu dài hơn đối với nền kinh tế, ông Tse nói, khi các câu hỏi và sự không chắc chắn về tương lai của Hong Kong với vị thế là một trung tâm tài chính châu Á.
Thành phố cho đến nay đã đầu tư hơn 20 tỷ đô la Hong Kong để chống lại sự suy thoái bao gồm cả hỗ trợ cho các ngành vận tải, du lịch và bán lẻ. Nhiều biện pháp cứu trợ dự kiến sẽ được áp dụng.
Nhưng chính phủ lập luận rằng có rất nhiều điều có thể làm để ngăn chặn sự trượt dốc kinh tế.
"Để thực sự khắc phục vấn đề, chúng tôi phải luôn hợp tác để ngăn chặn bạo lực, ngăn chặn phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông và các cửa hàng cụ thể, ngân hàng và tổ chức và để xã hội phục hồi càng sớm càng tốt," Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan viết trong một bài viết đăng trên trang blog của ông.
"Xã hội và nền kinh tế của chúng ta cần phải nghỉ ngơi và cần phải quay trở lại đúng hướng."