05.10.2019

Trung Cộng Khai Thác “Đá Cháy” - TS.Mai Thanh Truyết

Trung Cộng Khai Thác “Đá Cháy”
TS.Mai Thanh Truyết
 
Từ tháng 6/2019 cho đến nay, câu chuyện Bãi Tư Chính trở nên một nơi tranh chấp trực tiếp giữa CSBV và Trung Cộng, và gián tiếp với Mỹ qua Cty khai thác dầu Exxon, với Nga qua Cty Raptol, và Ấn Độ…cùng một số quốc gia lân bang như Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore. TC vẫn tiếp tục gây áp lực bằng sự hiện diện rất nhiều tàu đánh cá và tàu quân sự cùng tàu thăm dò đầu khí Hải Dương 8, giàn khoan biển sâu cũng đã xâm nhập vào vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Đã có những va chạm, hai tàu hút nhau, cọ quẹt nhau…đôi lúc tưởng chừng như chiến tranh xảy ra. Cho đến nay tất cả các bên liên quan đều có …tự chế. Nhưng tựu chung, mức căng thẳng có thể đưa đến chiến tranh bất cứ lúc nào!
Bài viết nhằm đưa ra một số quan điểm và giải thích thêm về một trong nhiều nguyên nhân ẩn tàng nơi Bãi Tư Chính là do cuộc chiến năng lượng. Đó là một nguồn năng lượng thay thế dầu thô là “Đá cháy”.

  1. Methane clathrate là tên khoa học chính thức có công thức là (CH4, 5.75 H2O) hoặc (4 CH4, 23 H2O). Gần đây trên các diễn đàn bắt đầu loan tin tức vể sự hiện diện của hóa chất nầy dưới tên “băng cháy” hay “đá cháy” sau công bố của Trung Cộng ngày 19 tháng năm 2017 về việc khám phá một hàm lượng lớn hóa chất nầy. 
Có nhiều tên gọi khác nhau cho Methane clathrate như: -Methane ngậm nước (Methane hydrate), -Hydromethane, -Methane đóng băng (Methane Ice), -Băng lửa (Fire ice), -Khí hydrate tự nhiên (Natural gas hydrate), -Hydrat dạng khí (Gas hydrate).
 
Đây là một hợp chất clathrate rắn (Clathrate hydrate) được cấu tạo bằng một lượng lớn khí methane bao bọc bởi nhiều tinh thể nước (H2O) tạo thành một chất rắn tương tự như băng.
Vào năm 2008, trong khi nghiên cứu về hai tảng băng ở Nam Cực Vostok và EPICA Dome C cho thấy methane clathrate cũng có mặt ở các lõi băng nằm sâu trong băng Nam Cực và khám phá nồng độ methane trong khí quyển vào thời điểm khoảng 800.000 năm về trước.
  1. Methane hydrate là một nguồn làm tăng trường khí nhà kính toàn cầu
http://worldoceanreview.com/wp-content/images/kapitel_02d_k.jpgSố lượng lớn khí methane hydrate được lưu trữ không chỉ ở đáy biển, mà còn trên đất liền, Một trữ lượng lớn methane hydrate rắn đang nằm rải rác trên khắp thế giới, dưới đáy biển, dưới lòng đất, hay dưới các tảng băng, đặc biệt là trên nền đất đóng băng vĩnh cửu của Nga, như ở Komi trong cộng hòa Nga. Các nhà khoa học lo ngại rằng đất đóng băng vĩnh cửu có thể tan chảy do sự hâm nóng toàm cầu, và do đó phóng thích methane hydrate. 
Đây là một nguồn năng lượng dự phòng lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, sự hâm nóng toàn cầu có thể làm cho hóa chất nầy không còn ẩn mình nữa và có thể phóng thích khí methane, một loại khí nhà kính (greenhouse gas) có khả năng thoát ra ngoài bầu khí quyển và thậm chí có thể làm tăng nhanh sự thay đổi khí hậu.
Hiện tượng nầy sẽ là một mối ưu tư lớn cho thế giới. Hơn 100 năm qua, con người đã đốt than, dầu và khí tự nhiên để tạo ra năng lượng. Và hôm nay, qua việc công bố của TC về việc khai thác nguồn Methane hydrate vừa qua sẽ là một vấn đề tranh cãi trong những ngày sắp đến.
Nói về sự hình thành methane hydrate, nếu nước biển ấm, áp suất nước phải rất cao để ép phân tử nước và “nhốt” khí methane vào “một lồng” clathrate. Trong trường hợp này, hydrate chỉ hình thành ở độ sâu lớn. Nếu nước lạnh, khí methane có thể hình thành ở những vùng nước nông, hoặc thậm chí ở áp suất khí quyển. Trong lòng đại dương, những nơi có nhiệt độ trung bình ở đáy nước khoảng từ 2 đến 40Celsius, khí methane hydrate có thể hiện diện ở độ sâu khoảng 500 mét.
Methane hydrate trông giống như một tảng băng cứng khi được đưa lên từ đáy biển. Hình dưới đây là một "dảy băng hydrate" được lấy lên ngoài khơi bờ biển Oregon ở Hoa Kỳ.
Methane hydrate cũng có mặt ở tất cả các đại dương cũng như trên đất liền. Các chấm màu xanh lá cây cho thấy sự hiện diện của hóa chất nầy ở các vùng đất đóng băng phía bắc. Sự xuất hiện được xác định bằng phương pháp địa vật lý được chỉ ra bằng màu đỏ. Sự xuất hiện của các chấm xanh được xác minh bằng lấy mẫu trực tiếp.
Tùy theo các mô hình toán học đã xử dụng, trữ lượng methane hydrate trên toàn thế giới thay đổi từ khoảng 100 đến 530,000 gigaton carbonic khi bị phóng thích vào bầu khí quyển, tương đương với khoảng 100 đến 500 lần lượng carbonic phóng thích  vào khí quyển qua việc đốt than, dầu mỏ và khí đốt
http://www.motherjones.com/wp-content/uploads/gashydrat_mit_struktur_630_pix.jpg?w=990

  1. Methane hydrate và sự hâm nóng toàn cầu
Một số nhà khoa học cho rằng những thay đổi khí hậu trong quá khứ có thể đã dẫn đến sự mất ổn định của methane hydrate và do đó phóng thích ra khí methane vào khí quyển. Việc đo đạc lượng khí methane trong lõi đá, vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, vấn đề này rất có ý nghĩa và được nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến dự đoán các tác động có thể xảy ra của sự gia tăng nhiệt độ đối với các trầm tích hiện tại của methane hydrate. 2.17 > Methane hydrate occurs in all of the oceans as well as on land. The green dots show occurrences in the northern permafrost regions. Occurrences identified by geophysical methods are indicated by red. The occurrences shown by blue dots were verified by direct sampling. 
© maribus (after Kvenvolden und Lorenson, 1993)
Ngày nay, nếu giả định rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu đại dương ấm lên 30C, khoảng 85 phần trăm khí methane bị mắc kẹt ở đáy biển có thể được phóng thích.. Trong quá trình ấm lên của trái đất, mực nước biển sẽ dâng lên do sự tan chảy của các điểm băng cực và băng tan.
  1. Chuyện gì sẽ xảy ra khí Methane hydrate tan?
Không phải tất cả các khí methane thoát ra từ các hydrate không ổn định đều đi vào bầu khí quyển. Sự phân hủy methane sẽ xảy ra qua hai quá trình sinh học:
  • Oxid hóa yếm khí (anaerobic oxidation) do vi khuẩn Archaea có trong nước biển sâu sẽ biến khí methane thành khí carbonic CO2.
  • Oxid hóa hiếu khí (aerobic oxidation) cũng do vi khuẩn trong nước.
Sự phân hủy của methane hydrate có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Hydrate khí hoạt động như một nền xi măng làm bít các lỗ hỗng giữa các hạt cát trong trầm tích và làm cho đáy biển vững chắc. Nếu khí methane hydrate bị phân hủy, độ ổn định của đáy biển sẽ giảm do xi măng “cát” bị mất đi và áp lực lỗ rổng có thể tạo ra; do đó, sự sạt lỡ ở trầm tích có thể gây ra sóng thần nghiêm trọng.

  1. Mức độ nguy hiểm của “quả bom Methane” ở Bắc cực?
Theo một bình luận gần đây của tạp chí Nature, chi phí cho việc "phóng thích toàn thể khí methane khỏi lớp băng tan ở dưới biển Đông Siberia, ngoài khơi phía Bắc nước Nga có thể xem như tương đương với nền kinh tế thế giới trong năm 2012." (tức 60 ngàn tỷ Mỹ kim). Cụ thể, bài báo mô tả một kịch bản trong đó sự nóng lên nhanh của Bắc Cực và nước biển cạn dần dẫn đến một luồng khí methane dưới đáy biển được phóng thích vào bầu khí quyển.
Có bao nhiêu lượng khí methane được phóng thích?
Bài báo Nature này mô phỏng việc phát thải 50 gigaton khí nhà kính (một gigaton tương đương một tỷ tấn) giữa năm 2015 và 2025. Để có một khái niệm về con số trên, phóng thích 50 gigaton có nghĩa là phóng thích gấp 10 lần khí methane hiện đang hiện diện trong bầu khí quyển năm 2016.
  1. Về việc Trung Cộng khai triển nguồn “đá cháy”

Vào tháng 9/2010, TC khám phá một vùng có “đá cháy” rộng lớn ở Qinghai, Tibet, ước tính trữ lượng tương đương khoảng 35 tỷ tấn dầu, đủ để cung cấp năng lượng cho xứ nầy trong 90 năm.
Ngày 19/5/2017, TC vừa công bố sự thành công trong việc “ly trích đá cháy” từ trầm tích sâu 1.216 thước dưới đáy biển. Dù không nói ra, phải chăng địa điểm ly trích đá cháy chính là bãi Tư Chính?
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết rằng việc sản xuất quy mô lớn vẫn còn chờ nhiều năm nữa, và nếu không được thực hiện đúng cách có thể làm tràn ngập bầu khí quyển với khí methane, một loại khí nhà kinh mạnh gấp 25 lần hậu quả của khí carbonic, và làm thay đổi khí hậu nhanh hơn!

Hãng tin Tân Hoa Xã chính thức của TC đưa tin rằng nhiên liệu này đã được khai thác thành công bởi một giàn khoan hoạt động ở Biển Đông vào ngày 18/5/2017. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Đất TC, Jiang Daming tuyên bố sự kiện này là một bước đột phá tiến tới một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu.

Từ khám phá trên, vùng biển Đông trở thành “nóng thêm” vì những căng thẳng chính trị khu vực khi TC tuyên bố các lãnh thổ tranh chấp như đường 9 đoạn là của riêng của mình. Các nỗ lực thăm dò dầu khí trước đây của TC đã gặp phải sự kháng cự, đặc biệt là từ Việt Nam, dù rất yếu ớt. Hiện tình hiện nay ở Bãi Tư Chính cho chúng ta thấy rằng quyết tâm của TC để chiếm vùng nầy nhằm hai lý do:

  • TC muốn làm sở hữu chủ nguồn năng lượng quan trọng trên để có thể tự túc được nhu cầu năng lượng trong nước, tránh được sự lệ thuộc vào nguồn dầu thô của Trung Đông;
  • Bãi Tư Chính nằm ngay hướng chính Bắc của eo biển Malacca, đường vận chuyển của 40% hàng hóa trên thế giới. Kiểm soát được vùng nầy, TC sẽ làm chủ Biển Đông.

  1. Thay lời kết
Qua những tin tức kể trên, chúng ta thấy rõ ràng là TC bằng bất cứ giá nào cũng sẽ   khai thác nguồn năng lượng nầy và không hề lưu tâm đến việc bảo vệ mội trường, đặc biệt là đi ngược lại những cam kết trong Thượng đỉnh COP21 vào tháng 12/2015 ở Paris vừa qua.
Họ biết rõ là:
  • Nếu khí methane hydrate rò rỉ trong quá trình ly trích, nó có thể làm tăng hiện tượng phát thải khí nhà kính. Theo David Sandalow, Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, (Columbia University's Center on Global Energy Policy), nhiên liệu này cũng có thể thay thế các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió. Tuy nhiên, nếu có thể sử dụng mà không bị rò rỉ, năng lượng trên có tiềm năng thay thế các loại năng lượng hóa thạch hiện đang dùng.

  • Các tác động lên khí hậu trong việc sản xuất khí hydrate tự nhiên rất phức tạp. Có những lợi ích tiềm tàng, nhưng cũng có những rủi ro đáng kể", Sandalow nói.
  • Theo Tim Collett, một nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cho rằng sự phát triển thương mại công nghệ nầy sẽ không xảy ra trước năm 2030. Một sản lượng nhỏ hơn có thể ly trích được là vào đầu năm 2020. Một mét khối methane hydrate tương đương với 164 mét khối khí Methane.
  • Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu trữ lượng khí trên ở vùng phía Bắc của Alaska và ở vịnh Mexico. Bộ Năng Lượng Mỹ đã xác định được các khối băng cháy bao gồm việc tìm chính xác vị trí của băng, có trữ lượng bao nhiêu, và cách lấy nó một cách an toàn. Đào băng không phải là kế hoạch. Người Mỹ sẽ làm tan băng dưới lòng đất trước hết, và sau đó lấy khí ra. Vì mối quan tâm lớn trong việc khai thác nầy nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng khai thác, cần phải tránh việc phá huỷ môi trường sống ở đáy biển và, nhứt là sự rò rỉ khí methane.
Hiện tại, năm 2014, TC là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm nầy, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.
Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “lời hứa” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.
Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. Nhưng những điều hứa đã không xảy ra và lượng khí carbonic phát thải năm 2018 của TC đã lên gần 14 tỷ tấn do phát triển kỹ nghệ.
Hứa như vậy mà, hiện nay … Ô nhiễm không khí làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày. 
Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và TC chỉ sản xuất 20% mà thôi.
Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 triệu tấn lên 1962,4! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và cả với chính người dân của họ.
Chúng ta vẫn chưa quên được những thảm nạn môi trường dù vô tình hay cố ý (?), TC đã và đang để lại ở Formosa Vũng Áng, Bauxite Tân Rai, Bảo Lộc, Nhân Cơ, Đắk Nông, trên 49 địa điểm từ Bắc chí Nam do TC khai thác…cùng trên 316 Khu công nghiệp, Khu chế xuất rải rác khắp Việt Nam!
Đã đến lúc cần phải ngăn chận sự khai thác methane hydrate của Tàu trước khi muộn!
TS.Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Houston – Hiệu đính 9/2019