Tết về gói bánh chưng xanh
HỒNG LIÊN - HOA M AI
Bánh chưng là một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ở Việt Nam. Mỗi dịp xuân về, mọi gia đình, từ thành thị đến nông thôn, đều quây quần gói bánh chưng và bận rộn hoàn tất món ẩm thực độc đáo này. Khoảng thời gian cả gia đình quây quần chờ bánh chín bên bếp lửa hồng đêm 30 Tết, rân ran điểm lại những chuyện đẹp trong năm, luôn lưu lại trong ký ức mỗi người nhất là với những người xa xứ.
Truyền thuyết về một món ăn của người Việt Trong ký ức của chúng tôi, Tết là những ngày được nghỉ học sớm và trở về quê, một vùng quê xanh ngát có dòng sông Mã uốn quanh thật nên thơ. Tết là những đêm xuân mưa phùn lất phất, rét ngọt, là đem theo hơi ấm từ những cây củi sáng rực của ông bà, cô chú giúp lũ trẻ con nấu nồi bánh chưng xanh. Những chiếc bánh được gói bằng lá dong hình vuông nhỏ nhắn. Hương vị giản dị nhưng đậm đà này gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam được sử sách nhắc đến. Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, mục “Truyện Bánh Chưng” chép rằng Vua Hùng thứ 6 sau khi phá xong giặc Ân, mới mời các vị công tử lại mà bảo rằng: “Ai làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho.” Các vị công tử thi nhau lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý làm lễ vật. Duy chỉ có Lang Liêu, vị công tử thứ 18, nghèo khó nhất trong các vị quan Lang, không tìm được sản vật quý hiếm. Chàng nằm mơ thấy Thần nhân mách bảo: “Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thực phẩm nuôi người khỏe mạnh, ăn mãi không chán. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong cho trân cam mỹ vị vào, ngụ ý rằng trời đất bao hàm vạn vật, như công ơn dưỡng dục của cha mẹ; như thế thì lòng vua cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý.” Hai món bánh dâng lên hợp ý vua Hùng, Lang Liêu đ ược truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ Tết của người Việt.
Dư vị yêu thương
Kỷ niệm Tết thời thơ ấu của tôi là những buổi
chiều 27, 28 tháng Chạp; cô ruột tôi,một cô gái
nết na, xinh đẹp có tiếng trong vùng, thường
là người lo việc chuẩn bị nguyên liệu cho thật
chu đáo trong gia đình. Cô chọn loại gạo nếp
mới nhất, ngon nhất, hạt to đều và thơm cùng
đậu xanh đã đãi vỏ, màu vàng óng. Thịt heo
phải có cả nạc và mỡ để khi bánh chín, phần
mỡ sẽ quyện với phần nạc mềm tạo độ béo,
dẻo và thơm ngon. Lá dong phải có màu xanh
mướt, bản to và đều nhau, đem rửa sạch và
phơi khô ráo.
Bọn trẻ con chúng tôi ngồi học
theo cô và những chú dì trong họ
cách gói bánh chưng. Gói bánh
chưng tuy không quá khó, nhưng
dường như người làm phải thực
sự đặt tình cảm của mình vào từng
chiếc bánh mới có thể tạo ra hình
vuông vắn đẹp mắt. Thời gian nấu bánh
chưng hơn 10 giờ đồng hồ là khoảnh khắc
thật đẹp trong ký ức chúng tôi. Trong những
phút giây chờ bánh chín, cả nhà quây quần sẻ
chia kỷ niệm vui buồn của suốt một năm bận
rộn qua. Cũng từ đây, chiếc bánh chưng không
chỉ gói ghém các nguyên liệu truyền thống tạo
nên hương vị quê nhà, mà còn kèm theo âm
hưởng yêu thương, tình cảm thuận hòa của
mỗi thành viên trong gia đình.
Tết chẳng thể là Tết nếu thiếu bánh chưng
xanh. Các Vua Hùng từng ví hạt gạo, nguyên
liệu chính tạo nên món bánh truyền thống này,
như hạt ngọc của trời đất ban cho con người.
Hạt gạo tinh khiết và an lành hơn bất kỳ sơn
hào hải vị nào. Bánh chưng có thể được ăn kèm
củ kiệu, dưa muối, hoặc thịt kho để tăng phần
đậm đà. Cũng nhờ vậy mà loại bánh độc đáo
này tồn tại một cách kỳ diệu suốt từ thời Hùng
Vương đến nay, và đã trở thành dấu ấn ẩm
thực của dân tộc, tạo nên phong vị ngày
Tết của Việt Nam.
Vào mỗi dịp Tết, người Việt dù
sinh sống hay làm ăn ở bất cứ nơi
nào đều muốn trở về nhà, để được
gặp gỡ và đoàn tụ gia đình, quây
quần bên nồi bánh chưng đỏ lửa.
Thế nên tục lệ gói bánh chưng đến
nay vẫn được xem là một trong những
tập tục khơi gợi phong vị ngày Tết đậm đà
nhất. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây
nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”: tất cả
như hòa quyện cùng nhau đem đến một cái
Tết đậm nét văn hóa Việt ở khắp mọi nơi.
Với những người bao năm xa xứ, ký ức về
nồi bánh chưng ngày Tết luôn là kỷ niệm tuổi
thơ ngọt ngào. Ngày nay, cuộc sống đủ đầy hơn,
việc gói bánh ở mỗi gia đình ngày càng ít đi,
nhưng bánh chưng xanh vẫn luôn ngự trị trong
tâm thức mỗi người dân Việt