Diễn đàn Hương Sơn – Chủ đích của nhà
cầm quyền Bắc Kinh, phản ứng của truyền thông và các quốc gia khác.
Tin
tổng hợp (Reuters, VOA, RFI)
Cuộc họp không chính thức giữa Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Trung Hoa cộng sản và ASEAN tại Bắc Kinh hôm 16-10 trước Diễn đàn Hương Sơn
Diễn
đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh ngày 17.10, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa cộng
sản mời những người đồng cấp 10 nước ASEAN Đông Nam Á và các nhà phân tích,
lãnh đạo quân sự từ nhiều nước tới thảo luận về vấn đề an ninh khu vực, hàng
hải và chống khủng bố ở châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn
đàn Hương Sơn (Xiangshan, còn gọi là Fragrant Hills) kéo dài ba ngày. Trung cộng tổ chức
diễn đàn này nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Diễn đàn
An ninh Hương Sơn lần thứ sáu này có sự tham dự của 60 viên chức quốc phòng và
130 nhà nghiên cứu. Không có viên chức Mỹ nào có tên trong nghị trình, dù Đô
đốc về hưu Gary Roughead cũng sẽ phát biểu cùng với các Bộ trưởng Quốc phòng
khác.
Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy
trung ương tuyên bố Trung Hoa sẽ không bao giờ liều lĩnh sử dụng
vũ lực, kể quả để giải quyết các vấn đề (yêu sách) chủ quyền. “Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để tránh các
xung đột bất ngờ. Các hoạt động bồi
lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ
quyền Việt Nam), chỉ nhằm mục đích dân sự, không ảnh hưởng đến tự do, an ninh
hàng hải ở Biển Đông, ngược lại còn “có lợi”“.
Phạm Trường Long luôn
miệng nhắc lại những điều mà Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố: „cam kết gìn giữ hòa bình và sẽ không hạn chế tự do hàng hải, cũng như
không sử dụng vũ lực trong khu vực và Bắc Kinh đã tìm cách tránh xung đột”.
Ông biện hộ rằng những công trình hải đăng mà Trung Quốc xây dựng gần đây ở đá
Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam “đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ hàng hải cho
tất cả quốc gia”, đồng thời ông Phạm bác bỏ những quan ngại cho rằng Bắc
Kinh đang tìm cách củng cố kiểm soát khu vực có tầm quan trọng chiến lược này.
Trần Học Huệ, thành
viên ban thư ký Diễn đàn Hương Sơn: “Trung
Quốc xây dựng trên các đảo, đá của mình các công trình phòng ngự là cách cộng
đồng quốc tế thường làm, sao có thể xem việc phòng ngự đảo, đá là quân sự hóa
được?”.
Điển hình cho lập
luận diều hâu của truyền thông nhà nước Bắc Kinh là bài xã luận trên Tân Hoa Xã
cùng ngày 17.10: “Chúng ta đừng quên rằng
vào tháng 10 năm 1962 khi Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba, thậm chí
không phải trên đất Mỹ, Tổng thống Mỹ Kennedy đã nói rõ trong một bài phát biểu
trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho sự tồn tại của các căn cứ
tên lửa ở khu vực này“.
Như vậy có thể thấy,
Trung cộng đang tìm cách “xác lập chủ quyền bằng võ lực” đối với quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi
bò nói chung, ai chống lại thì Bắc Kinh sẽ “không để yên”. Chính bài xã luận
của Tân Hoa Xã đã vạch trần những phát biểu dối trá, ru ngủ dư luận của ông
Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương trước mặt Bộ trưởng Quốc
phòng 10 nước ASEAN và học giả quốc tế tại Diễn đàn Hương Sơn.
Đô đốc Gary Roughead Hoa Kỳ nhấn mạnh, những thách thức mà khu vực đang phải đối
mặt trên Biển Đông rất đáng quan ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của
Trung Hoa lục địa. Ông kêu gọi Bắc Kinh đừng quân sự hóa khu vực này. Tuy phát biểu chỉ
có mấy lời ngắn gọn, lập tức các tướng tá và học giả Trung Quốc tham dự Diễn
đàn đã phản ứng gay gắt.
Diêu Vân Trúc, một nữ
Thiếu tướng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng Trung – Mỹ thuộc Học
viện Khoa học quân sự Trung Quốc đứng dậy chất vấn tướng Gary Roughead về khái niệm “quân
sự hóa Biển Đông”. Không kịp để đối phương trả lời, bà tướng này lập tức
gán các hoạt động tập trận duy trì an ninh, tự do hàng hải, bảo vệ luật pháp quốc
tế và hợp tác quốc phòng của Mỹ với các nước trong khu vực là “quân sự hóa Biển
Đông”.
La Viện, một viên
Thiếu tướng Trung Hoa lục địa lên tiếng với tờ Nhân Dân nhật báo rằng: “Nếu đòi phi quân sự hóa, đầu tiên máy bay và
tàu chiến Mỹ chớ có vào trinh sát gần bờ lãnh hải, không phận nước khác”.
Tuy nhiên ông Viện
không nói cái gọi là “lãnh hải, không phận” nước khác ở đây là nước nào và ở
đâu. Trong khi đó Đô đốc Gary Roughead
đã nói thẳng về các hoạt động bất hợp pháp của Trung cộng ngoài đảo nhân tạo ở
Trường Sa, nếu La Viện muốn ám chỉ khu vực này thì ông ta đã cố tình đánh
lận con đen, Trung cộng làm gì có cái gọi là “lãnh hải” hay “không phận” nào ở
Trường Sa.
Bình luận về những
lập luận này của Bắc Kinh, bình luận gia Lý Minh Giang từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore nói với South
China Morning Post ngày 16/10: “Trung Hoa
cộng sản chỉ muốn sử dụng các diễn đàn kiểu này để thúc đẩy quan điểm của mình,
giải thích chính sách (bành trướng) và cải thiện (che đậy) hình ảnh của mình”.
Tờ Military Times ngày 18.10 cho rằng cam kết không gây chiến của Trung cộng ở
Biển Đông đã thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của láng giềng.
Theo The Diplomat Nhật Bản, Trung
cộng muốn ra vẻ là quốc gia có trách nhiệm với ý đồ muốn dẹp bỏ những quan ngại
của ASEAN về những bất ổn, trong bối cảnh Bắc Kinh ráo riết bồi đắp các đảo
nhân tạo.
Tờ The Nation Thái Lan ngày 18.10 nhắc
lại, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ đã công bố những hình
ảnh chụp từ vệ tinh các công trình trên đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp
pháp ở 7 cụm đảo, bãi đá ngoài Trường Sa đã có 3 đường băng trên 3000 mét đủ
sức cất hạ cánh máy bay quân sự hiện đại nhất của Trung cộng.
“Tôi
muốn đề cập đến hành động gây hấn không thể chấp nhận được của Trung Hoa lục
địa liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông”, Tư lệnh lực lượng
vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd
Zin cho biết tại diễn đàn ngày 18.10, theo Reuters.
Về tuyên bố của Trung
cộng biện bạch cho hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp này là vì mục đích
dân sự, nghiên cứu hàng hải, xúc tiến định vị hàng hải an toàn cho tàu thuyền
trong khu vực, ông Zulkefli nói: “Chỉ có thời gian mới có thể chứng minh ý
định thật sự của Trung Quốc”.
Malaysia lâu nay luôn
thận trọng đưa ra những tuyên bố liên quan đến Trung Quốc trong vấn đề tranh
chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nhưng Kuala Lumpur hồi năm 2014 đã thay đổi đối
sách với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành hai cuộc tập trận hải quân quanh
bãi cạn James vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, các quan chức
ngoại giao Malaysia cho Reuters biết.
Tiến sĩ Zach Abuza (giáo
sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia, Mỹ): Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói có thể có những
cuộc diễn tập chung về cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ thảm họa… Nhưng điều này có
nghĩa lý gì khi mà ông ấy vẫn
không nhượng bộ bất cứ điều gì về “đường lưỡi bò” ngớ ngẩn và phi lý mà Bắc Kinh
tự vạch ra ở Biển Đông. Ông ấy cũng không có cam kết ngừng xây dựng đảo nhân tạo. Ông ấy cũng không hứa hẹn ngừng tấn công và làm đắm các
tàu cá,
đặc biệt là các tàu của Việt Nam – vốn không phải là tàu vũ trang sử dụng cho
mục đích thực thi pháp luật.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường
Vạn Toàn, ảnh: Reuters.
Chuyên gia quân sự Kim Fassler, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đã nhấn mạnh Bắc Kinh tốt nhất nên để Diễn đàn Hương Sơn
giữ được bản chất là “một cuộc đàm luận thẳng thắn từ hai chiều, thay vì cứ một
mực áp đặt quan điểm đơn phương của mình”.
Hãng tin Bloomberg
(Mỹ) ngày 16.10 cảnh báo thêm là Bắc Kinh đang sử dụng gián điệp mạng làm vũ khí
trong cuộc tranh chấp tại biển Đông. Trong thời gian diễn ra
phiên điều trần vụ kiện “đường lưỡi bò” hồi tháng 7, trang web của Tòa án Trọng
tài Thường trực (PCA) tại The Hague – Hòa Lan không truy cập được. Sự kiện kéo
dài một tuần vốn là tâm điểm của dư luận thế giới khi Philippines quyết bước
vào cuộc chiến pháp lý để bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối
với hơn 80% diện tích biển Đông.
Âm mưu nham hiểm của Trung Quốc trong vụ xây đèn biển
phi pháp ở Trường Sa
Ngày
10.10.2015 Tân Hoa Xã loan tin Trung Hoa khánh thành hai ngọn hải đăng Hoa
Dương và Xích Qua trên bãi đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn,
nơi TQ tấn công và chiếm đóng của VN vào năm 1988.
„Bất kỳ một sự chấp nhận hoạt động điều hướng nào từ 2 ngọn
đèn biển Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa cũng nằm trong chiến lược
của Bắc Kinh hướng tới sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền (vô lý, phi
pháp, bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông“, Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore
bình luận.
Trevor Hollingsbee,
một nhà phân tích tình báo hải quân Bộ
Quốc phòng Anh đã nghỉ hưu nói với Reuters, xây dựng 2 ngọn đèn biển này là một “thủ đoạn
xảo quyệt” của Trung Quốc.
Gary Roughead, cựu chỉ huy các chiến dịch hải quân của Mỹ
thì nói
rằng quy mô các cảng và đường
băng sân bay do Trung Quốc xây dựng ở đây đang dấy lên các quan ngại chính đáng
từ cộng đồng khu vực lẫn quốc tế.
Bắc Kinh còn đưa ra “Sáng kiến tập trận chung với các nước ASEAN ở Biển Đông” trong cuộc họp không chính thức giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Trung Quốc và ASEAN tại Bắc Kinh một ngày trước trước Diễn
đàn Hương Sơn. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh đang hy vọng có thể thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á
không ủng hộ kế hoạch tiến vào vùng biển này của Washington.
Nhìn chung, đây là
một biểu hiện khác của chiến lược “Không ngừng đòi hỏi” phi lý trên Biển Đông
của Trung Quốc, nơi mà Bắc Kinh thường đưa ra “các cử chỉ hòa giải nho nhỏ” một
cách định kỳ nhằm mục đích phân tán sự chú ý của cộng đồng khu vực và quốc tế,
để họ phân nhánh xa hơn các hành vi gây bất ổn của mình. Một số ý kiến chuyên
gia nhấn mạnh “ngay cả khi đề
xuất cuộc tập trận chung, Trung Quốc vẫn nhắm đến việc tiếp tục kế hoạch xây
dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo”.