28.12.2015

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 29.12.2015)

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng
(ngày 29.12.2015)
Trung cộng di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 về hướng Hoàng Sa
Ngày 28.12, Cục Hải sự Trung cộng thông báo giàn khoan Hải Dương-981 khoan thăm dò tại giếng Lăng Thủy 24-1-1, nằm phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, từ ngày 28.12.2015 - 10.2.2016.
Vị trí hạ đặt của giàn khoan Hải Dương-981 tại phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa, theo Google Maps ngày 29.12.2015

Theo thông báo do Cục Hải sự Trung cộng (MSA) đưa ra ngày 28.12, khu vực tác nghiệp mới của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) có tọa độ 17°29′32″ vĩ Bắc/110°57′11″ kinh Đông, cách mũi Lăng Thủy thuộc đảo Hải Nam của Trung cộng khoảng 75 hải lý về hướng đông nam. MSA nói rằng vì lý do an toàn, tàu thuyền bị cấm vào khu vực có bán kính 2.000 m từ tọa độ nói trên.
Cách đây khoảng 2 tuần, MSA thông báo giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động ở giếng Lăng Thủy 18-2-1 từ ngày 11.12 – 31.12.2015, với địa điểm tác nghiệp có tọa độ 17°42′51″vĩ Bắc/111°00′56″kinh Đông, cách mũi Lăng Thủy khoảng 70 hải lý về phía đông nam.
Các tàu hộ tống Trung cộng hướng mũi ra ngoài, sẵn sàng tăng tốc cản phá tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam mỗi khi tàu Việt Nam tìm cách tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 lúc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam tháng 6.2014 – Ảnh: Độc Lập
Tàu hải giám 2168 của Trung cộng (trái) bất ngờ chuyển hướng để đâm tàu kiểm ngư KN-768 của Việt Nam ngày 16.6.2014, nhưng tàu KN-768 tránh được cú đâm va khi khoảng cách chỉ còn 50 m với tàu Trung cộng. Xa xa phía trái là giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 của Trung cộng – Ảnh: Độc Lập 

Trung cộng bố trí thêm 3 tàu chiến ở Biển Đông để áp đặt yêu sách chủ quyền
3 tàu chiến mới gồm tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp tế và tàu đo đạc, đây đều là những tàu chi viện có tác dụng hỗ trợ cho hải quân tác chiến ở Biển Đông.
 Lễ hạ thủy tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung cộng

Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 28/12 đưa tin, để tăng cường thúc đẩy thực hiện thực yêu sách vô lý, phi pháp ở Biển Đông, Quân đội Trung cộng vừa tổ chức lễ hạ thủy, đặt tên, trao cờ cho 3 tàu chiến, lần lượt là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 cho Hạm đội Nam Hải.
Toàn bộ 3 tàu chiến này đều do Trung cộng tự chế tạo, sẽ có lợi cho hoạt động thu thập tình báo của Quân đội Trung cộng ở Biển Đông.
Theo nguồn tin của Vượng báo, lễ hạ thủy 3 tàu chiến này được tổ chức ở một quân cảng thuộc đảo Hải Nam vào sáng ngày 26/12/2015, đúng vào dịp tròn 11 năm thành lập một chi đội tàu chi viện tác chiến của Hạm đội Nam Hải.
Ngoài ra, trang Sina Trung cộng ngày 26/12 cũng chỉ đăng 2 hình ảnh hiếm hoi về lễ biên chế của các tàu chiến này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, 3 tàu này có những ưu điểm khác nhau về công năng, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh có thể tiến hành trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết đối với các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm, đồng thời nắm được việc triển khai và các động thái của “quân địch”.
Tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung cộng ngày 26/12/2015
Tàu tiếp tế Lô Cô Hồ có thể cung cấp chi viện tiếp tế hậu cần cho lực lượng Trung cộng chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hoặc thực hiện nhiệm vụ y tế trên biển.
Việc máy bay ném bom chiến lược B-52 của Quân đội Mỹ bay trên Biển Đông theo Thời báo Hoàn Cầu, đã gây căng thẳng quân sự Trung-Mỹ, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung cộng vừa tiến hành diễn tập quân sự chiến đấu thực tế ở Biển Đông, hoạt động này diễn ra trong một ngày rưỡi.
Cuộc tập trận này đã tổ chức luyện nhiều khoa mục diễn tập sát chiến đấu thực tế như trinh sát cảnh báo sớm, chỉ huy kiểm soát, săn ngầm, chống thủy lôi, phòng vệ liên hợp và trang bị hậu cần.
Hiện nay, cộng thêm tăng cường 3 tàu chiến mới rõ ràng cho thấy, Quân đội Trung cộng có ý đồ muốn thống trị Biển Đông.
Đoàn tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung cộng

Việt Nam tăng cường lực lượng hải quân bằng tàu ngầm lớp Kilo
Tờ Vượng báo cho rằng, trước nguy cơ Trung cộng không ngừng tăng cường quân sự hóa Biển Đông, Việt Nam đã buộc phải điều tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mua của Nga tiến hành tuần tra (trong vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình ở) Biển Đông, gây chú ý cho dư luận.
Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga trị giá 2 tỷ USD, đây là loại tàu ngầm có lượng xuất khẩu lớn nhất của Nga. Loại tàu ngầm này nổi tiếng là hỏa lực mạnh, tiếng ồn nhỏ.
Hiện nay, Nga đã bàn giao 4 chiếc, chiếc thứ 5 sẽ vận chuyển đến Tân Gia Ba vào ngày 29/1/2016, sau đó về Việt Nam, dự kiến sẽ trở thành “hậu thuẫn quân sự” cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Vượng báo cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo chuyên sử dụng cho tác chiến săn ngầm và chống hạm. Dư luận quốc tế cũng quan tâm đến việc Việt Nam vận hành những tàu ngầm này như thế nào để đối phó với các thế lực muốn cướp chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông.
Cơ quan tình báo quốc phòng chiến lược (DSI) ở London Anh cho rằng, tăng trưởng chi tiêu quốc phòng ở châu Á đã đứng đầu thế giới, trong danh sách mua sắm vũ khí của các nước thì tàu ngầm đứng đầu.
Trị giá hiện nay của thị trường tàu ngầm châu Á chỉ 7 tỷ USD, nhưng đến năm 2025 sẽ tăng lên 11 tỷ USD. Điều này có nghĩa là châu Á có khả năng vượt châu Âu, trở thành thị trường tàu ngầm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.


Biển Đông : Trung cộng tức giận về vụ thanh niên Phi Luật Tân cắm trại trên đảo Thị Tứ
Nhóm thanh niên "Kalayaan Atin Ito" (Kalayaan là của chúng ta) cắm trại trên đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ)DR

Ngày 28.12.12015, Trung cộng bày tỏ sự tức giận sau khi một nhóm người Phi Luật Tân đổ bộ lên một hòn đảo đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, nhưng hiện do chính quyền Manila kiểm soát.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng đã phản đối vụ cắm trại trên đảo Thị Tứ, tái khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa:  „Một lần nữa chúng tôi yêu cầu Phi Luật Tân rút toàn bộ các nhân viên và các cơ sở thiết bị ra khỏi những đảo mà nước này chiếm đóng trái phép, tránh những hành động gây phương hại cho hòa bình và ổn định khu vực cũng như cho quan hệ Trung Hoa - Phi Luật Tân“.
Đảo Pagasa ở Trường Sa hiện do Phi Luật Tân cai quản
Ngày 26.12.2015, một nhóm gần 50 người, đa số là thanh niên thuộc một nhóm mang tên « Kalayaan Atin Ito » (Kalayaan là của chúng ta) đã đến đảo Pag-asa, còn được gọi là đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, để cắm trại. Đây là một đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân và Trung cộng. Manila kiểm soát đảo này, sau khi đánh chiếm từ đầu thập niên 1970.

Hành động của nhóm người Phi Luật Tân nói trên nhằm phản bác những đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng trên vùng biển này, đặc biệt là lên án việc Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.


Nhóm do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu cho biết chuyến đi này là hành trình “yêu nước” và là một hành động có tính biểu tượng thách thức Trung cộng.
Chính phủ Phi Luật Tân nói họ hiểu ý định của nhóm này nhưng phản đối chuyến đi vì lý do an toàn và an ninh.
Nhóm này đã dùng thuyền đi qua hải trình 500 km tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước khi tới đảo nhỏ này.
Đá Vành Khăn trên Trường Sa đã được Trung cộng bồi đắp rộng ra.
Căng thẳng gia tăng vào năm ngoái với việc Trung cộng bồi đắp đảo nhân tạo và tuần tiễu tại khu vực này.
Hoa Kỳ và Úc đã và đang thực hiện các chiến dịch tự do di chuyển trên biển và trên không để thách thức tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông.
Một phóng viên của BBC gần đây dùng máy bay dân sự ra gần các đảo Trung cộng xây trên các rặng san hô để thực hiện phóng sự điều tra đã bị Hải Quân Trung cộng liên tiếp xua đuổi.