„Trong quá khứ nhà cầm quyền Trung cộng đã
đàn áp những người bất đồng chính kiến và người thiểu số, thì Tổ chức Hoa hậu
Thế giới chẳng khác nào là đồng loã với một Trung cộng đang tiếp tục chính sách
ngược đãi về nhân quyền. “
Vì sao Trung cộng sợ một hoa hậu?
Người
đẹp có tên là Anastasia Lin, gốc Trung Hoa, đã đoạt giải 3 trong kỳ thi hoa hậu
Canada năm 2013. Năm nay, cô, với số tuổi 25 và là một công dân Canada, đã chiến
thắng vương miện hoa hậu Canada, nhưng có vẻ như cô bị ngăn cản để tham dự cuộc
thi hoa hậu thế giới lần thứ 65 sẽ được tổ chức tại Hoa lục vào ngày 19 tháng
12 năm nay.
Ðể
hiểu lý do vì sao cô lại không được chấp nhận để dự thi hoa hậu thế giới thì
chúng ta phải quay lại khởi đầu từ một email đã được gửi cho ban tổ chức cuộc
thi hoa hậu của quốc gia này vào năm 2013. Trong email đó khuyến cáo ban tổ chức
hãy xét lại kỹ lưỡng về vai trò ứng viên của cô theo như báo The Daily Beast đã
tường thuật như sau:
Nói
gì thì nói, ai cũng phải công nhận Anastasia Lin là một hoa hậu đẹp và khả ái.
Khi đoạt giải hoa hậu Canada năm 2015, ở bất cứ nơi nào có cô xuất hiện, cô đều
mang dáng vẻ đầy tự tin. Ðó là do những năm cô từng là một diễn viên và người mẫu,
thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Như hầu hết những ứng viên dự thi hoa hậu
thế giới, mỗi hoa hậu đều có những hoạt động về xã hội, trong trường hợp của
cô, hoạt động này là đấu tranh cho nhân quyền.
Tuy
nhiên ẩn hiện dưới nụ cười xinh đẹp của cô đã giấu một mối lo âu: Sau khi mang
vương miện hoa hậu Canada, và tiếp đó phải trở về nguyên quán Trung Hoa trong kỳ
tranh giải hoa hậu thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 12 tới đây, cô
sẽ bị đối xử ra sao? Thật ra không chỉ riêng cô mà nhà cầm quyền Trung cộng
cũng có những mối lo tương tự. Mối
lo của nhà nước Trung cộng khi thấy Anastasia Lin là một thành viên của môn
phái Pháp Luân Công. Một
con số ước tính vào khoảng 65 ngàn người theo môn phái Pháp Luân Công bị đưa
lên bàn mổ, trong những nhà thương quân đội, đã chết vì bị lấy nội tạng từ năm
2000 đến năm 2008, năm Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Olympics, căn cứ vào một
tài liệu trong quyển sách được xuất bản năm 2014 mang đề tựa “The Slaughter” của
tác giả Ethan Gutmann. Theo ông Gutmann, người đã có những cuộc phỏng vấn rộng
rãi với những nạn nhân còn sống sót và những vị bác sĩ đã thú nhận “Chúng tôi có thể nói rằng con số ấy đã tăng
gấp đôi cho năm 2015”.
Ở
cái tuổi 25, Anastasia Lin lại càng trở nên một nhân vật chỉ trích chế độ Trung
cộng một cách đáng chú ý. Cô
là tài tử chính trong những cuốn phim nói về nhân quyền ở Hoa lục được giải thưởng.
Cô còn điều trần trước quốc hội Mỹ về sự đàn áp tôn giáo tại Hoa lục, và trải bày tâm sự về đời tư của cô rằng
việc cô tranh đấu cho nhân quyền đã khiến cho cha cô, còn đang sống tại Trung Hoa,
lâm vào tình trạng nguy hiểm. Cô
trở thành tiếng nói của những ai còn ở Hoa lục đã bị bịt miệng và cũng là một phụ nữ đẹp, đầy nghị lực,
được bầu chọn chính thức là một trong các hoa hậu của thế giới để chuẩn bị bước
vào vòng thi dành cho tất cả hoa hậu các nước.
Bởi
thế Bắc Kinh nay lâm vào tình trạng khó xử: Có nên tuân theo thủ tục quốc tế
trong việc tổ chức thi hoa hậu thế giới và phải để Lin tham dự để rồi phải
đương đầu đầy ngượng ngùng trước người dân Trung Hoa, hay sẽ không tuân theo những
điều lệ tranh giải từ trước đến nay, ngăn không cho Lin tham dự và để rồi hứng
chịu sự dè bỉu từ những nước phương Tây?
Có
vẻ như Trung cộng đang ở thế lưng chừng không rõ rệt. Chương trình đã sắp đến
nhưng Lin chưa nhận được giấy mời từ ban tổ chức thi hoa hậu thế giới của Hoa lục.
Nếu không có giấy mời thì cũng không có đơn xin thông hành nhập cảnh. Và nếu cô
không nhận được thông hành vào 16 tháng 11, cô sẽ bị loại khỏi vòng thi. Hoa hậu
Úc, hoa hậu Ấn Ðộ, cả hai đều đã nhận được thơ mời và giấy thông hành rồi. Tuy
nhiên, theo như Anastasia Lin cho biết thì cô duy nhất là người không nhận được
giấy mời. Có phải giấy mời đã “bị lạc” trên đường bưu điện không?
Ðiều
đó khó xảy ra. Ðây không phải là lần đầu Trung cộng cố bịt miệng Lin. Quay lại
thời điểm năm 2013, khi cô ghi tên tham gia dự thi hoa hậu Canada, ban tổ chức
thi hoa hậu Canada đã nhận được một email nặc danh “khuyến cáo nên xét lại tư
cách ứng viên của cô”. Bức thư còn cho rằng “mục đích của cô muốn dự thi là để
có diễn đàn tố cáo Trung cộng và sự thù hằn của cô đối với nhà cầm quyền Trung cộng
sẽ khiến cuộc thi mang tiếng và mất uy tín”. Thêm nữa, bức thư còn dọa rằng “những
mạnh thường quân cho cuộc thi sẽ rút ngân khoản ủng hộ vì đã để cô sỉ nhục nhà
cầm quyền Trung quốc.”
Ban
tổ chức hoa hậu Canada chỉ đưa email cho cô xem và không quan tâm. Trong cuộc
thi, Lin đã kể lại rằng có hai giám khảo gốc Trung Hoa, thay vì phải ủng hộ cô
thì cho cô điểm 0 trên 10, nên cô chỉ được huy chương đồng (hạng 3). Trong lời
phát biểu cuối cùng trong cuộc thi, cô đã truy niệm những người đã chết vì niềm
tin của họ ở Trung Hoa cộng sản.
Giờ
đây, cho dù Trung cộng đã dựng “bức tường lửa vĩ đại” ngăn cản thông tin từ
ngoài vào, nhưng trước tin một cô gái gốc Trung Hoa được đăng quang hoa hậu
Canada đã tạo nên những đồn đoán lan rộng trên mạng và những kênh truyền thông
“lề trái”. Khi cha của cô, người luôn ủng hộ cô trong cuộc thi, bắt đầu được giới
truyền thông lưu tâm tới, ông nói rất hãnh diện về con gái ông trên TV.
Truyền
thông “lề phải” của nhà nước đành phải chạy theo câu chuyện “một cô gái Trung
Hoa làm rạng danh người Trung Hoa ở nước ngoài” của Lin trước đà thông tin của
quần chúng, nhưng thay vì gọi đúng tên cô thì thay một cái tên giả khác vào. Cứ
như thế tên của cô biến mất dần trên mạng. Một người hâm mộ cô đã nhắn tin cho
cô biết là truyền thông chính thức của nhà nước Trung cộng, Weibo, đã kiểm duyệt
tất cả những tin nói về giải hoa hậu của cô, thêm nữa, bây giờ nhà nước đang sợ
cô. Ngay cả cha cô cũng không thể liên lạc với cô bằng lối gửi tin nhắn.
Mãi
đến vài ngày sau, Lin nhận được email của cha viết rằng cô nên dừng tranh đấu
cho nhân quyền. An ninh nhà nước Trung cộng đã đến nhà ở của cha cô và công
khai tuyên bố là nếu cô không chịu ngừng đụng chạm đến nhà nước Trung cộng thì
ông ta phải cắt đứt tình cha con như trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa trước đây.
Lin
lập tức gọi cho cha để hỏi chuyện gì đã xảy ra cho ông. Ông khuyên “Xin con hãy đừng làm những gì con đã làm”
với lời kêu gọi thống thiết “Xin con để
gia đình ở nơi này còn có cơ sống sót” và kể những câu chuyện hãi hùng trước
khi dứt máy. Cô cảm thấy bị sốc khi nhận biết cha cô đã từng là một người cha rất
cứng rắn, xem gia đình là trên hết mà bây giờ lại sợ nói chuyện với con gái. Cô
diễn tả: “Cuộc cách mạng Văn hoá đã như
là vết thương in sâu trong tâm trí ông, và bây giờ ông, một lần nữa, lại là nạn
nhân. Sự đàn áp của chế độ trong quá khứ đã khiến cho những người như cha tôi
luôn sống trong sự sợ hãi. Sự sợ hãi này đã nằm trong xương tủy của họ” .
Tuy
nhiên, phản ứng đầu tiên của Anastasia Lin để bảo vệ cho cha trước những áp bức
của chế độ là không ngậm miệng. Cô nói: “Tôi
không muốn gia đình tôi bị hiểm nguy, nhưng vì thật lòng với gia đình, vì tình
trạng hiện nay của họ, tôi phải tiếp tục làm những gì tôi đang làm. Nếu không,
tất cả những gì tôi làm sẽ trôi theo giòng nước.”
Những
cố gắng ồn ào cuối cùng của Trung cộng nhằm cố bịt miệng Anastasia Lin dường
như đã đang là điều thách thức đối với cơ quan tổ chức Hoa hậu Thế giới – một
công ty của Anh đặt trụ sở tại Luân đôn. Khi Lin yêu cầu những giới chức Hoa hậu
Thế giới giúp đỡ cho cô, những vị này nói với cô rằng lời mời của họ không đủ
cho việc xin hộ chiếu nhập cảnh, và khuyên cô nên chờ thư mời chính thức từ nước
chủ nhà là Trung quốc. Sau đó, cô có liên lạc với các vị này một lần nữa thì họ
cho cô hay là họ đã nhắc nhở về thư mời chính thức từ nước chủ nhà và họ chỉ có
thể làm đến thế mà thôi. Trong khi ở Luân Ðôn, cô yêu cầu được gặp họ thì họ
thoái thác, lấy lý do bận.
Tại
sao những nhà tổ chức thi Hoa hậu Thế giới không làm làm hết sức mình để bảo đảm
tất cả những hoa hậu của các nước có cơ hội tranh tài đồng đều? Tại sao không
gióng lên tiếng nói của những người đại diện cho phụ nữ thế giới? Thi Hoa hậu
Thế giới phải chăng nên đổi nơi tranh tài khi mà nước chủ nhà bắt người tham dự
im miệng?
Những
câu hỏi trên được nhắn gửi cho những vị trong ban tổ chức thì được phát ngôn
viên ban tổ chức trả lời sau: “Chúng tôi không biết quá trình hoạt động của người
dự thi (sic) đã là nguyên nhân đơn xin hộ chiếu của họ bị từ chối.
Ðể trả lời câu hỏi “Liệu nước Trung Hoa
chủ nhà từ chối cấp hộ chiếu cho người dự thi thì ban tổ chức có tìm nước khác
để tổ chức không?” thì câu giải đáp là: “Nếu chúng tôi huỷ bỏ hay di dời nước tổ chức mỗi khi có một đơn xin
thông hành bị từ chối thì chúng tôi không thể nào lên chương trình cho cuộc
tranh tài này được”.
Một điều đáng lưu ý là Tổ chức Hoa hậu
Thế giới đã từ chối trả lời câu hỏi về ngân quỹ và tiền trao giải thưởng đã nhận
được từ nước đứng ra tổ chức. Có thể vì Trung cộng đã bỏ ra một số tiền “nặng ký” cho ban tổ
chức. Trong năm 2003, thành phố Sanya trên đảo Hải Nam thuộc Hoa lục đã đứng ra
tổ chức thi hoa hậu thế giới kèm những điều kiện thật “hào phóng” để “chắc cú”
là Tổ chức Hoa hậu Thế giới không thể nào mà không bắt tay đồng ý:
Thành
phố sẽ không tính tiền ban tổ chức dùng những cơ sở để tổ chức cuộc thi, thay
vào đó Tổ chức Hoa hậu Thế giới chỉ phải trả 4,8 triệu đô-la gọi là “lệ phí giấy
phép tổ chức”, tuy nhiên thành phố Sanya để ban tổ chức được quyền bỏ vào túi tất
cả những khoản thu từ những đài truyền hình nước ngoài ngoại trừ Trung Hoa.
Ðể
đáp lại đòi hỏi của Tổ chức Hoa hậu Thế giới quan tâm đến những cuộc biểu tình
do những người dân trên đảo phản đối có thể xảy ra trong thời gian tranh tài,
thì Trung cộng bảo đảm không để chuyện đó xảy ra với “bàn tay sắt của họ”. Do
đó những vị chủ chốt của Tổ chức Hoa hậu Thế giới đã có mối quan hệ “thắm thiết”
với Trung cộng. Chả thế mà Trung cộng đã đứng ra tổ chức bảy cuộc tranh tài này
với sáu lần tại thành phố Sanya của đảo Hải Nam.
Hiện
nay, các giới chức trong Tổ chức Hoa hậu Thế giới dường như xem mình như người
ngoại cuộc, hiển nhiên như muốn đổ hết lỗi lầm cho Bắc Kinh. Thực tế, khi ban tổ
chức “giả mù” như không nhìn thấy việc Anastasia bị bịt miệng và việc đảng này
đem cha của cô ra như một món tiền chuộc là điều rất thuận lợi cho đảng Cộng sản
Trung Hoa. Trong quá khứ nhà cầm quyền Trung cộng đã
đàn áp những người bất đồng chính kiến và người thiểu số, thì Tổ chức Hoa hậu
Thế giới chẳng khác nào là đồng loã với một Trung cộng đang tiếp tục chính sách
ngược đãi về nhân quyền.
Anastasia
Lin rồi sẽ chỉ là một bóng mờ khi bị từ chối để tham dự cuộc tranh tài đầy lộng
lẫy này, và Trung cộng sẽ thắng. Tổ chức Thi Hoa hậu Thế giới mà câu châm ngôn
của họ là “Vẻ Ðẹp Với Một Mục Ðích” (Beauty With a Purpose) – bây giờ có một sự
lựa chọn. Hoặc là họ sẽ càng bị vạch trần sự đồi bại của họ là tổ chức này chỉ
ham tiền, hay họ phải đối xử công bằng với hoa hậu Canada như những hoa hậu
khác, để Anastasia Lin được phép tranh tài, ngay cả khi nơi tổ chức bắt buộc phải
dời đi nơi khác.
Hãy
chọn đứng về phía những người đã sẵn lòng hứng chịu mọi bề nguy hiểm để nói lên
tiếng nói của sự thật chống lại bạo quyền, hầu tạo sự thay đổi, không những chỉ
cho Trung Hoa, mà còn cho cả biểu tượng đề cao vẻ đẹp thật sự của những cuộc
tranh tài Hoa hậu Thế giới một cách đúng nghĩa nhất.
ĐTĐ
- Phỏng theo Vision & The Daily Beast