Lê
Bình
Hơn 300 người gồm đồng hương và các
cựu Quân nhân QLVNCH tham dự Đại lễ Tưởng niệm các chiến sĩ QLVNCH hy sinh
trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 do Hội Hải Quân Bạch Đằng phối hợp với
Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc California tổ chức vào lúc 11:00am ngày chủ
nhật 17/1/2016 tại hội trường trường Trung Học Yerba Buena, San Jose,
California.
Người ta ghi nhận có: Cựu Đô Đốc
Trần Văn Chơn, Cựu Đ.Tá Trần Thanh Điền, cựu Tr.Tá Đỗ Hữu Nhơn, cụ Trương Đình
Sữu, cựu LS Hoàng Cơ Long, và các hội đoàn quân đội: Hội Thiết Giáp, Hội Biệt
Động Quân, Hội Thủy Quân Lục Chiến, Gia đình Mũ Đỏ, Hội Nữ Quân Nhân Bắc CA,
Hội Nữ Quân Nhân San Jose, Gia Đình SĐ18, Lực Lượng SQ Thủ Đức, Nha Kỹ Thuật,
Gia đình Lực Lượng Đặc Biệt, Người Nhái, Khu Hội, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia,
Tập Thể Chiến Sĩ Tây Bắc. Các vị đại diện dân cử chính quyền thành phố San
Jose, hạt Santa Clara: Thị Trưởng San Jose Sam Licardo, nghị viên đơn vị 7
Nguyễn Tâm, bà Trương Vân Lan, đại diện Giám sát viên Cindy Chavez, bà Lê Thị
Cẩm Vân, Học khu Esat Side District... và báo chí, truyền thông Bắc Cali
Lễ chào cờ khai mạc diễn ra lúc 11:30am bắt đầu với việc rước linh vị các chiến sĩ trận vong vào lễ đài. Hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Lễ mặc niệm tưởng nhờ tiền nhân, và đặc biệt trong không khí trang nghiêm có phút tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân / QLVNCH vị quốc vong thân, bảo vệ đất nước.
Đại diện BTC và quan khách đặt vòng hoa trên bàn thờ tổ quốc: Cựu Đ.Tá Trần Thanh Điền, Cựu Tr.Tá. Đỗ Hữu Nhơn, TTK Liên Hội Cựu Quân Nhân Ông Lê Đình Thọ.
Lễ chào cờ khai mạc diễn ra lúc 11:30am bắt đầu với việc rước linh vị các chiến sĩ trận vong vào lễ đài. Hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Lễ mặc niệm tưởng nhờ tiền nhân, và đặc biệt trong không khí trang nghiêm có phút tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân / QLVNCH vị quốc vong thân, bảo vệ đất nước.
Đại diện BTC và quan khách đặt vòng hoa trên bàn thờ tổ quốc: Cựu Đ.Tá Trần Thanh Điền, Cựu Tr.Tá. Đỗ Hữu Nhơn, TTK Liên Hội Cựu Quân Nhân Ông Lê Đình Thọ.
Sau đó, Trưởng BTC, ĐT Trần Thanh Điền, thay mặt cựu Tư Lệnh HQ/VNCH Đô Đốc Trần Văn Chơn, lê đọc diễn văn chào mùng quan khách. Ông cảm tạ đồng hương và các đơn vị Hải Lục Không quân có mặt hôm nay cùng đồng hương tưởng niệm trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974.
Lễ truy điệu 74 chiến sĩ HQ vị quốc vong thân. Dưới ánh nến lung linh, nhang khói từ bàn thờ Tổ Quốc, từng hình ảnh các chiến sĩ đã hy sinh được chiếu lên trên màn ảnh lớn, bắt đầu từ Hạm trưởng Nguỵ Văn Thà, Hạm phó Nguyễn Thành Trí và tất cả các chiến sĩ HQ/VNCH khiến ngưòi xem vô cùng xúc động. Tiếp sau đó là một đoạn video ngắn chiếu lại trận hải chiến Hoàng Sa những chiếc tuần dương hạm, hải vận hạm, khu trục hạm chiến đấu với hải quân Trung cộng, đánh tan hạm đội Trung cộng nhưng một chiếc hải vận hạm bị hải pháo Trung Cộng bắn cháy, bốc khói trên biển khơi, một lỗ lủng lớn bên mạn tàu nước biển tràn vào. Tàu từ từ chìm và các chiến sĩ hy sinh theo tàu.
Phần quan khách phát biểu có: Thị trưởng San Jose, Ông Liccardo, đại diện GSV Sandy Chavez, cô Trương Vân Lan, và Ủy viên Giáo Dục Học Khu East Side, cô Vân Lê.
Tiếp theo BTC vinh danh những anh hùng Hải quân QLVNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc trong trận Hải chiến ngày 19/01/1974 và giới thiệu bốn chiến sĩ Hải quân sống sót trong trận hải chiến Hoàng sa và hiện nay đã định cư tại San Jose, có:
1. Hải Quân Trung Úy Hồ Văn Hải - Sĩ quan truyền tin HQ 5
2. Hải Quân Trung Úy Trần Hữu Đức - Sĩ Quan Cơ Khí HQ 5
3.Hải quân Nguyễn Văn Mỹ - Chuyên viên cơ khí HQ 4
4. Hải Quân Đại Úy Đoàn Viết Ất - Sĩ Quan Trọng Pháo HQ 16
Ông Lê Đình Thọ, Liên Hội CQN trình bày đề tài Hoàng Sa. Ai đủ tư cách pháp lý đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung cộng? Xác định Hoàng sa thuộc chủ quyền của nước nào?
Ông trình bày các điểm: Tại sao trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra 19/01/1974. Nguyên nhân xa/Nguyên nhân gần…Ai đủ tư cách pháp lý đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung cộng? Theo ông Lê Đình Thọ: “Người đủ tư cách kiện đòi lại Hoàng sa từ tay Trung cộng là Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Nhưng chính phủ Việt Nam nay Cộng Hoà không còn, thì làm sao đòi? Tuy chính phủ VNCH không còn, nhưng hơn 3 triệu dân VNCH còn, đang ngồi ở đây; và hơn mấy chục triệu dân của nửa nước tại Nam Việt Nam. Quốc Kỳ VNCH còn phần phật tung bay khắp các nước trên thế giới. Mà quốc kỳ là biểu tượng quốc gia. Nhiều Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đang sẵn sàng làm nhân chứng xác nhận Hoàng Sa là của Việt Nam Cộng Hoà. Vậy thì chúng ta đủ tư cách. Chúng ta lập nên Hội đồng Nhân sĩ Quốc gia Việt Nam đaị diện toàn dân kiện đòi lại Hoàng Sa được không?”
Và ông kết thúc những điều trình bày: “Điều đặt ra là chúng ta có dám hy sinh vì nước vì dân hay không cái đã? Có tiếp tục hỗ trợ đồng bào quốc nội chống lại tập đoàn Việt cộng bán nước buôn dân hay không. Toàn dân phải giải thể cái gọi là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” kia đi. Vì nó là thứ tay sai nội gián, chư hầu, thứ nô lệ của Tàu cộng. Chúng ta lập lại một thể chế lâm thời Việt Nam Cộng Hoà. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lâm thời này mới đủ tư cách pháp lý giành lại Hoàng Sa - Trường Sa; và công lý sẽ thắng, chính nghĩa sẽ thắng.”
Cũng trong phần tưởng nhớ, Cựu Đô Đốc Trần Văn Chơn, thay mặt BTC trao tặng cho con trai của Tr.Tá Trí một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Sau những giây phút trầm lắng và xúc động của lễ tưởng niệm, chuyển qua phần văn nghệ. Bắt đầu với ban hợp ca Lướt Sóng với bài Việt Nam!Việt Nam! Và, không khí trong Hội trường sôi động lên với những hồi trống vang động, hào hùng qua tiết mục trình diễn của gần 40 chục em thuộc đoàn trống Lasan do em Bích Ngọc hướng dẫn. Trong quốc phục cổ truyền, khăn đóng áo dài Vàng Xanh Đỏ…các em thanh thiếu niên nam nữ đứng thành hình vòng cung trưóc sân khấu và hai bên hội trường biểu diễn trống trận thời xưa. Những tiếng trống hào hùng gợi nhớ lại những tiếng trống vang dậy lệnh xuất quân Bắc phạt của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo..năm xưa. Tiếp theo là phần biểu diễn võ thuật của võ đường Thần Phong, và phần ca hát do ban văn nghệ Bạch Đằng đảm trách.
Buỗi lễ chấm dứt khoảng 3:00pm.
Nền tảng pháp lý của Hoàng Sa: Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải phản kháng nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa tiếp nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc Gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Trung cộng chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi còn quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung cộng đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức"- Trung cộng gọi là nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung cộng chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn.
Năm 1958, Trung cộng cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). Vào thời gian này, Trung cộng là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng sản Bắc Việt) thực hiện cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung cộng, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung cộng quyết định về hải phận 12 hải lý.
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung cộng và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong.