Tổ chức Ân xá Quốc tế - Trần
Văn Minh dịch
Việt Nam giai đoạn 2015 – 2016
Sự
hạn chế gắt gao các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa vẫn tiếp
tục. Truyền thông và tư pháp, cũng như các tổ chức tôn giáo và chính trị, vẫn
nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ít nhất 45 tù nhân lương tâm vẫn còn
bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt sau các phiên tòa bất công; gồm các
blogger, các nhà hoạt động cho quyền công nhân và quyền sử dụng đất, các nhà
hoạt động chính trị, các tín đồ, thành viên của các nhóm sắc tộc và các nhà vận
động nhân quyền và công bằng xã hội. Các nhà hoạt động bị kết án trong các
phiên xử mới.
Cơ
quan chức năng đã tìm cách ngăn chặn hoạt động của các nhóm xã hội dân sự độc
lập bằng cách sách nhiễu, giám sát và hạn chế tự do đi lại. Việc giảm truy tố hình
sự đối với các blogger và các nhà hoạt động trùng hợp với sự gia tăng sách
nhiễu, giam giữ tùy tiện ngắn hạn và bị nhân viên an ninh tấn công về thể xác.
Nhiều người Thượng tị nạn đã trốn chạy sang Campuchia và Thái Lan vào giữa
tháng 10 năm 2014 và tháng 12 năm 2015. Án tử hình vẫn được sử dụng.
Bối cảnh
Một chương trình cải cách lập pháp quan trọng đang tiếp tục. Một số luật
quan trọng được xem xét hoặc đang được soạn thảo. Bộ luật Dân sự sửa đổi, Luật
Hình sự, Luật về Tạm giữ, Giam giữ và Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được phê duyệt
vào cuối năm, nhưng Luật về Hội, Luật về Biểu tình, và Luật về Tín ngưỡng và
Tôn giáo chưa được thông qua. Công chúng được kêu gọi đóng góp ý kiến. Các nhóm
xã hội dân sự độc lập đưa ra lo ngại rằng, một số luật lệ không phù hợp với
nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, gồm cả những quy định trong Công ước Quốc tế về
các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Công ước của LHQ về chống Tra tấn có hiệu lực vào tháng 2, nhưng sự cải
cách luật pháp rộng rãi cần thiết để tuân theo vẫn chưa được giải quyết.
Hơn 18.000 tù nhân đã được thả để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc
khánh hồi tháng 9; không có tù nhân lương tâm nào được thả.
Một số đông người Thượng tị nạn từ Tây Nguyên trốn sang Campuchia và Thái
Lan vào giữa tháng 10 năm 2014 và tháng 12 năm 2015, hầu hết cáo buộc bị đàn áp
tôn giáo và sách nhiễu. Hàng chục người bị buộc phải trở về Việt Nam, với những
người khác tự nguyện trở về sau khi nhà chức trách Campuchia từ chối chấp nhận
và giải quyết yêu cầu xin tị nạn của họ. Số phận của họ khi trở về vẫn chưa được
biết (xem mục Campuchia).
Đàn áp bất đồng chính kiến
Thành viên của các nhóm hoạt động độc lập cố gắng thực thi quyền tự do ngôn
luận, lập hội và hội họp ôn hòa, phải đối mặt với sự sách nhiễu thường xuyên,
bao gồm giám sát, hạn chế đi lại, giam giữ ngắn hạn một cách tùy tiện và bị tấn
công thể chất bởi cảnh sát và những người không thể xác định danh tánh, bị nghi
ngờ thông đồng với lực lượng an ninh. Hàng chục nhà hoạt động bị tấn công,
nhiều người trong số họ trước hoặc sau khi đi thăm tù nhân được thả và nạn nhân
của hành vi vi phạm nhân quyền, hay khi tham dự các sự kiện hay họp hành.
Hồ tháng 7, lực lượng an ninh quấy nhiễu và hăm dọa các nhà hoạt động ôn
hòa đang tìm cách tham gia các cuộc tuyệt thực tại bốn thành phố lớn trong tình
đoàn kết với các tù nhân lương tâm. Hoạt động này được tổ chức bởi chiến dịch
“We Are One”, ra mắt hồi tháng ba cùng với một lá thư gửi cho Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, có chữ ký của 27 tổ
chức xã hội dân sự địa phương và 122 cá nhân.
Cơ
quan chức năng tiếp tục sử dụng các tội danh được mô tả mơ hồ để buộc tội và
kết án các nhà hoạt động ôn hòa, chủ yếu thông qua Điều 258 (lợi dụng
quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ
chức và / hoặc công dân) của Bộ luật Hình sự năm 1999. Ba nhà hoạt động ủng hộ
dân chủ bị bắt vào tháng 5 năm 2014 trong khi theo dõi cuộc biểu tình chống
Trung Quốc, đã bị kết án vào tháng 2 từ 12 đến 18 tháng tù, theo Điều 258 ở
tỉnh Đồng Nai.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và đồng nghiệp của ông, bà Lê Thu Hà, đã bị bắt giữ hồi tháng 12 về tội “tuyên truyền” chống
nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Vụ bắt giữ xảy ra vài ngày sau khi Nguyễn Văn Đài và 3 đồng nghiệp bị hành
hung dã man bởi 20 người đàn ông mặc thường phục, vừa sau khi thực hiện khóa
đào tạo nhân quyền ở tỉnh Nghệ An.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh và người
phụ tá Nguyễn Thị Minh Thúy vẫn bị
giam trong hoàn cảnh tiền xử án kể từ khi bị bắt giữ hồi tháng 5 năm 2014. Họ
bị buộc tội theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự vào tháng 2 do liên quan tới blog
Dân Quyền và Chép sử Việt, cả hai trang đều phê phán các chính sách và quan
chức chính phủ và đã bị đóng cửa từ lúc đó.
Blogger nổi tiếng và nhà báo Tạ
Phong Tần đã được thả hồi tháng 9 và ngay lập tức được bay sang Mỹ trong
tình trạng thực sự lưu vong. Bà đã trải qua 4 năm trong tù với bản án 10 năm về
tội “tuyên truyền” chống nhà nước.
Báo cáo về đàn áp các hoạt động tôn giáo ngoài khu vực các nhà thờ được nhà
nước chấp thuận vẫn tiếp tục, kể cả đối với Phật giáo Hòa Hảo, các thành viên
Công giáo và những người thiểu số Tin Lành.
Tự do đi lại
Trong khi số vụ bắt giữ và truy tố những người bảo vệ nhân quyền và các nhà
phê bình chính phủ ít hơn so với những năm trước, các cuộc tấn công thể chất và
hạn chế di chuyển đã gia tăng. Nhiều nhà hoạt động bị canh giữ tại nhà của họ. Một số mong muốn đi du
lịch nước ngoài để tham dự các sự kiện liên quan đến nhân quyền đều bị tịch thu
hộ chiếu; nhiều người khác tìm cách ra đi thì bị công an bắt giữ và thẩm vấn
trên đường trở về.
Trần Thị Nga, một thành viên của
nhóm Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam độc lập đã bị nhân viên an ninh bắt giữ trên
đường đi đến gặp một phái đoàn nước ngoài của Liên minh Nghị viện Thế giới ở
thủ đô Hà Nội vào tháng 3. Nhân viên an ninh đã đánh đập bà, tống lên xe và đưa
về nhà của bà ở tỉnh Hà Nam với 2 con nhỏ.
Những cái chết trong khi bị giam giữ
Hồi tháng 3, Quốc hội đặt câu hỏi về độ tin cậy của một thông báo của Bộ
Công an cho rằng có
226 người chết trong khi bị công an giam giữ trong khoảng thời gian từ tháng 10
năm 2011 đến tháng 9 năm 2014, hầu hết đều do bệnh tật hoặc tự tử. Trong năm 2015, ít
nhất 7 người chết trong khi bị giam giữ đã được báo cáo với sự nghi ngờ có thể
là do bị cảnh sát tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
Tù nhân lương tâm
Ít
nhất 45 tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam giữ. Đa số bị kết án do vi phạm an ninh quốc
gia được diễn tả mơ hồ trong Bộ luật Hình sự: Điều 79 (“lật đổ” chính quyền)
hoặc Điều 88 (“tuyên truyền”). Ít nhất 17 người đã được thả sau khi hoàn tất bản án
của họ, nhưng vẫn bị quản thúc tại nhà trong một thời gian quy định. Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngăn cấm, đang bị quản thúc tại gia năm thứ 12
và Lm Nguyễn Văn Lý, một linh mục
Công giáo ủng hộ dân chủ, vẫn còn ở trong tù thụ án 8 năm.
Một số tù nhân bị ép phải “nhận” tội để đổi lấy việc giảm án.
Điều
kiện giam giữ và đối xử với các tù nhân lương tâm vẫn hết sức hà khắc. Điều này bao gồm
việc thiếu tập thể dục; tấn công thân thể và bằng lời nói; giam giữ lâu ngày
trong các phòng biệt giam nóng, thiếu ánh sáng mặt trời; từ chối các thiết bị
vệ sinh; thường xuyên chuyển nhà tù; và bị giam giữ ở nơi xa nhà và gia đình,
làm cho việc thăm viếng của gia đình khó khăn. Một số đã tiến hành tuyệt thực để phản đối
việc sử dụng biệt giam và đối xử tàn tệ với tù nhân, trong đó có Tạ Phong
Tần (xem ở trên); Nguyễn Đặng Minh Mẫn,
với án phạt 8 năm; và Đinh Nguyên Kha,
với án phạt 4 năm. Nguyễn Văn Duyệt,
một nhà hoạt động xã hội Công giáo bị ngồi tù 3 năm rưỡi, đã phản đối vì không
cho có một quyển Kinh Thánh; và nhà hoạt động cho công bằng xã hội Hồ Thị Bích Khương, với án tù 5 năm, đã
phản đối khi bà không được phép mang theo đồ đạc cá nhân khi bị chuyển đến nhà
tù khác.
Án tử hình
Quốc hội thông qua việc giảm số loại hình phạt án tử hình từ 15 xuống 22,
cũng như bãi bỏ cáo buộc các tội phạm ở độ tuổi 75 trở lên. Án tử hình đối với
các vi phạm liên quan đến ma túy tiếp tục được áp dụng. Mặc dù thống kê chính
thức vẫn được phân loại như một bí mật nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp được biết
đã nói hồi tháng 10 rằng, có 684 tù nhân đang chờ tử hình. Ít nhất 45 án tử
hình đã được báo chí tường thuật. Hồi tháng Giêng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao có nhiệm vụ xem xét 16 trường hợp bị án tử hình trong đó các bị cáo thừa
nhận rằng, đã bị công an tra tấn trong lúc thẩm vấn. Hồi tháng 10, án tử hình
của Lê Văn Mạnh đã được hoãn lại để điều tra thêm. Ông kêu oan rằng ông bị tra
tấn trong lúc bị công an giam giữ.
Link: