„Chữ Qin được Tàu phát âm là Ch’in, người Việt phát âm là Tần. Từ âm Ch’in này người da trắng gọi xứ này là China hay Sino.“…
„Đã
không xóa nổi hai chữ Trung Quốc ra khỏi đầu thì khoan nói đến chuyện chống Tàu
chiếm đất, chiếm biển. Nếu chỉ là danh từ, tại sao không dám gọi là Tàu như cha
ông ta đã dùng hàng trăm năm qua?”
Người Việt Nam bắt đầu
gọi nước Tàu là Trung Quốc từ bao giờ?
Bản đồ cổ của "Bách Việt" (màu tím) và "Tàu" (màu đen) 2000 năm trước
Quay trở về 100 năm
trước, nếu bạn bắt gặp tất cả những người đi trên đường và hỏi "bạn có
biết Trung Quốc không?" thì 9/10 người sẽ hỏi lại "Trung Quốc là cái
gì?", nhưng nếu bạn hỏi "bạn có biết nước Tàu không?" thì cả 10/10
người sẽ trả lời rằng "thằng Tàu thì ai chả biết". Trung Quốc",
cái danh từ mà thực ra nó còn có tuổi đời ít hơn rất nhiều so với tên gọi Việt
Nam của Đất nước ta. Vậy tại
sao người Việt Nam trước đây gọi quốc gia ở phía Bắc Đất nước ta là
"Tàu"? Hay bắt đầu gọi nước "Tàu" là "Trung Quốc"
từ bao giờ? Và chúng ta có nên tiếp tục gọi là "Trung Quốc" nữa hay
không? Bài viết sau đây sẽ
giải thích cho bạn biết phần nào về nguồn gốc và lý do của việc đó.
1. Khởi nguồn của "Trung Quốc"
Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung (中) là ở giữa. Nguyên (原) là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.
1. Khởi nguồn của "Trung Quốc"
Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung (中) là ở giữa. Nguyên (原) là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.
Hai chữ Trung Nguyên quá mơ hồ không rõ ràng, cho cả vùng rộng lớn. Trong vùng này có một địa phương, khá đông dân cư, gọi là Hoa Âm (thuộc địa phận tỉnh Hoa Nam hiện nay), nên còn được gọi là Trung Hoa. Từ đó hai chữ Trung Nguyên hay Trung Hoa thường được dùng lẫn lộn. Để phân biệt với Bắc Mạc (北 漠), tức vùng sa mạc phía bắc sông Hoàng Hà, họ gọi là Trung Nguyên. Để phân biệt với Lĩnh Nam (嶺 南), tức vùng đồng bằng có núi cao (lĩnh) phía nam sông Dương Tử, họ gọi là Trung Hoa.
Thế rồi, qua nhiều thời kỳ, các kẻ nắm quyền cai trị người Tàu tự vẽ vời ra đủ điều để sơn phết cho hai chữ Trung Hoa nhằm đánh bóng thân thế đối với các xứ lân cận.
Lúc này, bọn vua chúa người Tàu bắt tên bồi bút Khổng Khâu, mà người Việt thường gọi là Khổng Tử, vẽ vời cho rằng Trung (中) là ở giữa, Hoa (化) là có văn hóa, có học thức. Ý muốn tôn xưng rằng chỉ có nơi đây mới là trung tâm văn hóa của con người. Là “đỉnh cao trí tuệ” tự xưng của thế giới vào thời bấy giờ. Vì thế họ gọi những dân tộc sống vùng chung quanh là súc vật như: Nam Man (chó); Bắc Địch (sâu); Đông Di (rắn); Tây Nhung (khỉ). Cũng bởi ngu si và đầu óc bán khai, kém tiến hóa, nên họ không hề biết rằng gọi như thế tự chính họ còn thua cả súc vật. Kẻ ngu si thường mắc phải căn bệnh hoang tưởng này để giải tỏa ẩm ức tâm lý hèn kém, mà cho đến nay chúng ta vẫn còn nhận thấy.
Thật ra, tên họ Khổng xứ Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) nhận lệnh đi ăn cắp văn hóa của phương Nam, tức của dân Bách Việt, rồi đem về xào nấu, nên hắn ta chỉ dám gọi là đồ ăn cắp chứ không phải tự tay tạo ra (述 而 不 作 – thuật nhi bất tác – chỉ kể lại chứ không phải sáng tác). Bán khai đến độ, hắn ta cũng không hề biết và cho rằng "trà" và "lúa" của dân Bách Việt phía nam sông Dương Tử đang dùng là kỳ lạ và chẳng phải là những món ăn, uống mà kẻ có văn hóa nên dùng. Thế nhưng sau khi uống thử rồi thấy ngon, thấy ghiền. Cái tài lưu manh của kẻ ăn cắp luôn là tẩy xóa hết dấu vết cũ rồi cho là của mình. Để bây giờ cả thế giới, ngay người Việt cũng tin chắc rằng trà phát xuất từ Tàu. Cả đến chữ Tàu cũng bắt nguồn từ bộ chữ Khoa Đẩu của tộc Bách Việt. Thế nhưng không có mấy người Việt Nam dám chấp nhận điều này. Căn bệnh tự cho là mình man di và kém cỏi truyền đời đã ăn sâu vào tận tâm trí của họ. Điều gì cũng cho là của Tàu thì mới thỏa mãn căn bệnh truyền kiếp này của người dân Việt hiện nay. Cũng theo lệnh kẻ cầm quyền, tên bồi bút họ Khổng này đưa ra những thuyết ma mỵ để đặt ách nô lệ lên đầu người dân như; thuyết thìên mệnh, ngũ thường, và trung quân ái quốc, vân vân.
Tự gọi mình là "Thiên tử" (Con trời), gì mà bị kẻ khác soán ngôi tàn sát thẳng tay không chừa một mống. Ngũ thường gì mà trong cung đình, con giết cha để cướp ngôi, hai cha con cùng lấy một vợ, con cướp vợ của cha rồi loạn luân, chém giết, tàn sát lẫn nhau đủ kiểu. Thế nhưng chúng bắt mọi người dân phải trung thành với kẻ cai trị mới gọi là yêu nước.
Những người Việt mang nặng tinh thần tiểu nhược nên cứ mãi bị giặc Bắc lừa gạt mà tôn thờ tên bồi bút này là bậc thầy muôn đời (萬 世 師 表 – vạn thế sư biểu). Hãy để cho những người này thỏa mãn tinh thần nhược tiểu và thờ Tàu của họ. Nhưng chúng ta, những người Việt biết tự trọng và có tinh thần dân tộc, không nên làm điều này. Không những thế, mỗi người nên có trách nhiệm đối với Dân tộc và Tổ quốc. Nghĩa là khi nghe người khác hiểu sai, nói sai, chúng ta nên trình bày, giải thích cho họ hiểu rõ sự việc. Cùng giúp nhau hiểu rõ vấn đề, thì không có gì phải ngần ngại, hay lo sợ cả. Mà đây lại là vấn đề sống còn của cả một dân tộc. Đây là trách nhiệm của mọi người Việt, không riêng gì ai cả. Mọi người dân đều hiểu rõ tức là dân trí được nâng cao. Sự hiểu biết của người dân càng nhiều, đám quan lại Tàu càng lo sợ. Điều này ai cũng hiểu cả.
Từ xưa, Trung Nguyên này là nơi tranh giành quyền lực tự do và được xem là vườn hoang không có chủ. Kẻ nào giành được thì mặc sức mà cai trị. Và họ cũng chẳng có khái niệm gì về quốc gia dân tộc. Kẻ nắm quyền cai trị luôn có tham vọng bành trướng và xâm chiếm các nước chung quanh. Thời kỳ Chiến Quốc là một thí dụ điển hình lịch sử về sự tranh giành quyền lực nơi vườn hưu hoang này. Với tinh thần đó, và nhằm trấn áp người dân để cai trị nên kẻ nào lên nắm quyền cũng tự xưng mình là con trời, là lớn, là đại. Như Đại Chu, Đại Tần, Đại Hán, Đại Đường, Đại Tống, Đại Nguyên, Đại Minh, Đại Thanh. Đại sau thẳng tay tàn sát tiêu diệt đại trước. Và đại cuối cùng thì bị tám cường quốc Tây phương cùng nhau xẻ thịt. Nên thực tế chẳng có ma nào là "Đại" cả.
Các chữ Trung Hoa hay Trung Quốc cũng mang tinh thần ngu xuẩn nhưng ngạo mạn này. Ngày nay với kiến thức về địa dư thế giới, mọi người Việt đều biết rõ xứ này chẳng có gì để tự xưng là Nước Ở Giữa cả. Thế nhưng nhiều người Việt vẫn đang chấp nhận điều này qua ngôn ngữ.
Lưu Bang, một tên thôn trưởng lưu manh sống bên dòng sông Hán Thủy, cướp công Hạng Võ, diệt Tần lên nắm quyền cai trị (256 trước TL). Để thành lập triều đại, Lưu Bang lấy chữ Hán từ tên con sông rồi gọi là Triều Hán, và tự xưng là Đại Hán. Sự cai trị của dòng họ lưu manh này kéo dài suốt 400 năm, nên hai chữ đại hán đã ăn sâu vào đầu của nhiều thế hệ dân cư trong vùng. Để sống còn, tránh cảnh bị tàn sát và tiêu diệt, dân tộc hay bộ tộc nào trong vùng bị cai trị cũng tự gọi mình là người Hán. Ngay cả chữ viết đã có trước đó từ lâu chúng cũng bắt mọi người gọi là chữ Hán. Người Việt sau này, dưới sự áp đặt của Tàu mấy trăm năm trước cũng mặc nhiên chấp nhận điều này. Cho đến nay, hầu hết người Việt cũng vẫn còn gọi là chữ Hán. Không mấy ai dám gọi là chữ Tàu cả. Vì họ sợ. Sợ điều gì họ cũng không rõ. Nhưng vẫn cứ sợ và gọi như thế là đủ an tâm. Nêu điều này ra để chúng ta cùng nhận rõ cái tinh thần tiểu nhược này đã truyền đời đến cả ngàn năm nay vẫn còn nhiều người Việt không chịu nhận ra và quyết tâm tiêu trừ.
Dòng họ Ái Tân Giác La của bộ tộc Mãn Châu (Nữ Chân, Kim sau đổi là Thanh) diệt Minh, rồi cũng gọi là Đại Thanh. Thời kỳ nầy không còn ai dám nhận mình là Đại Hán hoặc Đại Minh nữa cả. Và bọn đại hán (trong đầu người Việt) phải cạo đầu thắt bính như người Mãn Châu. Nếu không sẽ bị chặt đầu ngay. Lúc bấy giờ, trong dân gian, vì quen miệng họ vẫn gọi xứ này là Trung Nguyên hay Trung Hoa. Tuy rằng biên giới đã vượt qua sông Dương Tử và tiến xa xuống phương nam.
Sau này một vài người Tây phương, vốn không biết nhiều về xứ này, nên cho rằng người sống ở đây là dân Hán, nhưng họ lại gọi là nước Tần. Người Việt lúc đó là thuộc địa của Pháp, vốn tôn thờ khoa học tây phương, nghe người da trắng Âu Châu gọi thế nên vội vã cho là có tộc Hán. Ngày trước họ thờ Tàu. Khi Tàu đi, Tây đến thì họ đành phải thờ Tây. Đối với họ hễ người Tây phương nói là phải đúng, và họ không hiểu rõ nghĩa chữ tộc trong tiếng Việt. Điều này cũng ngây ngô chẳng khác nào hiện nay bảo những người sống tại Mỹ là dân tộc Hoa Kỳ. Ai cũng biết chỉ có người công dân Mỹ chứ không có dân tộc Hoa Kỳ. Xứ Tàu cũng chỉ là một loại hợp chủng quốc ở Châu Á mà thôi. Hiện nay, ngoài hàng trăm ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số, Tàu vẫn còn xử dụng sáu ngôn ngữ chính. Ngay cả Mao Trạch Đông vẫn nói tiếng Hồ Nam, khiến nhiều người Tàu nghe không hiểu. Không có ngôn ngữ Tàu chính thống, tuy rằng phần lớn là tiếng Việt do dân Bách Việt sống khá nhiều ở vùng phía Nam sông Dương Tử, mà còn giữ rõ âm Việt nhất là tiếng Quảng Đông, Quảng Tây. Vì sự kiện này nhiều người Việt Nam, không chịu tìm hiểu lịch sử của tộc Bách Việt, lại nặng tinh thần tiểu nhược, nên cứ cho rằng tiếng Việt hiện nay là mượn từ tiếng Quảng Đông của Tàu. Dù vẫn còn sáu ngôn ngữ chính, nhưng chữ viết chỉ một, do Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng, thống nhất chữ viết để dễ bề cai trị, và gọi là quan thoại, tức ngôn ngữ của quan lại. Đến thời Mao Trạch Đông, vốn xem Tần Thủy Hoàng là thần tượng, cũng bắt chước Doanh Chinh bắt sửa lại chữ Tàu và gọi là chữ Tàu đơn giản. Đến đây chúng ta đã biết đó gọi là chữ Tàu, nhưng sẽ còn vô số người Việt quyết tâm giữ suy nghĩ là chữ Hán trong đầu cho đến chết, và truyền lại cho con cháu.
Dưới áp lực xâm lăng của giặc Bắc, người Việt từ vùng Động Đình Hồ, dần dần bị đẩy xa về phương nam xuống Việt Nam ngày nay. Qua thời gian, người Việt còn ở lại vùng phía Nam sông Dương Tử đã quên mất nguồn gốc Bách Việt của mình. Nhưng họ không hề bị đồng hóa, vì dân số Việt tộc ở những vùng này vẫn luôn nhiều hơn những bộ tộc hỗn tạp nhỏ khác. Họ chỉ mất gốc. Một điển hình trong lịch sử cận đại là Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) hay còn gọi là Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, sinh ở Quảng Đông, người mà dân Tàu đang thờ phượng và suy tôn là cha đẻ của cuộc Cách Mạng Tam Dân, vốn là người Việt. Ông ta biết rõ điều này. Tuy vậy, vì quá lâu đời và vì sự nghiệp chính trị ông không dám nói rõ thân thế. Trong khi đó dòng họ Lý của Việt Nam sống tại Đại Hàn gần ngàn năm nay vẫn luôn tự hào mình là người gốc Việt. Nên khi vừa lên cầm quyền, tổng thống Lý Thừa Vãng của Nam Hàn đã nhờ tổng thống Ngô Đình Diệm truy tìm gia phả của dòng họ Lý tại Việt Nam.
Chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) mọi người Việt đều đã biết. Sau khi đánh quân Thanh một trận nhớ đời và đuổi ra khỏi bờ cõi, Quang Trung Hoàng Đế liền có kế hoạch lấy lại đất bị giặc Bắc cướp trước đó. Theo chương trình, vua Quang Trung sẽ đuổi Mãn Thanh trở ngược về phía Bắc sông Dương Tử, quyết lấy lại vùng Lĩnh Nam của dân Bách Việt ngày xưa. Bước đầu, nhà vua bắt Càn Long phải gả con gái và trả lại hai vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây. Sau đó sẽ làm bàn đạp để bắc tiến và tây tiến. Càn Long liền gởi chiếu mời vua Quang Trung sang Bắc Kinh để đàm phán. Nhắm để phòng sự tráo trở của giặc Bắc cùng sẵn dịp hạ nhục Càn Long của Đại Thanh, vị Hoàng Đế Đại Việt cho người giả trang dẫn phái đoàn sang Tàu. Trên đường đi phái đoàn Việt cố tình hành hạ bọn quan lại Tàu đủ điều, nhưng chúng cũng phải cúi đầu chịu nhục. Càn Long vẫn biết rõ trưởng phái đoàn chỉ là vị vua giả. Nhưng mở miệng ra lại sợ nhục nhã, nên hắn đành phải câm miệng và dùng đủ lễ nghi để tiếp đãi phái đoàn. Đây cũng là một sự nhục nhã nặng nề mà Càn Long của Đại Thanh đành phải nuốt sâu vào lòng.
Vừa mới bị đánh một trận kinh hoàng, lại muốn giữ ngôi để tiếp tục cai trị xứ Tàu, Càn Long đành phải nuốt nhục cúi đầu chấp nhận. Nhưng mọi việc chưa xong thì vua Quang Trung băng hà. Thế là việc đòi lại đất của người Việt xem như bất thành.
Nếu vua Quang Trung không mất sớm và bắt Càn Long của Đại Thanh trả lại Quảng Đông, Quảng Tây cho Đại Việt thì hôm nay đã không có Tôn Dật Tiên cho dân Tàu thờ làm Quốc Phụ. Nêu ra điều này để người dân Việt thấy được sự ngu ngốc của người Tàu. Đúng ra, mọi người Việt đều có bổn phận phải nói rõ điều này cho người Tàu.
Chữ Qin được Tàu phát âm là Ch’in, người Việt phát âm là Tần. Từ âm Ch’in này người da trắng gọi xứ này là China hay Sino. Khi nắm quyền Doanh Chính dùng chữ Đại Tần vì lấy tên địa phương của xứ Tần (hiện nay thuộc tỉnh Giang Tô). Cho nên người Tây phương dùng chữ China, Sino, Chinois là do sự diễn âm chữ Tần (Ch’in), để gọi xứ này. Hoàn toàn không có ý nghĩa gì là Nước Ở Giữa cả. Xin người Việt không nên đem hình ảnh của hai chữ Trung Quốc trong đầu của mình mà áp đặt lên chữ China, Sino của người da trắng.
Người da trắng gọi họ là Tần. Tại sao chúng ta không dám gọi họ là Chệt hay Tàu? Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.
2. Người Việt Nam bắt đầu gọi "Tàu" là "Trung Quốc" từ khi nào?
Hai chính thể của Tàu ngày nay, nếu dịch sang tiếng Việt cho đúng nghĩa quốc tế, ở đây chúng ta sẽ dựa trên tiếng Mỹ, phải là Cộng Hòa Nhân Dân Tàu (Tần), và Cộng Hòa Tàu (Tần). Cũng như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Socialist Republic of Vietnam, hay Việt Nam Cộng Hòa là Republic of Vietnam.
Trở lại hai chữ Trung Quốc. Người Tàu, bởi ngu si lại nặng tinh thần hống hách luôn tự cho mình là lớn, là trung tâm của thế giới, nên họ tự gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và Cộng Hòa Trung Hoa, viết và hiểu theo cách Tàu dùng tiếng Việt. Sau khi được cai trị toàn miền đại lục, Mao Trạch Đông vẫn tiếp tục truyền thống ngu si và bạo chúa nên tự gọi là Trung Quốc.
Thứ nhất; nhằm kích thích tinh thần ngông cuồng của dân trong xứ.
Thứ hai; bắt Việt Nam phải tuân dùng theo, để tròng ách nô lệ lên đầu người Việt.
Hiểu một cách rõ ràng, chữ Trung Quốc vẫn hoàn toàn không có ý nghĩa gì là Nước Ở Giữa cả. Bởi chữ Trung vốn có gốc từ chữ Trung Nguyên từ thời xa xưa. Tuy vậy, Tàu Khựa vẫn mập mờ để bắt phải áp đặt vào đầu những người Việt, kém hiểu biết lại nặng tinh thần tiểu nhược trước phương Bắc, nên tự suy diễn ra là Nước Ở Giữa để in sâu trong đầu.
Trước năm 1975, người Việt tại Miền Nam thường gọi hai quốc gia này là Trung Hoa * và Trung Hoa Quốc Gia để chỉ cho hai thể chế chính trị, nhưng vẫn gọi chung là người Tàu. Như; Tàu Đài Loan, Tàu Chợ Lớn, Tàu Hồng Kông, Tàu Đại Lục. Chính những người Tàu sống ở Việt Nam cũng tự gọi họ là người Tàu. Từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấm không cho người Tàu làm 11 nghề chính để bảo vệ kinh tế cho người dân Việt Nam. Nguồn gốc phát xuất âm Tàu trong tiếng Việt, cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có thể là do nghe và nói lại một cách sai lạc âm của chữ Tần mà người Tây Phương tại Việt Nam thường dùng. Hoặc cũng có thể xuất phát từ việc đám quan lại nhà Minh đã trốn chạy nhà Thanh sang Việt Nam bằng đường biển rồi xin tỵ nạn vào thế kỷ 16 mà bị người Việt đặt cho là Tàu. Cả Phi Luật Tân, Thái Lan, Kampuchia, trong ngôn ngữ của các quốc gia này, họ cũng không gọi xứ này là Nước Ở Giữa. Riêng người Nhật dùng chữ China với ý nghĩa khinh miệt là lũ người bệnh hoạn, ngu si, nhu nhược, yếu hèn.
Đến nay chỉ có người Tàu và dân Việt dùng chữ Trung Quốc. Nêu điều này ra nơi đây, để mọi người cùng nhận thấy rõ sự tiểu nhược trong tư tưởng, thể hiện qua ngôn ngữ của người Việt, đã bị bọn Tàu áp đặt sâu nặng đến thế nào.
Một thí dụ điển hình cho căn bệnh nô lệ giặc Bắc, là cho đến hôm nay, trong đầu khá nhiều người Việt vẫn tin chắc rằng võ thuật của Việt Nam thì phải “bắt nguồn từ Trung Quốc.” Hỏi tiếp nữa thì họ chống chế rằng bởi từ Thiếu Lâm Tự, và do Đạt Ma Sư Tổ truyền ra. Quả là khôi hài. Nếu vậy thì phải bảo rằng võ thuật của Tàu vốn do Ấn Độ truyền sang. Khổ thật. Kiến thức của họ đã kém, khả năng suy luận cũng không có, lại mang nặng căn bệnh thờ Tàu. Từ thời Khổng Khâu xa xưa mãi cho đến hôm nay, bọn người này chỉ có truyền thống chuyên nghiệp là đi ăn cắp và ăn cướp, xong đem về bôi xóa dấu vết rồi cho là của mình.
3. Chúng ta có nên tiếp tục gọi "Tàu" là "Trung Quốc" nữa hay không?
Để thể hiện tinh thần tự chủ và độc lập của dân tộc, người Việt nên ý thức rõ điều này. Và không nên dùng hai chữ Trung Quốc. Bởi đây là thâm ý của Bắc Kinh, cố tình nhồi nhét tinh thần nô lệ vào đầu người dân Việt Nam.
Do đó, để chống Tàu, trước hết mọi người Việt nên chống lại âm mưu áp đặt tinh thần nô lệ này, qua ngôn ngữ, của giặc Bắc.
Bảo rằng do thói quen, thì nên tự hỏi mình có dám bỏ cái thói quen này hay không? Dĩ nhiên, không mấy ai dám chấp nhận rằng vì sợ nên phải dùng hai chữ Trung Quốc. Vẫn có nhiều người sẽ tìm đủ lý do để biện minh cho hai chữ Trung Quốc nơi cửa miệng.
Chắc chắn có người sẽ cho rằng Trung Hoa hay Trung Quốc cũng chỉ là danh xưng, đâu có gì quan trọng. Những người này đang tự lừa dối chính mình và cố tình dùng xảo ngôn để lấp liếm và che dấu căn bệnh tiểu nhược truyền đời. Nếu chỉ là danh từ, và không có ý gì, thì tại sao không dám gọi là Tàu?
Có vài người, vì mặc cảm tự ti kém khuyết, để tự gạt mình nhằm che dấu căn bệnh nô lệ ẩn sâu trong tư tưởng, họ bảo rằng gọi như thế sẽ làm giảm giá trị trình độ trí thức và lịch sự của họ. Vì thế họ chỉ dám dùng chữ Trung Quốc, Trung Hoa để chứng tỏ họ là kẻ có học thức, là người lịch sự.
Khi vua Quang Trung tuyên bố trước ba quân: “Phải đuổi hết lũ giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi. Đánh cho chúng nó không còn manh giáp.” Ai dám bảo vua Quang Trung là phường vô học?
Để giữ gìn nền độc lập và tinh thần tự chủ của dân tộc, mong rằng những người Việt này cũng nên từ bỏ cái ảo giác có học thức và lịch sự của mình.
Nên hiểu rằng khi người Tây phương gọi những xứ này là China, Sino, Chinois, qua ngôn ngữ của họ, trong đầu họ vẫn xem đó là xứ Tần. Qua ngôn ngữ xử dụng, họ hoàn toàn không có khái niệm hay ý nghĩ gì về một Nước Ở Giữa cả. Trong khi đó, người Việt nói đến hai chữ Trung Quốc, chắc chắn cái hình ảnh Nước Ở Giữa đã thấp thoáng trong đầu. Xin mọi người để ý đến điều này.
Khi đăng những bản tin ghe thuyền của Tàu Khựa tấn công ngư dân Việt, báo chí Việt Nam chỉ dám dùng hai chữ "tàu lạ". Mọi người đều hiểu tại sao. Ở đây chúng ta không cần diễn giải thêm. Rõ ràng là ngôn ngữ thể hiện tâm lý của người sử dụng. Và ai cũng hiểu đó lá cái tâm lý hèn hạ nhu nhược của một số người Việt Nam đối với bọn giặc phương Bắc.
Tương tự như thế, bất kỳ ai, mở miệng dùng hai chữ Trung Quốc cũng không thoát khỏi tâm lý này, dù họ có lớn tiếng hô to: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược.” Hãy tự hỏi chính mình, tại sao mình không mở miệng nói được câu: “Đả đảo Tàu Khựa xâm lược.” Chẳng lẽ mình vẫn còn muốn chứng tỏ cho người khác biết mình là con người có học thức và lịch sự?
Đã không xóa nổi hai chữ Trung Quốc ra khỏi đầu thì khoan nói đến chuyện chống Tàu chiếm đất, chiếm biển. Nếu chỉ là danh từ, tại sao không dám gọi là Tàu như cha ông ta đã dùng hàng trăm năm qua? Không nên tiếp tục lừa dối chính mình nữa. Xin suy nghĩ kỹ điều này.
Đã giúp mình và cũng giúp người. Mọi người Việt cùng nhau giữ nước qua ngôn ngữ. Vô cùng quan trọng nhưng lại không hề tốn một giọt máu.
Đây là điều đầu tiên và căn bản, vô cùng quan trọng, trong tinh thần chống lại bọn giặc phương Bắc.
Xin nêu ra nơi đây một bài học lịch sử để mọi người cùng suy nghiệm....
Bài viết có sử dụng các tư liệu của tác giả Trần Đức Dũng.
(Bài này là do mình copy nhé, có ghi tên tác giả đó. Thấy có giá trị về giải thích lịch sử và văn hóa thì mình up thôi.)