Sài Gòn bức tử cây xanh?
Paulus
Lê Sơn
Theo baomoi.com đưa tin hôm
24.02.2016, thành phố Sài Gòn quyết định di dời, đốn hạ 300 cây
xanh trên đường Tôn Đức Thắng. Dự kiến việc đốn hạ, cây xanh và xà cừ nói
sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 26/3 đến ngày 7/5 năm 2016.
Thông tin trên được ông Hoàng Như Cương - Phó ban quản
lý Đường sắt đô thị thành phố Sài Gòn công bố với báo chí trong buổi họp báo
ngày 23/3. Số gỗ có được sẽ sử dụng tại các công trình công cộng.
Chính quyền đưa ra lý do chặt hạ cây xanh là để phục
vụ, thi công các công trình giao thông của thành phố.
Trong khi đó đã có tiếng nói phản biện? ông Đồng Văn
Khiêm - Phó chủ tịch Hội đồng phản biện xử lý cây xanh cho biết “dù rất “xót xa” nhưng không thể để lại những cây này
bởi ngoài việc vi phạm các hạng mục của nhà ga thì loài cây này còn thuộc danh
mục cấm trồng mới trên đường phố”.
Tuy nhiên, ông Khiêm lại đưa ra hai lý do thật nực
cười; cây trồng đã hàng trăm năm tuổi thì nó vi phạm gì đến hạng mục giao thông
hay hạng mục giao thông đang bức tử nó. Hơn nữa, cây có đã sống cả thế kỷ trên
phố phường Sài Gòn – Gia Định tại sao lại liệt nó vào danh mục cấm trồng trên
đường phố.
Phản biện của ông Khiêm không biết thuộc phản biệt
loại gì? Như vậy những cây xà cừ hàng trăm năm tuổi tại đường Tôn Đức Thắng sẽ
bị đốn hạ.
Chi phí để phục vụ cho việc chặt hạ cây xanh khá lớn.
Cũng theo ông Khiêm giá thành chặt hạ một cây xà cừ hiện khoảng 4 triệu đồng
còn nếu bứng dường sẽ tốn 20 triệu, với những cây lớn phải mất đến 40 triệu do
có bộ rễ rất lớn mà khả năng sống chỉ 50%.
Người dân Sài Gòn phản ứng cấp kỳ.
Trần Khánh, một bạn trẻ sống tại Sài Gòn cho
biết “Khoảng 16h chiều nay ngày 25/03/2016, tôi cùng một số bạn trẻ ở
Sài Gòn, còn có các bạn sinh viên trường Đại Học Sài Gòn đã giăng biểu ngữ phản
đối Tp Sài Gòn ra quyết định chặt hạ khoảng 300 cây xanh trên đường Tôn Đức
Thắng”.
Biểu ngữ được các bạn trẻ Sài Gòn đưa ra là "tôi
che bóng mát cho mọi người. Tôi khỏe, xin đừng chặt tôi", "Đừng cắt
bỏ lá phổi Sài Gòn", "Vì một thành phố trong lành, đừng chặt
cây", "tôi yêu cây, cây yêu tôi, chặt cây là tội ác", "Đừng
giết tôi, tôi có ích"…
Khánh chia sẻ thêm "việc làm của chúng tôi để
muốn thể hiện rằng chúng tôi là người trẻ có trách nhiệm với thành phố mà chúng
tôi đang sống nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Hy vọng hành động này
sẽ lan tỏa ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường sống của Sài Gòn đến cộng đồng".
Việc trồng được một cây xanh mất rất nhiều thời gian
và chúng đã trụ vững được với thời gian và không gian đem lại sự tươi mới cho
chúng ta. Những mảng xanh này là nét đẹp của Sài Gòn từ xưa đến nay, và nó còn
là một tác nhân rất lớn cho việc ổn định môi sinh và môi trường sống cho cư dân
thành phố.
Nhiều cư dân Sài Gòn đã ủng hộ hành động bảo vệ cây
xanh của các bạn trẻ và đã có nhiều người tham gia cùng với các bạn trẻ cầm
khẩu hiệu.
Ông Đinh La
Thăng vừa chuẩn nhiệm chức Bí thư Thành phố Sài Gòn. Liệu ông Thăng có để
cho Sài Gòn đi theo vết xe đổ của Hà Nội hồi tháng 3 năm 2015?.
Còn nhớ ông Thăng đã từng tuyên bố “đừng làm theo ý của tôi và
đừng làm theo ý đảng mà phải làm theo ý của người dân”.
Vậy bây giờ người dân Sài Gòn không muốn cây xanh bị chặt phá thì ông Thăng
tính sao đây?
Trước khi làm Bí thư Tp Sài Gòn, ông Đinh La Thăng đã
từng nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Và giờ thì thành phố cho
chặt hạ cây xanh để phục vụ cho giao thông?
Ngày 22 tháng Ba năm 2015 người dân Hà Nội tập trung
đông đảo tại nhiều địa điểm trong thành phố để biểu tình chống lại quyết định
chặt 6.700 cây xanh của UBND thành phố Hà Nội.
Quyết định triệt hạ 6.700 cây xanh trong toàn thành
phố đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân và ông Nguyễn Thế Thảo Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội đã buộc phải ra quyết định ngưng đốn cây vào ngày 20
tháng Ba.
Thành phố Sài Gòn có đạp lên tiếng nói của người dân
đang lên tiếng phản đối hay sẽ bức tử cây xanh?. Dân là gốc, cây xanh là lá
phổi, một chính quyền không cần gốc, phá bỏ lá phổi thì héo úa và tàn lụi sẽ
đến rất sớm.
Paulus
Lê Sơn
(Bài
đăng trên trang mạng danlambaovn.blogspot.com)