‘Chấm dứt triều đại Nguyễn Tấn Dũng’: Giới chức bắt đầu ‘mở miệng’ về nợ xấu
‘Tân thủ tướng’ Nguyễn Xuân Phúc?
Ngay trước khi khai mạc kỳ họp thứ 11 quốc hội, Ủy ban
Giám sát tài chính quốc gia – một cơ quan khá khép nép thuộc Chính phủ – đột
ngột tung ra số liệu cho rằng trong năm 2015, nợ xấu là
119,660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2.9% với giá trị tuyệt đối khoảng 120,000 tỷ
đồng; tuy nhiên con số này chưa tính đến 243,000 tỷ đồng nợ
xấu đang “mắc kẹt” tại Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC), gấp đôi số nợ
xấu trên sổ sách được thống kê.
Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân hàng nhà nước
đã biến diễn sôi động kể từ khi chính phủ mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
được thành lập vào tháng Tám năm 2011. Từ đó đến nay, thống kê sơ bộ cho thấy
đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân hàng nhà nước cho “khiêu vũ,” với
độ biến thiên từ 3% đến 17%. Tuy thế, các số liệu được công bố lại quá thiếu cơ
sở và chẳng còn làm mấy người ngờ nghệch tin tưởng. Trùng với thời điểm cơ quan
này công bố tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 4% vào đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng
tín nhiệm tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch
Ratings đã tuyên bố một con số khác hoàn toàn dành cho nợ xấu Việt Nam: 13%!
Vào năm 2015, một tổ chức tín dụng độc lập khác là FT
Confidential Research cũng công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng
15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Vào lúc mà “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” sắp kết thúc,
một kết luận xanh rờn được những người bên đảng công bố: nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ
nợ xấu/tổng nợ của toàn hệ thống chỉ còn ở mức 2.9%, tức dưới hạn mức 3% mà
Ngân hàng nhà nước đặt ra, thì đây là một con số rất đẹp và an toàn, nhưng kỳ
thực phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết, chỉ đẩy từ
ngân hàng sang VAMC.
“Giảm quá nhanh,
giảm đến mức độ người ta nghi ngờ. Vậy là ở đây có vấn đề, nợ xấu được “chế
biến” hay đúng sự thật như vậy?” – cựu Thống đốc Nguyễn Văn Giàu lên tiếng.
Ônh Giàu cũng là một nhân vật được dư luận cho rằng trước đây đã bị Thủ tướng
Dũng “đẩy” sang Quốc hội. Trong một thời gian dài, ông hầu như lắng tiếng trước
nhiều điều hành bất hợp lý của phía chính phủ.
Một cựu thống đốc khác
của Ngân hàng nhà nước – ông Lê Đức Thúy – cũng bắt đầu hé miệng nếu đánh giá
nợ xấu của Việt Nam theo chuẩn mực thế giới, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam sẽ không
chỉ dừng lại ở con số 2.9%.
Thậm chí người vẫn còn
là cấp phó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
đưa ra một đánh giá “việc xử lý nợ xấu chưa thực chất” trong bản báo cáo trước
Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội.
Cho tới nay, toàn bộ 500
hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm
2014 vẫn chưa nhận được hồi âm chính thức nào.
Vào đầu năm 2015, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Úc và đã lần đầu tiên nhiệt thành ngỏ lời “Việt
Nam muốn bán nợ xấu”. Thế nhưng trong khi hoàn toàn phớt lờ về đề nghị này, Thủ
tướng Úc lại thông báo “sẽ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam”. Sau đó là cắt thật.
Cũng bởi thế, thành tích “giảm nợ xấu
về dưới 3%” của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ cho tới nay vẫn chỉ là con số
hoàn toàn vô nghĩa.
Mà như vậy, gần như toàn
bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát
nổ trong lòng các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.
Lê Dung / SBTN