"Nhìn lại từ năm 2015, chúng ta có thể thấy rõ
ràng là việc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam là điều nên làm".
"40
năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, đã đến lúc chúng ta nhận ra cái giá phải trả khi
nước Mỹ quay lưng khỏi một cuộc chiến vì chính nghĩa" BBC
Nói về chuyện cái nón cối
Lê Hải Lăng
Về phương tiện dùng
làm che mưa che nắng thì cái nón cối có công dụng đáng kể. Nhưng đội cái nón
cối xẻ dọc Trường Sơn “Ta đánh cho Liên Xô cho Trung quốc” (Lê Duẩn) lại là một
chuyện khác cần phải làm sáng tỏ.
Cái nón cối chụp trên
đầu hàng triệu thanh niên nam nữ xông pha vào biển lửa để rồi cuối cùng biết
rằng hy sinh vô nghĩa cho bọn bành trướng Đại Hán. Bây giờ lâu lâu quan chức Ba
Đình đội nón cối (chất đầy đô la vàng bạc tham nhũng) xuống đồng ruộng diễn
tuồng cấy lúa, đi lượm rác, trồng cây làm kiểng vì dân để rồi tự do cướp của
giết dân không nương tay.
Trong bài này xin
lượm lặt trích ra đây để cùng bạn đọc có một cái nhìn về chuyện ở trong chăn
mới biết chăn có rệp của nhiều người nói về nón cối.
Nhà thơ lớn Chế Lan Viên cuối đời đã ân hận làm thơ
cổ động nón cối xông trận chết oan ức trong bài Ai? Tôi?:
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở
mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi
đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi
cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được
người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ
giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ
tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm
nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có
thể cười
Nguyễn Đình Thi xin thứ tha
trong bài Gió bay:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác
lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Nhà văn Dương
Thu Hương xin giả biệt bạn đường nón cối ơi, trả lời phỏng vấn Việt tide:
- Việt Tide: Bà
từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân
của bà trầm trộ trước sự phát triển vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên
lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?
- Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều
thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội
quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi
xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền
Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một
chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy
trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như
TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc
mơ.
Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo
đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà
thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức
là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng
thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu
rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai
con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào,
Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật
chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn
của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam
phạm phải.
Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva.
Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì
nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc
mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng
đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn
thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng
trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là
điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ
mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người
ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy
những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm ghiếc trông như
những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn
Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta
sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn
thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của
người Việt Nam.
Nón cối Tao là đảng, đảng là tao Lê Đức Thọ nói: “Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của
TQ, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta, thì sau
này cũng trả lại cho ta thôi”
Khi nón cối chơi nhau “dân chủ đến thế là cùng”: Vũ
Mão đọc điếu văn ca ngợi tướng Trần Độ rồi lại nhấn mạnh câu: “Cuối đời đồng
chí phạm những sai lầm”, để rồi trong đám táng, một người đàn bà mặc áo nâu
sồng quê kệch gào lên:
- Ôi anh ơi là anh ơi! Anh chết rồi mà người ta vẫn
không để anh yên.
Nhà văn Nguyễn
Tường Thụy viết trên Blog RFA về hiện tượng nón cối
đẻ ra đội ngũ côn đồ: “Gọi là xã hội đen vì chúng hành động không tuân theo qui định của
pháp luật, ngược lại còn láo xược có những tuyên bố coi thường pháp luật. Nhóm
này tự xưng là nhóm phản ứng nhanh, với mục tiêu mà chúng tuyên bố là săn lùng
những ai xúc phạm ông Hồ Chí Minh, xúc phạm Tổ quốc, ca ngợi chế độ Việt Nam
Cộng Hòa mà chúng gọi là chế độ tay sai bán nước để “hỏi tội” Qua đó, có thể
thấy, chúng không có chức năng tư pháp đã đành, cũng không có chứng cớ để luận
tội người khác mà đơn giản là chúng thích làm như thế với những người khác ý
chúng. Chúng có thể cuồng tín, hoặc cố tỏ ra cuồng tín vì bị ràng buộc bởi một
lợi ích nào đó. Buổi tối ngày 21/10/2015, trận ra quân đầu tiên, chúng kéo
khoảng hai mươi tên cả nam lẫn nữ đến nhà anh Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt
động xã hội trong phong trào NO-U. Khi không vào được nhà vì bị từ chối tiếp,
chúng đứng ngoài đe dọa, kể tội Nguyễn Lân Thắng theo lối suy diễn, dùng loa
điện tuyên truyền nói xấu, xuyên tạc, bịa đặt về anh và những người biểu tình
chống Trung Quốc. Khi anh Nguyễn Trung đến, chúng lập tức bao vây, rượt đuổi
rồi xúm đánh anh, làm náo loạn cả một khu dân cư.
Trận thứ hai là ngày 21/5/2015, chúng kéo đến trường
mầm non nơi con anh Thắng học, vào thời điểm chị Lê Bích Vượng (vợ anh Thắng)
đi đón con. Chúng lao vào lăng mạ, chửi bới, tấn công chị Vượng. Qua hai vụ
việc vảy ra liên tiếp, có thể thấy hành vi của nhóm này được chuẩn bị công phu,
có phân công cẩn thận. Chúng chuẩn bị sẵn lời tuyên bố, chia ra mỗi đứa một
việc. Riêng phần kể tội anh Thắng chúng cũng phân công tới 3 đứa. Loa điện,
phương tiện ghi hình cũng được chuẩn bị đầy đủ. Từ lời tuyên bố và hành vi của
bọn này, có thể thấy đây là một băng nhóm xã hội đen nhưng hoạt động công khai.
Chúng tuyên bố rất ngang ngược rằng những gì chính quyền không làm được thì
chúng làm được. Đây là sự thách thức láo xược đối với pháp luật."
Sau đây hãy nghe những người bị cái nón cối đọa đày cả
trong nhà tù nhỏ và lớn dở sống dở chết:
Nguyễn Phương Uyên: Đảng CSVN đi chết đi!
Tại tòa phúc thẩm Long An ngày 16 /08/2013 NPU khẳng
khái: “Tôi chống đảng cộng sản, không chống dân tộc, các ông đừng đánh
đồng”
Trong một cuộc phỏng vấn của RFA, LS Lê Công Định trả lời: “Tôi tiếc là nhà cầm quyền không nhìn ra được vấn đề để giải quyết
những yêu cầu và nguyện vọng của người dân mà họ quay lại có những hành động
cứng rắn là trấn áp hoặc gây những khó khăn, quấy nhiễu người dân. Bởi vì VN
đang bước vào hệ thống kinh tế thế giới và bắt đầu áp dụng những chuẩn mực văn
mình của cộng đồng quốc tế thì lẽ ra VN phải tôn trọng những chuẩn mực văn minh
như vậy. Nhà cầm quyền lại
nghĩ theo hướng bảo vệ quyền lực và quyền lợi của mình nhiều hơn nghĩ đến người
dân.”
Huỳnh Thục Vy đứng trước cái nón cối bạo
quyền, bạo hành: “Tôi biết chắc đây
không phải là lần cuối cùng họ sách nhiễu tôi, và đã chuẩn bị tinh thần cho mọi
hành động mạnh tay hơn của họ. Sự thận trọng của một người với tư cách là người điều phối một nhóm xã hội
dân sự không đồng nghĩa với sự lùi bước trước bạo quyền. Cuộc biểu tình của
sinh viên Hongkong chống chế độ độc tài Hoa Lục đã khiến tôi vô cùng xấu hổ. Họ
là những thanh niên giỏi giang, năng động, có kiến thức, sáng tạo và dũng cảm.
Tôi và thanh niên Việt Nam cần học hỏi họ nhiều hơn nữa, vì tôi hiểu rằng những
nỗ lực lên tiếng của tôi cho Dân chủ, Nhân quyền và Tự do trước nay là chưa
đủ.”(Trích FVPOC)
LS Nguyễn Văn
Đài lên tiếng trước đàn chó săn của tập đoàn nón cối: Kẻ gieo gió, ắt gặt bão!
Tôi và các đồng nghiệp của mình đã là nạn nhân của
cường quyền và bạo lực nhiều lần. Mà những kẻ tấn công bạo lực với chúng tôi là
những kẻ có quyền, được pháp luật bảo kê và bảo hộ. Mặc dù đã là nạn nhân của
bạo lực nhiều lần. Những tôi luôn phản đối mọi hình dùng bạo lực để đáp lại bạo
lực.
Nhưng càng ngày, những
kẻ có quyền lực lại càng gây ra nhiều bạo lực, cướp bóc dưới mọi hình thức với
người dân. Và không phải
người dân nào cũng đủ tỉnh táo, hiểu biết để kìm chế, thì đương nhiên việc
người dân vùng lên sử dụng bạo lực để chống lại cường quyền, áp bức, cướp bóc
là tất yếu.
Hệ quả tất yếu, một ngày không xa,
những kẻ có quyền lực đã gây ra bạo lực, tội ác, cướp bóc sẽ phải gánh chịu hậu
quả tất yếu của nó.(Trích FB NVĐ)
Ra khỏi cái nhà tù nhỏ và nhà tù lớn. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy có “Vài cảm nhận
về ba mươi tháng tư… oan”:
Hơn mười năm trước, tôi viết “cảm
nhận 30-4″ để “thành kính phân ưu” với một thể chế chưa hoàn toàn độc lập, tự
do mà dân chủ đầy mình của Việt Nam cộng hòa, cũng là bày tỏ sự tiếc nuối khôn
cùng cho một viên ngọc quý của đất nước bị bàn tay lông lá, thô bạo bẩn thỉu
của cộng sản cướp mất… Như câu ca của người Việt.
Tiếc quả hồng ngâm đem cho chuột vọc
Tiếc người ngọc đem cho ngao vầy
Tiếc tài sản Miền Nam xây dựng, cho cộng sản cướp phá
tan tành.
Kẻ chiến thắng là những anh bộ đội cụ Hồ- theo định
nghĩa vô cùng chính xác của người dân Miền Nam khi đó: “Những kẻ theo lệnh cụ
hồ, đi bộ vào Nam suốt 6 tháng đường trường để đội của ra Bắc”. Thực chất những
anh bộ đội này chỉ là công cụ để lãnh đạo cộng sản phát động cuộc chiến tranh
chống mỹ, cướp nước. Đảng bảo đi là đi, bảo đánh là đánh, bảo buông súng đầu
hàng, nộp mạng cho tàu cộng là buông (64 chiến sĩ trên đảo Gạc Ma) hoặc bảo nã
súng vào trường học, khu trung tâm đông người hay dân làng vô tội là… nã không
thương tiếc (xem “hố chôn người ám ảnh” của Trần Đức Thạch), hệt những con rối
bị giật dây, cốt chỉ để nhận về một ngày hai vắt cơm ôi, và lý tưởng bị đầu độc
đến cùng cực, đúng như câu nói của danh nhân thế giới về cuộc chiến tranh Việt
Nam: “Thiết kế các cuộc cách mạng là bọn sát nhân. Thực hiện
các cuộc cách mạng là bọn cuồng tín, và thừa hưởng thành quả cách mạng là bọn
lưu manh”.
Còn gì bi thảm hơn khi nón cối bị bọn hữu nghị 4 tốt
16 chữ vàng lót dưới đít để ngồi. Thế rồi công dân từ nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn Phạm Thanh Nghiên cay đắng thốt lên: “Tôi gọi đùa cuộc biểu tình ngày 5/11 vừa rồi là “trận chiến đường
phố” đầu tiên của tôi sau 4 năm tù giam, 3 năm tù nhà. Đó cũng là lần đầu tiên
tôi “tham chiến” ở đất Sài Gòn. Tôi chưa bao giờ đi xa, và đi lâu như thế, trừ
đi tù. Và tôi đi bí mật. Thế nên, cả “phe ta” lẫn “phe nó” đều ngạc nhiên khi
thấy tôi - một cô gái Hải Phòng- xuất hiện trong đoàn người biểu tình tại Sài
Gòn. Trời đất quỷ thần ơi! Không làm gì xấu, không làm gì khuất tất mà phải giấu
giấu diếm diếm, sợ lộ. Để có cơ hội biểu thị lòng yêu nước, nhiều người phải bí
mật “trốn” khỏi nhà một vài ngày hoặc nhiều hôm trước đó. Rồi ẩn náu ở một nơi
khác, tiếng lóng gọi là “dạt vòm” để có mặt đúng thời gian và địa điểm đã được
thông báo công khai từ trước. Chắc Việt Nam là
một trong những đất nước ít ỏi còn sót lại trên thế giới mà người dân muốn bày
tỏ lòng yêu nước phải vất vả, khổ sở và chịu đựng hiểm nguy như thế.”
Hãy nghe người ngoại cuộc khách quan nhận xét như cây
bút Josh Gelernter đặt câu hỏi trong bài viết trên trang National Review. Ông
Gelernter dẫn trường hợp Nam Hàn, Đài Loan và cho rằng dưới thời hai nhà độc
tài Park Chung-hee và Tưởng Giới Thạch, cả hai nước này đã xây dựng nền kinh tế
phát triển và từ đó nhanh chóng chuyển mình thành những thể chế tự do, dân chủ.
"Hãy so sánh các
nền cộng hòa ở châu Á, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, với Việt Nam ngày nay: Thiên
đường của Hồ Chí Minh xếp hạng thứ 122 trên toàn cầu về phát triển con người,
thua cả Syria, Iraq, Moldova, Gabon".
"Đài Loan và Nam Hàn có bầu cử tự do, hệ thống
tòa án độc lập, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do ngôn
luận. Cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
đều không có những điều này."
"Và tất nhiên những điều này cũng không tồn tại ở
Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản tiếp tục kiểm soát bầu cử cũng như các tòa án và
tiếp tục bắt giữ, tra tấn giới bất đồng chính kiến và tín ngưỡng".
"Nhìn lại từ năm 2015, chúng ta có thể thấy
rõ ràng là việc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam là điều nên làm".
"40 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, đã đến lúc
chúng ta nhận ra cái giá phải trả khi nước Mỹ quay lưng khỏi một cuộc chiến vì
chính nghĩa".(Trích BBC)
Cái nón cối làm tan
gia bại sản cả một dân tộc. Cái nón cối không những tạo ra một tháng Tư đen
quằn quại nồi da xáo thịt bi thương, mà đã tiếp tay cho kẻ thù truyền kiếp
Trung cộng đặt ngọn hải đăng từ Trường Sa chiếu vào địa ngục đỏ chôn vùi 90
triệu dân cúi đầu làm thân phận nô vong.
Lê Hải
Lăng
(bài đăng trên trang danlambaovn.blogspot.com)