Người dân Phi Luật Tân biểu tình phản đối các hành
động bành trướng của Trung cộng tại Biển Đông (Ảnh: Getty)
Theo chuyên
gia Anders Corr đến từ công ty phân
tích rủi ro chính trị Corr Analytics, Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục
VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ngày 12/7 đã ra
phán quyết rằng một số bãi đá trên Biển Đông là thực thể chìm. Trung cộng từ lâu đã chiếm đóng trái phép các bãi đá này và phá hủy hệ thống sinh thái biển xung
quanh các thực thể này bằng cách nạo vét, bồi đắp và xây đảo nhân tạo tại đây.
Ông Corr ước
tính rằng, cùng với việc xây dựng trái phép và phá hoại nhiều nhu vực khác, Trung cộng đã nợ
Phi Luật Tân và các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hơn 177 tỷ USD. Nếu Trung cộng không
trả số tiền này, Phi Luật Tân có thể đệ đơn kiện lên các tòa dân sự ở nước
ngoài, như ở Mỹ hoặc các nước Bắc Kinh có tài sản, để tịch thu các tài sản ở
nước ngoài của Trung cộng
Ông Corr
cũng trình bày cách thức để giải thích cho con số 177 tỷ USD mà ông đưa ra. Đó
là căn cứ trên vụ bồi thường môi trường của Mỹ vào năm 2015. Khi đó, Mỹ đã phải
bồi thường cho Phi Luật Tân 1,97 triệu USD vì tàu USS Guardian của Washington
đã mắc cạn và phá hủy 0,58 ha san hô của Phi Luật Tân. Tuy nhiên, tiền bồi
thường môi trường vẫn còn rẻ hơn so với tiền thuê căn cứ quân sự. Năm 1988, Phi
Luật Tân đã đòi Mỹ 1,2 tỷ USD để trả tiền thuê cho 6 căn cứ quân sự mỗi năm.
Dựa trên số
tiền Mỹ phải trả cho Phi Luật Tân để thuê các căn cứ quân sự vào thời điểm năm
1988, với mỗi thực thể chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, Trung cộng phải trả
10,3 tỷ USD cho 29 năm sử dụng. Còn đối với bãi cạn Scarborough, tính trong
vòng 5 năm qua (Trung cộng chiếm bãi cạn Scarborough từ năm 2012), Bắc Kinh
phải trả cho Manila khoảng 1,8 tỷ USD.
Ngoài ra, tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7 tuyên rằng Trung cộng đã phá
hủy hơn 124 km2 môi trường tại Biển Đông, như vậy căn cứ trên số tiền
1,97 triệu USD mà Mỹ phải bồi thường cho Phi Luật Tân vì đã phá hủy 0,58 ha san
hô, có thể suy ra rằng, một tòa án quốc tế có quyền phạt Trung cộng hơn 105 tỷ
USD cho các hành vi phá hủy môi trường ở Biển Đông.
Như vậy,
tổng cộng số tiền thuê và tiền bồi thường môi trường mà Trung cộng phải trả cho
Phi Luật Tân và các nước khác lên tới 177 tỷ USD, ông Corr kết luận.
Cũng theo chuyên
gia, chỉ khi Trung cộng từ bỏ các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển
Đông và trả toàn bộ số tiền nêu trên cho Phi Luật Tân cũng như các nước có
tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thì mọi người mới tin rằng công lý đã thực sự
được thực thi.
Theo Forbes