12.03.2017

Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội

Xác định danh tính tên công an VC tra tấn phụ nữ


Mấy ngày gần đây cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt bức hình công an Việt cộng hành hung một người phụ nữ.Vì bức hình không chụp rõ mặt nên nhiều người nghi ngờ đó là thông tin giả.Tuy nhiên danh tính công an trong hình đã được xác định.

Ảnh khuôn mặt thì được chụp năm 2012 khi hắn mang hàm đại uý còn bây giờ là lon trung tá 



Tên công an trong hình là Bùi Hồng Minh tốt nghiệp học viện csnd 2003 công tác tại Gia Viễn Ninh Bình. Khởi đầu là lính trinh sát ma tuý sau chuyển qua hình sự. Chính hắn là người đánh đập người phụ nữ trong ảnh được chụp tại trụ sở công an huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình bởi một đồng nghiệp của hắn.


Tên công an trong hình là Bùi Hồng Minh tốt nghiệp học viện csnd 2003 công tác tại Gia Viễn Ninh Bình. Khởi đầu là lính trinh sát ma tuý sau chuyển qua hình sự. Chính hắn là người đánh đập người phụ nữ trong ảnh được chụp tại trụ sở công an huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình bởi một đồng nghiệp của hắn.

Hắn nổi tiếng là cơn ác mộng của những người bán hàng rong ở khu vực chợ Dò thôn Thượng Hoà xã Gia Thanh - Huyện Gia Viễn - Ninh Bình .
Bức hình lan truyền trên mạng xã hội ngày 8.3 được xác nhận là hình thật.

Chị bị đánh tên là Giang bán hàng nước vì không trả tiền "luật lá" để đấm mõm chúng nó nên đã bị bắt về còng tay đánh đập...




Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội

Bức ảnh thứ nhất, người phụ nữ bị còng tay và ấn đầu xuống. (Hình: Facebook)

Có thể hợp lực ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam hay không?

Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.
Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.
Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại.

Chưa biết người ẩn danh có đưa thêm những tấm ảnh khác hay không nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về chuyện tra tấn nghi can của “công an nhân dân” được công bố.

Bố cục ảnh cho thấy ảnh được chụp lén từ bên ngoài cửa sổ và mục đích là để tố cáo.

Bắt đầu có một số facebooker kêu gọi mọi người hỗ trợ xác định nơi chụp, tên và số phận hiện giờ của nạn nhân và danh tính kẻ tra tấn.

Cứ vào đồn công an là chết?

Bức ảnh thứ hai, người phụ nữ bị viên công an bóp gáy, dùng đầu gối đè cô xuống trong khi tay vẫn đang bị còng vào cửa sổ. (Hình: Facebook)

Cách đây 2 năm, do áp lực của dư luận, Tháng Ba năm 2015, Bộ Công An Việt Nam phải công bố, từ 1 Tháng Mười năm 2011 đến 30 Tháng Chín năm 2014, tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam nhưng đa số là do “bị bệnh” hoặc “tự sát.”

Sau đó, con số chết do “bị bệnh” hoặc “tự sát” lúc đang bị tạm giữ, tạm giam tăng không ngừng.

Cũng vào thời điểm đó, công chúng sững sờ khi Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Ðỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc, cùng ngụ tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng, từng cùng thú nhận đã “giết” ông Lý Văn Dũng hồi Tháng Bảy năm 2013, hoàn toàn vô tội.

Thủ phạm tước đoạt tính mạng ông Dũng là hai cô gái. Còn cả 6 nhận đã “giết” ông Dũng chỉ vì bị các điều tra viên của Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng dùng còng treo lên cửa sổ, rồi dùng tay, dùi cui, đánh họ, thậm chí còn dùng khăn bàn, bọc nước đá vào hạ bộ các nạn nhân, ép họ khai theo ý của các điều tra viên.

Ðể gia tăng mức độ tin cậy của những lời nhận tội, Ðội Cảnh Sát Ðiều Tra Án Xâm Phạm Nhân Thân của công an Sóc Trăng còn bắt thêm một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé Diễm và truy cứu trách nhiệm hình sự vì “không tố giác tội phạm”…

Trước những hình ảnh vừa được công bố về hoạt động tra tấn của “công an nhân dân,” ngoài chuyện bày tỏ sự thương cảm, phẫn nộ, người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam có nên hợp lực hành động, kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính quyền các quốc gia nơi mình cư trú chính thức phản kháng, đòi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra, ít nhất là về số phận nạn nhân và kẻ thủ ác trong hai tấm ảnh rất rõ ràng này hay không? 

Người Việt


Đọc thêm:

Gót giày côn an

Vũ Đông Hà

Tấm hình trên đã được loan truyền trên mạng xã hội hôm qua đến nay. Đến giờ cư dân mạng chưa tìm ra được thân thế của tên côn an này. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể đặt tên chỉ mặt: đây là "chiến sĩ công an của đảng cộng sản", đây là biểu tượng của tập đoàn còn đảng còn mình, đây là kết quả của đạo đức Hồ Chí Minh.

Đằng sau tên côn đồ với bộ đồng phục còn đảng còn mình này, bên cạnh người phụ nữ bị còng tay, nắm tóc, chà đạp là lá cờ đỏ sao vàng. Có thể không có gì phù hợp hơn, thể hiện chính xác hơn bằng 4 yếu tố làm nên tấm hình này: nhân dân Việt Nam, cái còng số 8 của bộ máy độc tài, gót giày cai trị và màu máu được áp đặt thành biểu tượng của quốc gia sau khi cộng sản cướp chính quyền.

Ở những nước khác, hình ảnh này sẽ buộc Bộ Công an lên tiếng, điều tra xem kẻ còng tay nắm tóc đạp đầu dân là ai và người đứng đầu sẽ chính thức xin lỗi công chúng về hành động man rợ, vi phạm luật pháp này của thuộc cấp. Nhưng ở nước CHXHCNVN thì không thể có. Bởi hành động của tên công an này chỉ phản ảnh lại một cách tỏ tường và chính xác bản chất của bầy đàn vô nhân.

Một số người cho rằng tấm ảnh này là kết quả của một sự dàn dựng. Vẫn có thể! Nhưng đó là trách nhiệm của Bộ Côn an phải tìm cho ra tung tích của chủ nhân tấm ảnh đã phản ánh bản chất của họ một cách chính xác như vậy.

Hướng dễ nhất có thể thực hiện được là điều tra từ hình ảnh của người phụ nữ bị còng tay, nắm tóc và đạp lên vai một cách dã man.

Trong lúc đó thì dư luận đa số đều cho đây là một tấm hình thật, chụp lại một cảnh tượng có thật. Lá cờ máu sao vàng trong hình cho thấy đây là trụ sở của côn an chứ không thể là phòng khách của người phụ nữ bị còng. Câu hỏi được đặt ra là: ai là người đã chụp được tấm hình này? Người nhà hay bạn bè của cô gái, một quần chúng nạn nhân khác, hay là một côn an? Nếu người chụp là một côn an thì lý do gì đã tung ảnh ra ngoài cho một số blogger đăng lại? Đây là điểm sẽ có nhiều suy luận, phán đoán khác nhau.

Cuối cùng, tại sao đa số người dân nhìn vào tấm hình này đều cho là thật. Họ không phải là những chuyên viên điều tra, nhà trinh thám, có kiến thức cao về nhiếp ảnh, kỹ thuật photoshop... Nhưng yếu tố gì khiến họ đinh ninh tấm hình là thật? Đó là kinh nghiệm sống của họ. Đây đúng là hình ảnh của lực lượng côn an, là bầy chó săn của đảng với tâm niệm còn đảng còn mình. Đây đúng là chúng nó. Và đây đúng là thảm trạng của người dân Việt và cô gái là hình ảnh chung của nhiều người. Cô gái khốn khổ dưới gót giày côn an ấy có tên gọi là: Nguyễn Trần Lê Thị Việt Nam.