ĐƠN TỐ CÁO – CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN KHỞI KIỆN CÔNG TY FORMOSA
GB. Nguyễn Đình Thục
Kính gửi: Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Ban Tôn giáo
Chính phủ
– Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
– Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
– Bộ Công an
– Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
– Sở Công an tỉnh Nghệ An
– Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
– Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
– Bộ Công an
– Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
– Sở Công an tỉnh Nghệ An
Kính thưa quý cơ
quan,
Tôi là Linh mục
Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, sinh ngày 10/4/1978, CMND số 182359543, cấp
ngày 24/11/2015, nơi cấp: công an tỉnh Nghệ An. Tôi đang quản xứ Song Ngọc thuộc
địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Trước tiên, tôi xin gửi đến quý cơ quan lời chào trân trọng. Sau đây tôi trình bày sự việc diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Với tư cách đại diện những người dân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An tham gia khởi kiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tôi cũng sẽ nêu rõ quan điểm và yêu cầu đối với quý cơ quan.
TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC
1. Thảm họa môi trường và thiệt hại của chúng tôi đều do Công ty Formosa
gây ra
Vào tháng
04/2016, báo chí và dư luận phát hiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh (sau đây gọi là “Công ty Formosa”) đã xả nước thải chứa độc tố phenol và
xyanua ra biển, làm cá chết hàng loạt, bắt đầu từ Khu Kinh Tế Vũng Áng, Thị Xã
Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng và gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống
nhân dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và an ninh trật tự tại bốn
tỉnh miền Trung, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Những
người ngư dân ven biển chúng tôi thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, cũng đã bị ảnh
hưởng rất lớn về đời sống kinh tế và sức khỏe.
Vào ngày
18/06/2016, người đại diện theo pháp luật của Công ty Formosa là ông Chủ tịch Hội
đồng quản trị Trần Nguyên Thành đã công bố Văn bản số 1606101/CV-FHS về “sự cố
môi trường tại các tỉnh miền Trung Việt Nam”, trong đó thừa nhận và xác nhận cụ
thể trách nhiệm của Công ty Formosa trong thảm họa này. Sự việc đã được đại diện
Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ông Bộ trưởng Mai Tiến
Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thông báo và xác nhận trong buổi họp báo
công khai và chính thức với báo giới vào chiều ngày 30/06/2016.
Quan trọng hơn,
các cơ quan chính quyền tỉnh Nghệ An cũng đã công nhận điều đó. Cụ thể là ngày
27/10/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã đưa ra Báo
cáo số 2791/ SNN-CCTS về thiệt hại của người dân do Công ty Formosa gây ra.
Ngày 02/11/2016, ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc
hội tỉnh Nghệ An đã báo cáo trước Quốc hội rằng Nghệ An cũng bị thiệt hại nặng
nề trong thảm họa này.
Tin tưởng vào lời
hứa của Chính phủ về việc chi trả bồi thường thiệt hại từ Công ty Formosa, các
nạn nhân chúng tôi đã gửi đơn đề nghị Chính phủ chi trả tiền bồi thường. Tuy
nhiên, sau hơn bốn (4) tháng chúng tôi vẫn chưa nhận bất cứ khoản tiền bồi thường
nào, ngay cả một thư hồi đáp tối thiểu để chứng tỏ Chính phủ quan tâm đến thiệt
hại của người dân cũng không có.
2. Sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017
Sự im lặng của
Chính phủ và chính quyền địa phương trước mọi thỉnh cầu hợp lý của nạn nhân cho
thấy thái độ vô trách nhiệm và xem thường dân của nhà cầm quyền. Vì vậy, hơn
600 nạn nhân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An đã quyết
định khởi kiện Công ty Formosa để đòi công lý cho mình dù thừa biết sự bao che
mà các cấp chính quyền vẫn dành cho kẻ thủ phạm này.
Chúng tôi khẳng
định rằng khởi kiện dân sự là quyền cơ bản của người dân theo luật định. Khoản
1, Điều 4 của Bộ luật Tố tụng Dân sự ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ
ngày 01/06/2016 quy định như sau:
“Cơ quan, tổ chức,
cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”
Dưới đây chúng
tôi tường thuật lại toàn bộ sự việc chính quyền tỉnh Nghệ An ngăn cản và tấn
công bằng bạo lực các nạn nhân đi kiện Công ty Formosa ngày 14 tháng 2 năm 2017
như sau:
Vào tối ngày 13
tháng 2, các nạn nhân thuê xe để chuẩn bị khởi hành sáng hôm sau. Đoàn xe trên
đường vào Song Ngọc thì bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.
Vào sáng ngày 14
tháng 2, một số xe nỗ lực chạy vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và
tìm mọi cách ngăn chặn không cho các xe vào. Thấy tình hình khó khăn, bà con
quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, hơn 100 người không có xe máy đã chọn
phương cách đầy can đảm là đi bộ, nhất quyết không chịu ở nhà. Chỉ khoảng 10
người già sức khỏe yếu phải ở lại.
Khoảng 7 giờ 30,
đoàn người đi kiện xuất phát từ Nhà thờ Giáo xứ Song Ngọc trong niềm hân hoan,
sau khi đã cầu nguyện, nhận phép lành và mỗi người nhận chuỗi Mân Côi làm hành
trang đi đường. Ban đầu cảnh sát giao thông cố gắng dẹp đường để việc di chuyển
của đoàn người đi kiện được thuận lợi.
Đến cầu Giát,
ông Nguyễn Đức Hải – Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – xuất hiện, chấp thuận
cho chúng tôi thuê một chiếc xe chở 30 người đi, và yêu cầu số người còn lại
(khoảng 70 người) không có xe quay về. Tuy nhiên, chỉ hai bà mẹ có con nhỏ chịu
quay về, số còn lại tiếp tục đi bộ. Các xe ô-tô và xe máy đều đi với vận tốc rất
chậm, để chờ và hỗ trợ người đi bộ. Đoàn người đi trong ôn hòa, trật tự và đầy
niềm vui, với sự chào đón của bà con dọc theo lối đường.
Khoảng 12 giờ
trưa, đoàn người đi kiện dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại Giáo xứ Yên Lý. Khoảng
14 giờ 15, sau giờ kinh chung tại Nhà thờ Yên Lý, mọi người lên đường tiếp tục
cuộc hành trình.
Khoảng 16 giờ,
đoàn người đi kiện đến đoạn đường cách Trạm 5, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu chừng
1 km, thì thấy rất nhiều công an giao thông, trong đó có ông Cao Minh Phượng –
Trưởng phòng CSGT tỉnh Nghệ An – đứng phân luồng giao thông và tìm cách tách
đoàn đi kiện sang một bên riêng biệt.
Khi đến Trạm 5,
xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, công an dùng gậy chuyên dụng uy hiếp và ép mọi
người tập trung vào một bãi đất trống bên đường. Khi tôi – Linh mục Nguyễn Đình
Thục – đến nơi thì ông Phan Đình Sửu, công an tỉnh Nghệ An, giới thiệu ông Giám
đốc Công an tỉnh Nghệ An là Nguyễn Hữu Cầu với tôi. Tôi đã bắt tay ông Nguyễn Hữu
Cầu với lời chào thân thiện.
Bỗng nhiên cả một
đám công an mặc thường phục lao vào tấn công tôi và làm tôi bị thương ở miệng
và gây đau đớn thân thể. Bà con đứng gần đã kéo tôi ra khỏi đám công an côn đồ
này. Giả sử đám người côn đồ đó không phải là công an, thì vì sao ông Giám đốc
Công an và nhiều công an mặc sắc phục đã không ngăn cản hành động côn đồ tấn
công người khác ngay trước mặt họ.
Cùng lúc đó,
công an đã truy bắt nhiều người cầm điện thoại hoặc cầm máy để quay phim chụp
hình. Nhiều người bị đánh tàn nhẫn, bị cướp hoặc bị phá hoại các phương tiện
truyền thông. Nghiêm trọng hơn, họ còn bị cướp tiền bạc và tài sản khác. Nhiều
người bị đưa đi rất xa và bỏ lại nơi hoang vu mà không còn tài sản gì. Chiếc xe
của tôi cũng bị xe cảnh sát đến cẩu lên và chở đi. Công an đã đấm vào kiếng xe,
bẻ gãy thanh gạt nước… khiến xe bị hư hỏng.
Tại thời điểm
đó, ngoài số người cùng nhập vào đoàn đi kiện trên suốt đoạn đường từ sáng, đã
có thêm nhiều người thuộc nhiều giáo xứ khác lân cận đã can đảm tìm đến khi biết
tin đàn áp xảy ra.
Khoảng 16 giờ
30, công an đề nghị tôi làm việc với ông Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nghệ An – nhưng tôi dứt khoát từ chối vì tôi cho rằng, chính ông ta vừa chỉ đạo
lực lượng công an côn đồ lừa vây nhốt và đánh đập bà con đi kiện. Sau đó, linh
mục Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh và linh mục quản
hạt Đồng Tháp thuyết phục tôi, và chúng tôi (tôi cùng bà con đi kiện) chấp thuận
đến một khoảng đất trống khá lớn để làm việc với ông Lê Xuân Đại.
Khi đến nơi, ông
Lê Xuân Đại liền xuất hiện, nhưng lại không nói với tôi lời nào. Chúng tôi lập
tức nhận ra rằng chiêu trò làm việc chỉ là cái cớ để họ đưa mọi người đến nơi
thuận tiện cho việc đàn áp đẫm máu lần thứ hai. Khoảng 17 giờ, cách xa nơi
chúng tôi tập trung chừng 150m, chúng tôi nhìn thấy nhiều gạch đá tung lên trời
và nghe rất nhiều tiếng nổ kinh hoàng. Rồi ngay lập tức hàng trăm cảnh sát cơ động
truy đuổi và đánh đập bà con một cách tàn nhẫn, không kể người già hay trẻ em,
đàn ông hay đàn bà.
Trước tình thể
đó, tôi khuyên bảo bà con ngồi xuống đọc kinh để không bị hoảng loạn. Nhưng nhiều
tiếng nổ ngay sát bên cạnh làm nhiều người yếu tinh thần phải bỏ chạy. Cảnh sát
cơ động chỉ chờ có người bỏ chạy để truy sát. Hàng trăm người đã bị đánh, trong
đó khoảng 30 người bị đánh trọng thương. Nhiều người bị bắt và cướp tài sản.
Khoảng 30 phút
sau, khi thấy tình hình ổn hơn, cảnh sát cơ động không còn vây quanh đoàn người
nữa, chúng tôi di chuyển vào Giáo xứ Đông Tháp. Khoảng 20 giờ 30, Giáo xứ Đông
Tháp cử hành giờ chầu trọng thể và thắp nến cầu nguyện cho chúng tôi, với sự
tham dự của cha xứ và giới trẻ Giáo xứ Vạn Phần. Sau giờ chầu, chúng tôi được cộng
đoàn Giáo xứ Đông Tháp ân cần mời về các gia đình để nghỉ ngơi.
Vào lúc 5 giờ
sáng ngày 15 tháng 2, Linh mục quản hạt, quản xứ Đông Tháp đã dâng thánh lễ cầu
nguyện cho đoàn người đi kiện, cho tổ quốc Việt Nam, cho công lý được tôn trọng
và riêng cho các nạn nhân của vụ đàn áp ngày 14 tháng 2 năm 2017. Sau đó, khoảng
7 giờ 30 sáng, nhận được ý của Đức Giám mục Giáo phận Vinh, mọi người trở về
nhà để tránh sự đàn áp đẫm máu mà nhà cầm quyền đe dọa sẽ thực hiện nếu tiếp tục
đi kiện.
3. Công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ
An do ông Lê Xuân Đại ký tên
Sau sự kiện ngày
14 tháng 2 năm 2017, ông Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – thay mặt
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ký tên và gửi Công văn số 1022/UBND-NC ngày
23/2/2017 của UBND tỉnh Nghệ An đến Giám mục Giáo phận Vinh và Ban Công lý và
Hòa bình thuộc Tòa Giám mục Vinh (sau đây gọi là “Công văn 1022”).
Nội dung được
trình bày trong Công văn 1022 thể hiện một cách nhìn lệch lạc, hoàn toàn bóp
méo sự thật, nhằm mục đích vu khống và bôi nhọ tất cả những người tham gia khởi
kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ
An, đặc biệt là cá nhân tôi – Linh mục Nguyễn Đình Thục.
Hơn 600 con người
đi kiện Công ty Formosa vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 đều có thể làm nhân chứng
việc công an tỉnh Nghệ An dùng vũ khí tấn công người đi kiện, bởi tất cả nạn
nhân bị bạo hành là chính họ. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Nghệ An nói ngược lại
rằng công an bị người dân tấn công theo sự chỉ đạo của Linh mục Nguyễn Đình Thục.
Điều đáng nói,
trong Công văn 1022, nhiều nội dung thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt
Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An,
cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên – ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU
1. Quan điểm của chúng tôi
1.1 Về sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017
Những người dân
đi kiện Công ty Formosa đã bị lực lượng công an chặn lại tại xã Diễn Hồng, huyện
Diễn Châu một cách vô cớ khi đang đi trên đường. Họ đã bị công an đánh đập dã
man, tài sản bị cướp bóc. Nhiều người đã ghi lại các hình ảnh một cách đầy đủ,
trung thực nhất.
Không những thế,
rất nhiều những người dân xung quanh đã bị hành hung một cách vô cớ; trong đó
có cả người già và trẻ em. Nghiêm trọng hơn, nhiều người bị bắt giữ một cách
trái phép và tra tấn trong trụ sở Công an huyện Diễn Châu và Trạm CSGT số 5. Tiền
bạc, giấy tờ và điện thoại cá nhân trên người họ bị cướp và tước đoạt một cách
trắng trợn, vô pháp. Nhiều người được thả ra với thương tích nặng nề và phải chữa
trị lâu dài trong bệnh viện.
Chính quyền
không thể phủ nhận một cách trơ trẽn như thế về những hành vi tàn ác với nhân
dân của mình. Dù có trơ trẽn chối cãi hay trắng trợn tìm cách vu khống ngược lại
chúng tôi, thì sự thật vẫn không hề thay đổi. Điều đó chỉ làm cho lòng tin hiếm
hoi của người dân vào những người cầm quyền trở nên cạn kiệt.
Dưới ánh sáng của
công lý và sự thật, mọi tội ác sẽ được phơi bày. Những cá nhân trực tiếp và
gián tiếp phạm tội vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 sẽ bị lịch sử ghi lại một cách
đầy đủ và công bằng nhất.
1.2 Về Công văn 1022
Công văn 1022 mặc
nhiên thừa nhận hành vi phạm pháp, đồng thời thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật
pháp Việt Nam.
Thật vậy, Công
văn 1022 có các đoạn nêu như sau:
“UBND tỉnh Nghệ
An đã có Công văn số 767/UBND-NC ngày 13/02/2017 gửi Tòa Giám mục, đồng thời cử
ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trực tiếp trao đổi với Giám
mục Giáo phận Vinh; các ban ngành huyện Quỳnh Lưu đã trực tiếp trao đổi với
Linh mục Nguyễn Đình Thục để thông báo và đề nghị không tổ chức đông giáo dân
kéo vào Hà Tĩnh dễ xảy ra phức tạp về an ninh, trật tự.” (Chúng tôi nhấn mạnh
phần gạch chân)
“Quá trình đoàn
di chuyển vào Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng một số Linh mục đã có mặt tại
hiện trường để tuyên truyền, vận động, nói rõ sẽ trực tiếp nhận đơn khởi kiện
Công ty THHH Hưng Nghiệp Formosa của bà con giáo dân để gửi đến Tòa án nhân dân
Thị xã Kỳ Anh giải quyết, […]; đồng thời đề nghị Linh mục Thục và giáo dân xứ
Song Ngọc quay về, thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế cử người đại diện.”
(Chúng tôi nhấn mạnh phần gạch chân)
Với nội dung nêu
trên, Công văn 1022 đã thể hiện hai điều quan trọng sau đây:
Thứ nhất, mặc
nhiên thừa nhận hành vi tìm cách ngăn cản người dân đi kiện Công ty Formosa khi
liên tục thông báo và đề nghị người dân quay về, không cho đi vào tỉnh Hà Tĩnh
để đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Nói cách khác, đó là hành vi ngăn cản người
dân thực hiện quyền công dân cơ bản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
của các cấp chính quyền Nghệ An, cụ thể theo và cần phải tiến hành khởi tố hình
sự vụ việc theo mức độ nghiêm trọng của hành vi này.
Thứ hai, thể hiện
sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự
nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên –
ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Theo Điều 190 của
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, việc gửi đơn khởi kiện dân sự chỉ nộp cho Tòa
án, cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi có trách nhiệm nhận và
thụ lý đơn kiện Công ty Formosa.
Theo Điều 20 và
21 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có bất cứ quy định nào về việc
thay mặt các tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện dân sự của người dân.
Quan trọng hơn,
theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thủ tục khởi kiện đòi bồi thường phải do
chính người khởi kiện thực hiện, không được khởi kiện theo cơ chế người đại diện.
Cần lưu ý, cơ chế
người đại diện một tập thể chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp khiếu nại và
tố cáo, như tôi đang hành xử theo Đơn Tố Cáo này, trong khi việc khởi kiện dân
sự của các nạn nhân Công ty Formosa là quyền của những người có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự trước tòa án.
Thú thật, chúng
tôi không hiểu UBND tỉnh Nghệ An và ông Lê Xuân Đại đã dựa vào quy định pháp luật
nào để đề nghị người dân khởi kiện theo cơ chế người đại diện, hay quý vị tự tiện
đặt ra luật hoặc diễn giải luật pháp theo ý riêng của mình (?).
2. Yêu cầu của chúng tôi
2.1 Quyền tố cáo của công dân
Công dân có quyền
tố cáo theo quy định của Luật Tố Cáo được ban hành ngày 11/11/2011, cụ thể tại
Khoản 1, Điều 2 như sau:
“1. Tố cáo là việc
công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Nguyên tắc xác định
người có thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định trong Điều 12 của Luật Tố
Cáo, như sau:
“1. Tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công
chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu
cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối
hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
3. Tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự.”
Bởi những căn cứ
pháp lý nêu trên, chúng tôi theo đây đề nghị quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo
này của chúng tôi và tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm
theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Chúng tôi nêu cụ thể nội dung tố
cáo dưới đây.
2.2 Tố cáo hành vi xâm phạm quyền khiếu nại
và hành vi can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự
Bất kể mọi lý do
bảo vệ an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông mà chính quyền tỉnh Nghệ An
nêu ra trong Công văn 1022, việc ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và
ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, sử dụng lực lượng công an
(có và không mặc sắc phục) cản trở người đi kiện thuê phương tiện di chuyển, chặn
đường và lùa mọi người vào địa hình bất lợi để tấn công và cướp phá tài sản, nhằm
mục đích gây cản trở và xâm phạm quyền khiếu nại của các nạn nhân Công ty
Formosa, rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải bị xử lý
nghiêm minh.
Thật vậy, Bộ luật
Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 132 về “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố
cáo” như sau:
“1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu
nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Có trách nhiệm
mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết
các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào trả
thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
3. Người phạm tội
còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Thêm vào đó, Điều
496 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc “xử lý hành vi
can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự”.
Do vậy, chúng
tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội xâm phạm quyền khiếu nại,
tố cáo” đối với ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Nguyễn Hữu Cầu,
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, như đã trình bày ở trên.
2.3 Tố cáo hành vi vu khống
Chính quyền tỉnh
Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông địa phương vu khống và bôi nhọ
tất cả những người tham gia khởi kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn
Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cá nhân Linh mục Nguyễn Đình
Thục. Công văn 1022 do ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ký tên cũng chứa
đựng nhiều nội dung vu khống và bôi nhọ như vậy.
Hành động nói
trên rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với nhiều tình tiết
tăng nặng, cần phải bị xử lý nghiêm minh. Thật vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999
quy định tại Điều 122 về “tội vu khống”, như sau:
“1. Người nào bịa
đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác
phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Do vậy, chúng
tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội vu khống” đối với ông
Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, như đã trình bày ở trên.
KẾT LUẬN
Với tư cách là
người hướng dẫn các nạn nhân tiến hành khởi kiện Công ty Formosa, đồng thời là
nạn nhân trong vụ đàn áp tàn bạo của chính quyền tỉnh Nghệ An vào ngày 14 tháng
2 năm 2017 tại Diễn Châu, bằng văn bản này, tôi – Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn
Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An –
cùng nhiều nạn nhân khác, theo đây:
Tuyên bố lên án
và tố cáo hành động đàn áp bằng bạo lực của chính quyền tỉnh Nghệ An đối với những
người dân thực hiện quyền cơ bản của công dân theo luật định, đồng thời phản đối
và tố cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông
vu khống và bôi nhọ chúng tôi bằng cách bóp méo sự thật.
Chúng tôi đề nghị
quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo này của chúng tôi, tiến hành xử lý hành vi vi
phạm pháp luật của các cá nhân nêu tên ở trên, đồng thời thông báo công khai
cho chúng tôi biết kết quả xử lý. Chúng tôi tin rằng một chính quyền chính danh
luôn phải tôn trọng ý nguyện của công dân và hành xử trên cơ sở luật pháp.
Lập tại Nghệ An,
ngày 3 tháng 3 năm 2017
Linh mục quản xứ
Song Ngọc
GB.
Nguyễn Đình Thục