VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của
Economist
Bản
quyền hình ảnh FACEBOOK Image caption Quyền biểu tình được cho là một khía
cạnh của dân chủ
Nhóm nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU)
thuộc tạp chí kinh tế The Economist vừa công bố báo cáo nghiên cứu về chỉ số
dân chủ 2016 tại 167 quốc gia trên thế giới. EIU cũng cho biết năm 2016 là năm
của suy thoái dân chủ trên toàn cầu.
Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng
Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư
vấn có uy tín của Anh.
Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và
hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân
số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Bảng xếp hạng
chia các quốc gia thành bốn loại:
- Thực
sự dân chủ: 19 nước
- Dân
chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
- Dân
chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước
- Chế
độ chuyên chế, độc tài: 51 nước
Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151)
và Bắc Hàn (167 - cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với
các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được
xếp hạng.
Các yếu tố và tiêu chuẩn
đánh giá, xếp hạng của EIU
Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm
5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:
I. quy trình bầu cử và đa nguyên;
II. các quyền tự do của công dân;
III. hoạt động của nhà nước;
IV. sự tham gia chính trị; và
V. văn hóa chính trị
và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung
bình từ 5 yếu tố này.
Bản quyền hình ảnh EIU Image
caption Bản đồ Chỉ số Dân chủ 2016 do EIU thực hiện
So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt
Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam là một trong ba nước
duy nhất trong số này (cùng với Trung cộng và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu
cử và đa nguyên đạt 0 điểm.
Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung
Hoa cộng sản, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại
vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân
chủ so với năm 2015.
Việt Nam xếp thứ 131 với 3.38 điểm. Nguồn:
The Ecomonist.
Chỉ số về các quyền tự do dân sự và tham gia chính
trị có mức tăng nhẹ trong 10 năm. Đặc biệt, các quyền tham gia chính trị bị sụt
hẳn gần 1 điểm trong năm 2008, cũng là năm nổ ra biểu tình chống Trung cộng tại
Việt Nam. Đối với hai chỉ số này, Việt Nam có điểm thấp nhất trong các quốc gia
ASEAN chỉ đứng trên Lào.
Chỉ
số dân chủ tại ASEAN và Châu Á
Nam Dương và Phi Luật Tân có chỉ số dân chủ tưởng đối
cao, lần lượt đứng thứ 50 và 48 trên 167 quốc gia. Hai nước này cùng với Mã Lai
và Singapore được EIU xếp vào nhóm nước dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed
democracy).
Myanmar tiến xa hơn Việt Nam , các chỉ số của Myanmar đều cao hơn Việt Nam, chỉ có hai
chỉ số còn lại về văn hóa chính trị và các quyền tự do của công dân là tương
đương.
Chỉ số dân chủ của Thái Lan đang có xu hướng suy giảm. Điều ngạc nhiên khác là Đông Timor, ứng cử viên khao
khát gia nhập ASEAN, lại có chỉ số dân chủ cao hơn tất cả các nước ASEAN, ở mức
7,24/10 điểm, hạng 43/167 thế giới, chỉ đứng sau Đài Loan, Ấn Độ.
Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nền dân chủ
của New Zealand và Australia dẫn đầu và vượt trội so với các quốc gia theo sau,
lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.
Theo tin BBC