Viettel tiếp tay cho Huawei TC chống phá Việt
Nam?
Hoa Vi (hay
Huawei) là tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung cộng, được
sự hậu thuẫn đắc lực từ chính phủ, với động cơ chính trị. Và nhiều năm trở lại
đây, Huawei không những là đối thủ “khổng lồ” trên thị trường mà còn gây ra những
mối lo ngại về an ninh toàn cầu.
Trên thế giới có tổng số 197 quốc gia,
nhưng Huawei lại phủ sóng hết 140 quốc gia, chiếm 55% thị phần toàn cầu. Theo
thống kê, hơn 1/3 dân số trên thế giới đang sử dụng công nghệ của Huawei, mà họ
không hề hay biết Huawei đang là mối lo ngại tại nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Ấn
Độ, Úc và các nước khác.
‘Cánh tay ngầm’ của tình
báo quân đội Trung cộng vươn xa ra thế giới
Cựu nhân viên Huawei tiết lộ, công việc vận
hành nội bộ của hãng này là hoạt động gián điệp, kinh doanh thương mại, điều phối
nhân viên theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Đồng thời cung cấp thông tin cho lực lượng tác chiến mạng tinh nhuệ – quân đội
Giải phóng Nhân dân Trung cộng.
Với việc chiếm 55% thị phần thế giới xem như kế hoặch
“gián điệp” của Trung cộng gần như thành công tốt đẹp. Nếu một ngày nào đó Trung
cộng điều khiển mọi hoạt động thông tin trên toàn cầu thì hậu quả sẽ như thế
nào? Thật không tưởng tượng nổi.
Các nước ứng phó với kế hoạch
“gián điệp” của Trung cộng
Để ngăn chặn mối hiểm họa này, các quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Úc cũng như các nước G8 đã quyết định loại bỏ dần các
thiết bị có xuất xứ từ Trung cộng. Thậm chí Úc còn cấm tất
cả giao dịch có liên quan đến Huawei, Anh thì đã bắt tay vào điều tra vụ
Bristish Telecom và Huawei có hoạt động trao đổi thông tin với nhau.
Trong những lần thẩm định gần đây nhất, các cơ quan
an ninh Mỹ và Đức đều phát hiện có nhiều thứ “thừa” ở trong các thiết bị viễn
thông của Trung cộng, thậm chí cáp quang cũng không ngoại lệ. Ủy ban Tình báo Hạ
viện Mỹ cũng cho biết, Huawei và ZTE là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ.
Các quốc gia khác như Anh, Úc, Canada cũng cảnh giác đối với Huawei.
|
Tỉ
lệ tăng trưởng của Huawei và ZTE ở Việt Nam đang tăng từng ngày
|
Thế giới xa lánh, nhưng Việt
Nam thì mời gọi
Huawei là mối nguy hại của hầu hết các quốc
gia trên thế giới, thế nhưng tại Việt Nam tỉ lệ tăng trưởng của Huawei và ZTE
phát triển mạnh mẽ. Những sản phẩm điện thoại Huawei, ZTE,
Oppo, Gionee…và những thiết bị viễn thông như Lenovo, USB 3G, BTS,..của Huawei
và ZTE tung ra thị trường đều được người dân nhiệt tình sử dụng. Không những thế,
nhà mạng lớn nhất Việt Nam Viettel còn sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng do Huawei và ZTE cung cấp.
Không chỉ riêng nhà mạng Viettel, mà các nhà mạng khác như Vinaphone hay Mobiphone
của Việt Nam cũng sử dụng các sản phẩm của Huawei rộng rãi. Mặc cho sự cảnh
báo của thế giới nhưng cả ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam đều sử dụng sản phẩm của
Huawei vậy thì an ninh quốc gia có còn đảm bảo?
Mới đây nhất, nhà mạng Viettel đã xảy ra sự cố, vào
tối ngày 10/2, đồng loạt nhiều thuê bao của Viettel phản ánh hiện tượng nhận được
tin nhắn bằng tiếng Trung cộng từ tổng đài quảng cáo của Viettel – VIETTEL-QC.
Phía Viettel lý giải cho sự cố này, là do nhân viên kỹ thuật trong quá trình cấu
hình đầu số quảng cáo 198 bị sai, gây ra lỗi mã hóa (encoding) tin nhắn, dẫn đến
nội dung thông điệp của nhà mạng bị sai font chữ và hiển thị các ký tự chữ Hán.
Phải chăng đơn thuần là lỗi kỹ thuật, hay đây là một thử nghiệm của phía tình
báo Trung cộng về khả năng kiểm soát mạng lưới thông tin của Việt Nam, đang được
lãnh đạo Viettel lấp liếm, che giấu?
|
|
Các
ký tự lạ trong tin nhắn quảng cáo của Viettel. Một số người dùng Facebook cho
biết đây là chữ Hán phồn thể và được sử dụng tại Đài Loan.
|
Viettel là tập đoàn viễn thông lớn nhất
Việt Nam do quân đội quản lý, nhưng lại sử dụng những thiết bị viễn thông giá rẻ
của Trung cộng, trong khi những thiết bị này đang bị các
quốc gia như Mỹ, Úc, Đức lên án là cài phần mềm “gián điệp” để thu thập thông tin.
Nếu như Huawei kiểm soát được toàn bộ thông tin thì Việt Nam sẽ như thế nào?
Qua vụ việc này, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề an ninh thông tin
và an ninh quốc gia.
Vừa qua Trung cộng lại tung ra thị trường dòng điện
thoại mới có tên là Oppo, và dòng điện thoại này đang “làm mưa làm gió” trên thị
trường Việt Nam. Nhưng ít ai biết, sản phẩm này đang bị nghi ngờ là đã cài phần
mềm gián điệp để đánh cắp nội dung các tin nhắn, theo dõi mọi chuyển động cũng
như tất cả số điện thoại liên lạc của người dùng và gửi dữ liệu về một máy chủ
đặt tại Trung cộng. Phần mềm được cài sẵn trên điện thoại khi bán ra và người
tiêu dùng không hề được thông báo về việc bị theo dõi. Được biết phần mềm gián
điệp này là của Công ty công nghệ Thượng Hải Adups – Shanghai Adups Technology,
công ty này đối tác cung cấp phần mềm cho hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn
nhất thế giới là ZTE và Huawei có trụ sở tại Trung cộng.
Theo nguồn tin đáng tin cậy, tập đoàn Viettel và tập
đoàn Huawei vừa ký kết một loạt biên bản hợp tác quan trọng nhằm phát triển hạ
tầng mạng viễn thông trong nước. Bất chấp những lời cảnh báo của giới tình báo
Mỹ, bất chấp việc các nước ngày càng “xa lánh” Huawei thì mạng viễn thông quân
đội Việt Nam vẫn quyết tâm thắt chặt quan hệ đối tác cho bằng được. Liệu đây có
phải là sự hợp tác đơn thuần, hay còn mục đích chính trị khác? Sau các thương vụ
béo bở này, lãnh đạo Viettel có được “lại quả” gì không?
Còn nhớ sự kiện nhóm hacker 1937CN của Trung
cộng gây sự việc tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất,
khiến nhiều người lo lắng quan ngại bởi hiện nay hạ tầng mạng của Việt Nam phụ
thuộc rất lớn vào các công ty Trung cộng, đặc biệt là Huawei và ZTE.
Trong cuộc chiến tranh xưa, bên nào có vũ khí tối
tân và hiện đại nhất thì sẽ chiến thắng, nhưng ngày nay, với việc công nghệ
phát triển, chỉ cần chiếm được “THÔNG TIN” của các quốc gia cần đánh thì chẳng
khác nào chiếm được quyền kiểm soát của nước đó. Hãy ý thức hơn trong việc
sử dụng, trao đổi thông tin. Đừng quá phụ thuộc vào các thiết bị viễn thông Trung
cộng.
(Blue)