„…những người con Việt cần phải gây áp lực liên tục lên nhà cầm quyền
CS để đặt họ trong tình trạng lo sợ trước nguy cơ bị lật đổ…
Sức mạnh của kẻ tà quyền nào cũng có hạn nhưng sức dân thì vô hạn.“
Cuộc chiến đấu chống độc tài cộng sản đang tới đâu?
TS.Mai Thanh Truyết
- Năm 2012, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương 6 (BCHTƯ) của ĐCSVN chấm dứt với kết quả là không có gì thay đổi đã làm đa số người dân Việt Nam thất vọng. Thế là tham nhũng được cấp giấy phép và hiểm họa lệ thuộc Tàu cộng vẫn còn là chuyện ‘nhạy cảm’ không ai có quyền nhắc tới. Và năm nay, Hội nghị Trung ương 5 sắp diễn ra, và tình trạng của ĐCSVN vẫn còn giữ nguyên trạng, nghĩa là nội bộ vẫn đấu đá, tranh giành quyền lực, và thậm chí tranh nhau... "phục vụ tới bến!" cho Tàu khựa. Điển hình nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng tố cáo tội ác của CTN Trần Đại Quang cạn tào ráo máng! Và tại Đà Nẵng, ông BT Thành ủy và CT UBND đấu đá về sở hữu tài sản “siêu khủng” và đã kéo nhau lên đảng trưởng ở Hà Nội giải quyết!
- Năm 2012, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương 6 (BCHTƯ) của ĐCSVN chấm dứt với kết quả là không có gì thay đổi đã làm đa số người dân Việt Nam thất vọng. Thế là tham nhũng được cấp giấy phép và hiểm họa lệ thuộc Tàu cộng vẫn còn là chuyện ‘nhạy cảm’ không ai có quyền nhắc tới. Và năm nay, Hội nghị Trung ương 5 sắp diễn ra, và tình trạng của ĐCSVN vẫn còn giữ nguyên trạng, nghĩa là nội bộ vẫn đấu đá, tranh giành quyền lực, và thậm chí tranh nhau... "phục vụ tới bến!" cho Tàu khựa. Điển hình nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng tố cáo tội ác của CTN Trần Đại Quang cạn tào ráo máng! Và tại Đà Nẵng, ông BT Thành ủy và CT UBND đấu đá về sở hữu tài sản “siêu khủng” và đã kéo nhau lên đảng trưởng ở Hà Nội giải quyết!
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Trung Ương ĐCSVN cố
tình làm những điều dân chúng chán ghét? Không lẽ họ không sợ bị lật đổ?
ĐCSVN vì muốn giữ đảng nên đã không còn lối
ra nào khác, độc quyền lãnh đạo, độc quyền sở hữu tài sản quốc gia, độc quyền mọi
sinh hoạt xã hội là những điều cơ bản đảng phải nắm để tồn
tại. Chuyện ‘do dân và vì dân’ hoàn toàn không có trong danh sách những yếu tố
bảo vệ đảng và chỉ là một trò mỵ dân mà thôi.
CS chỉ cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn nỗi bất
mãn của dân chúng để những nỗi bất mãn đó không vượt lên tới mức bùng nổ thì mọi
chuyện sẽ êm thắm.
Để làm điều này, ĐCSVN cố gắng theo dõi và học hỏi từ
các cuộc cách mạng lật đổ độc tài thành công trên thế giới mà uyển chuyển thay
đổi các phương pháp đối phó. Kết quả là họ đã khá thành công trong việc giữ vững
sự cầm quyền và nền độc tài sau sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô.
1. Họ học hỏi những gì?
Từ kinh nghiệm Ba Lan, họ biết phải kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức tổ chức quần
chúng, nhất là các nghiệp đoàn hay tôn giáo; như để răn đe việc
thành lập nghiệp đoàn, CSVN đã kết án rất nặng 3 người vận động thành lập nghiệp
đoàn độc lập năm 2010 là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm tù), Đoàn Huy Chương (7
năm tù) và Đỗ Thị Minh Hạnh (7 năm tù). Và từ đó đến nay, chính sách cho những
nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, điển hình nhất là Mẹ Nấm, người vừa được giải
Phụ nữ Quốc tế Can đảm qua việc tranh đấu bền bỉ cho nhân quyền ở Việt Nam do Đệ
nhất Phu nhân Hoa Kỳ trao giải… vào tù vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để hạn
chế sự bùng nổ và răn đe các nhà tranh đấu mới.
Từ Liên
Xô, họ biết cần phải cải tổ kinh tế trước khi ngân quỹ không còn đủ tiền để
trả công nhân viên nhà nước và mở rộng môi trường kinh tế tư doanh.
Từ Thiên
An Môn, CSVN biết cần phải xây dựng một lực lượng công an hùng hậu và
được trang bị đầy đủ trong tư thế sẵn sàng để đối phó với bất cứ cuộc nổi dậy đông
đảo nào, và họ cũng học được phương cách đàn áp kiểu “ném đá giấu tay” như dùng
côn đồ, ‘quần chúng tự phát’ hay áp dụng kiểu đàn áp kinh tế, áp lực người
thân…
Từ các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á, họ
biết cần phải kiểm soát giới trẻ, nhất là giới sinh viên học sinh, không cấm
đoán quá và cũng không bóp nghẹt quá, luôn giành cho bọn trẻ khoảng không gian
để xả bầu nhiệt huyết qua các sinh hoạt vui chơi không dính dáng đến chính trị,
nhưng một mặt thì kiểm soát, theo dõi chặt chẽ mọi sinh viên ở các đại học như
đuổi học những sinh viên nào tham gia biểu tình chống Tàu cộng.
Từ Mùa
Xuân Ả Rập năm 2011, họ biết phải thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng
internet, dùng hacker tấn công phá hoại các trang mạng lề trái
hay trấn áp các blogger, điển hình là trường hợp răn đe các blogger mà thời
gian gần đây họ cho ra bản án nặng nề đối với Nguyễn Văn Hải (12 năm tù) và Tạ
Phong Tần (10 năm tù), chỉ vì tội viết blog.
Với những phản ứng tự vệ trên làm như ra vẻ ĐCS đang
bị đe dọa, câu hỏi được đặt ra là:
- Tại sao họ phải phản ứng mạnh tay như vậy?
- Phải chăng lực lượng đối kháng đã thành hình và có
khả năng đe dọa quyền lãnh đạo của họ?
Đúng vậy, ĐCS vô hình chung qua thái độ bắt bớ và
đàn áp người biểu tình, vận động chống TC, đòi nhân quyền v.v…tức là họ đã gián
tiếp thừa nhận một thế lực đối kháng đáng kể trong nước rồi.
2. Lực lượng đối kháng là
ai?
Sự hiện hữu của lực lượng dân chủ đối kháng không biểu
lộ rõ ràng qua con số các thành phần hay tổ chức đấu tranh mà ẩn hiện qua khả
năng tác động lên dân chúng. Sự kiện dân chúng Việt
Nam ngày một mất lòng tin vào ĐCS đã làm cho họ lo sợ. Một cách cụ thể,
họ thường nhắc tới hai điều lo sợ là “diễn biến hòa bình” và “thế lực thù địch”.
a. Diễn biến hòa bình là sự
thay đổi trong hàng ngũ đảng viên làm cho đảng phân hóa và hậu quả có thể dẫn đến
sự sụp đổ của đảng. Diễn biến hòa bình này được thúc đẩy qua tiến trình
"mở cửa" hay qua phương tiện truyền thông internet rộng rãi phơi bày
nhiều thứ bất chính của ĐCS, hay từ nội bộ như nạn tham nhũng hệ thống, sự yếu
kém về khả năng điều hành quốc gia của ĐCS...
b. Còn thế lực thù địch thì
có thể hiểu là bất cứ ai không quy phục sự lãnh đạo của ĐCS. Con số thế
lực thù địch này rất lớn, ĐCSVN biết rõ, đó là 95 triệu dân (thống kê mới nhất công
bố ngày 21/3/2017) trừ đi 3 triệu đảng viên, tức là 92 triệu người dân Việt
Nam. ĐCS sợ thế lực thù địch này vì tầm mức của nó quá lớn và lại mang bản chất
vô hình, vô tướng, chẳng thể bắt vô tù được.
3. ĐCSVN sẽ làm gì để đối
phó lại?
Chống diễn biến hòa bình có nghĩa là ngăn chặn tình
trạng lòng trung thành suy giảm của đảng viên đối với lãnh đạo đảng. Ngày nay
không còn Pháp hay Mỹ để có thể lợi dụng và kích thích lòng yêu nước của người
Việt, chỉ còn cách duy nhất là mua chuộc bằng quyền, tiền và răn đe (ra khỏi đảng
là mất tất cả).
Vấn đề thứ hai đang đe dọa đảng là thế lực thù địch,
một thế lực bên ngoài đảng. Thế lực này là bất cứ ai hay điều gì gây nguy hại
cho sự cầm quyền của đảng. Thế lực thù địch đang làm cho ĐCS lo sợ vì khó lòng
chống đỡ. Từ sau Hội nghị TƯ 6, và sau hai năm cầm quyền bính của Nguyễn Phú Trọng,
tình trạng trên vẫn không những dậm chân tại chỗ, mà ngày càng trầm trong thêm
hơn.
Điển hình là cuộc đối đầu nẩy lửa giữa Tỉnh ủy và CT
Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng hiện tại qua các tố giác tham nhũng qua lại (20/3) vừa
qua là một bằng chứng về sự thất bại của ĐCS khi muốn chỉnh đốn để lấy lại tính
chính đáng và uy tín. Hiện nay, ĐCS không có đường lối nào để chống lại ‘thế lực
thù địch’ ngoài các biện pháp chắp vá dựa trên tuyên truyền và đàn áp. Như vậy
thì đã rõ ràng ĐCS đang suy yếu. Đây là điều đáng mừng cho phe dân chủ.
Tuy nhiên, nếu muốn lật đổ họ thì lực lượng dân chủ
(LLDC) phải mạnh.
4. Lực lượng dân chủ là
ai?
LLDC là đại đa số dân chúng tiềm ẩn nỗi bất
mãn với nhà cầm quyền CS. Sự bất mãn sẽ ngày càng gia tăng theo
thời gian vì ĐCS cầm quyền không phục vụ quần chúng. Điểm mạnh của LLDC là số
đông nhưng cũng có nhược điểm là không tổ chức và không đồng nhất nên rất khó
có thể quy tụ hay cùng hành động.
Lật đổ một nhà cầm quyền độc tài không khi nào là một
chuyện dễ dàng nhưng cũng đã từng có người người làm được. Trường hợp Miến Điện
hiện nay là một điển hình. Chính người dân Miến Điện đã áp lực nhà cầm quyền
quân phiệt phải thay đổi. Người dân đã đặt cho nhà cầm quyền này hai lựa chọn:
một là sẽ bị lật đổ và hai là thay đổi theo con đường dân chủ để tồn tại. May
thay, nhà cầm quyền này đã chọn con đường cải cách dân chủ và tránh được đổ
máu.
Dù cả hai quốc gia đều là độc tài, nhưng ở Miến Điện,
độc tài quân phiệt nhằm cấu kết lẫn nhau để bảo vệ quyền bính và quyền lợi,
nhưng họ vẫn là con dân của một quốc gia Miến Điện độc lập. Còn ĐCSVN, cũng là
độc tài, nắm trọn cà ba quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Đây là một loại
độc tài đảng trị, của một nhóm người có quyền lợi và quyền lực đan chéo với
nhau. Họ chống nhau, tranh giành quyền lợi, quyền lực, nhưng cuối cùng vì để bảo
vệ đảng họ vẫn phải “sống chung cùng nhau” để tồn tại!
Vì vậy, những người con Việt
cần phải gây áp lực liên tục lên nhà cầm quyền CS để đặt họ trong tình trạng lo
sợ trước nguy cơ bị lật đổ. Sự đàn áp bao giờ cũng tốn sức và nếu đàn áp
lâu ngày cũng sẽ bị kiệt sức và chế độ sẽ sụp đổ do chính sức nặng của bộ máy
tham nhũng, rệu rã của họ.
Sức mạnh của kẻ tà quyền nào cũng có hạn
nhưng sức dân thì vô hạn.
5. Chuyện của chúng ta
Công cuộc đấu tranh chống độc tài CS đã có những dấu
hiệu tốt. ĐCSVN ngày một mất uy tín và yếu đi vì tham nhũng và tranh chấp nội bộ.
Lực lượng Dân chủ thì ngày một mạnh, đông hơn và quả quyết hơn.
Vì thế thời gian tồn tại của ĐCSVN ngày nay không nằm
trong tay họ nữa mà đang nằm trong tay lực lượng dân chủ.
Đừng van xin tự do mà hãy lôi
cổ ĐCSVN xuống.
Ngày đó không còn xa đâu, hỡi những người
con Việt!
TS.Mai Thanh Truyết