Tờ New York Times ghi nhận người Việt 'tập việc' bị bóc lột ở Nhật Bản, phải sống cảnh khổ sở khi xuất cảng lao động qua Nhật. Họ bị gọi
là ‘người tập việc’, làm những việc lương thấp mà các công dân Nhật không ai muốn
làm.
Một
nhóm ‘tập việc’ người nước ngoài ở Nhật Bản-Ảnh New York Times
Báo New York Times đã gặp một số
người “tập việc” của nhiều nước châu Á, lao động ở nhiều ngành khác nhau, gồm một
công nhân xây dựng người Campuchia, một người Hoa hái rau diếp và các nữ thợ may
người Hoa và Việt Nam.
Phải “chạy” tiền với “cò”việc làm…
Những người này đều cho biết phải “chung chi” cho
“cò” việc làm ở nước họ, thường từ 7.000 đến 11.000 USD để đến Nhật lao động.
Đa số phải vay tiền của người thân hoặc ngân hàng. Họ đều phàn nàn không được
trả lương.
Bà mẹ hai con Tham Thi Nhung cùng 6 nữ công nhân may
người Việt Nam phải may quần áo từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm tại một xí nghiệp
may mặc ở tỉnh Aichi (vùng công nghiệp trung Nhật). Họ không được nghỉ ngày
nào.
Hồi tháng 11.2016, sau khi họ phàn nàn chỉ được trả
công 712 USD/tháng, bà chủ xí nghiệp gởi thư thông báo đóng cửa xí nghiệp và họ
đều bị đuổi việc. Cô Nhung nói: “Bà ta
nói không thể trả lương nữa, và nói chúng tôi một là làm việc tiếp, hay là trở
về Việt Nam?”.
Chương trình “tập việc” do chính phủ Nhật
bảo trợ. Mục đích chương trình là bù lấp sự thiếu nguồn lao động cùng việc cấm
dòng nhập cư lương thấp.
Luật sư Nobuya Takai ,đại diện cho người nước ngoài
“tập việc” trong các vụ tranh chấp lao động, nói: họ phải giả bộ là người “tập
việc” chứ không phải là người lao động.
Các công ty không trực tiếp thuê lao động người nước
ngoài, nhưng thông qua một mê cung gồm những “cò trung gian” tư nhân và quan chức
chính phủ. Đa số người “tập việc” bị vướng nợ nặng để đóng phí cho “cò” từ
trước khi họ đến Nhật.
Người “tập việc” không thể dễ chuyển việc làm (visa
trói họ với chỉ một công ty) nên họ không thể rời bỏ một chủ lao động xấu xa.
Luật sư Takai nói: “Họ không thể đổi việc,
và bị mất tiền nếu trở về nước”.
…Và bị chủ “giật” tiền lương
Liu Hongmei người Tàu lục địa từng chán làm công
nhân may ở một xí nghiệp Thượng Hải, vì cô phải lao động nhiều giờ nhưng lại phải
nhận lương thấp. Nên hồi 3 năm trước, Liu chấp nhận mang món nợ sau khi trả
7.000 USD cho bọn “cò” để cô có visa qua Nhật, nhằm tìm việc làm.
Một công ty may mặc nhận cô, hứa trả mức lương cao
hơn 3 lần so với khoản tiền lương 430 USD/tháng mà cô nhận ở trong nước.
Về chính thức, thời gian mà Liu ủi là, đóng gói trang phục nữ được xem là “tập
việc”.
Liu hy vọng sẽ kiếm được hàng ngàn USD để gởi về gia
đình. Cô nhớ lại “Tôi ngỡ như đó là một
cơ hội lớn”. Nhưng không đúng như thế, cô phát hiện điều kiện làm việc quá
thiếu thốn, và nhận mức lương thấp hơn so với lời hứa của người chủ. Cô nói: “Họ đối xử với chúng tôi như là nô lệ”.
Vợ chồng Takeshi Nakahara làm chủ nhiều xí nghiệp
may nhỏ ở Gifu (gần Aichi) và sử dụng thợ may người Tàu lục địa từ 15 năm trước
vì không có người Nhật chịu làm nghề này.
Ông ta cũng giải thích phải trả lương thấp thì mới
có thể cạnh tranh (và có lời) với các xí nghiệp đã chuyển đến các nước ngoài nhằm
tranh thủ nguồn nhân công rẻ ở các nước đó.
Nakahara nói chỉ trả thêm chút tiền công, chứ Liu và
các thợ may Người Tàu tự xin làm thêm giờ và xin nhận tiền công thấp. Dù đấy là
một sự dàn xếp phi pháp, nhưng ông ta cảm thấy bị nhóm Liu phản bội, vì các cô
đợi đến gần kết thúc hợp đồng 3 năm thì “đua nhau đòi lương”.
Nhóm Liu nhờ nhà hoạt động công đoàn Zhen Kai can
thiệp. Zhen là người Hoa nhưng sống ở Nhật từ hàng chục năm. Ông cho biết ông
“thông cảm” các công ty làm ăn khó khăn, và chính phủ Nhật giúp các doanh nghiệp
này “sống sót” bằng cách để mặc họ bóc lột sức lao động của nhân công.
Zhen thương lượng với vợ chồng Nakahara,người gợi ý
một thỏa thuận bồi thường, ban đầu với giá 5.800 USD. Vì chán và nhớ nhà, Liu
chấp nhận và sẵn sàng về nước, dù cô vẫn nợ tiền người thân. 4 thợ may còn lại
quyết ở lại Nhật để đòi thêm tiền bồi thường. Sau đó họ được Nakahara đền từ 10.000
đến 16.000 USD.
Liu Hongmei và nhóm ‘tập việc’ người Tàu
lục địa
Giả bộ là người “tập việc”
Ở ngành may mặc Nhật đang chật vật tài chính, tình
trạng ngược đãi tràn lan, đến độ Bộ Kinh tế – thương mại – công nghiệp Nhật hồi
năm ngoái phải hứa điều tra, khi giải trình trước quốc hội Nhật về kế hoạch mở
rộng chương trình “tập việc”.
Liu và những nhân công người Hoa khác ở xí nghiệp đến
Nhật thông qua Nhật tính chuyện kéo dài tối đa thời gian, để người “tập việc”
có thể ở lại Nhật 5 năm (thay vì 3 năm như trước) và cho phép nhiều lĩnh vực
làm ăn thuê người “tập việc”,gồm nhà dưỡng lão, các công ty dịch vụ vệ sinh văn
phòng và khách sạn.
Quốc hội Nhật phê duyệt việc lập một cơ
quan mới, để giám sát chương trình “tập việc” hồi năm ngoái,
sau khi có sự phê phán sự bóc lột lao động. Khi lập xong cơ quan này, kế hoạch
là đưa thêm người lao động nước ngoài đến Nhật.
Nghị sĩ Kimura cùng vài đồng nhiệm còn muốn lập một
hệ thống “lao động khách mời” chính thức. Dù đây không là cách mở đường cho
dòng nhập cư (người lao động có thể về nước) nhưng các nhóm doanh nghiệp hoan
nghênh đề xuất này.
Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe chưa phát tín hiệu ủng
hộ hay không. Nhưng nghị sĩ Kimura nói: “Nếu
chúng tôi muốn tăng trưởng kinh tế trong tương lai,thì chúng tôi cần có người
lao động nước ngoài”.
Như Mỹ và các nước phát triển khác, Nhật Bản rất khó
tìm được người làm các việc vặt như hái rau, thu gom tấm trải giường bẩn ở
các nhà dưỡng lão để đem giặt và rửa chén bát ở các nhà hàng.
Từ đó, Nhật phải tìm cách giải quyết vấn đề. Theo dữ liệu của chính phủ, tổng số người lao động nhập cư ở
Nhật là 1 triệu người hồi năm 2016, nhờ việc cấp visa nhập cảnh cho người “tập
việc”.
Theo các nhà hoạt động công đoàn, sự tăng nguồn lao
động người nước ngoài này cũng dẫn đến những vụ gian lận, ngược đãi người lao động,
Họ là những nhân công hạng hai được đưa từ nước ngoài đến để làm những công việc
mà các công dân Nhật không chịu làm.
Các chuyên gia nói những nông trại,doanh nghiệp chế
biến thức ăn và nhiều nhà sản xuất đều vất vả duy trì hoạt động nếu như không
có người lao động nước ngoài.
Giáo sư Kiyoto Tanno của đại học Tokyo nói: “Thực ra từng loại rau quả bán ở các siêu thị
tại Tokyo đều do người “tập việc” hái thôi”.
+ Số người Việt cư trú trái
phép cũng tăng 34,9% so với năm 2015, lên 5.137 người, trong đó có không ít
“người tập việc” ở lại sau khi hết thời hạn cư trú, theo Kyodo News.
+ Bộ Tư pháp Nhật Bản ngày
17.3 thông báo tính đến cuối năm 2016, số người Việt cư trú ở nước này là
199.990 người, tăng 36,1% so với năm 2015.
+Các dữ liệu chính phủ về tai nạn lao động
cho thấy người “tập việc” thường bị tai nạn hơn người lao động Nhật, vì họ
không được đào tạo việc làm,bị bất đồngngôn ngữ và bị giao những việc nguy hiểm.
+Từ năm 2010 đã có 2 người “tập việc” chết,
được chính phủ Nhật xếp là karoshi (tiếng Nhật nghĩa là chết vì lao động quá sức)
nhưng số tử vong này có thể cao hơn vì không có báo cáo rõ ràng về giờ làm
thêm.
(theo New
York Times)