Thorsten Mumme (Welt)
Thái Bá Hồng lược dịch
Lưu thông hỗn
loạn tại một bùng binh ở Sài Gòn: Giữa cái can đảm chết người và niềm tin vào
phép lạ. Nguồn ảnh Getty Images
Với
một chiếc xe máy tôi đang đứng bên chợ Bến Thành Sài Gòn. Đằng sau
tôi một núi khoảng ít nhất 40 chiếc xe máy khác. Trước tôi mạch
đường giao thông vòng siêu khủng. Hàng trăm chiếc xe máy đổ vào mạch
vòng không cần luồng lạch, cũng chẳng cần chú ý nguyên tắc ai trước
ai sau, một vài chiếc ô tô nhọc nhằn mở lối đi cho mình. Là một
thằng ngốc nếu ai đó muốn tìm kiếm cột đèn xanh đỏ. Cứ mỗi phút
nấn ná thì núi xe đằng sau càng phình ra. Tôi nhận biết, tôi chỉ có
một lời giải, nhấn ga và lọt vào giữa.
Chạy xe máy và Việt Nam- với một số người
hiểu châu Á, hai từ này đồng nghĩa. Xe 2 bánh gắn máy thuộc thành
viên gia đình. Họ còn cất nó trong phòng ở. Các cửa hàng hay khách
sạn ăn uống nhỏ có dịch vụ trông xe.
Sau một vài ngày ở Việt Nam tôi biết được
rằng không có dụng cụ to nặng nào mà không cho được lên xe máy. Điều
này người đồng hành với tôi đèo trên xe máy chiếc tủ lạnh, chen xe
tôi trong mạch đường vòng, đã kể lại. Sau một vài km ngồi trên vespa
tôi hiểu rằng, xe máy ở Việt Nam có trọng trách nhiều hơn là phương
tiện đi lại.
Trật tự giao thông trên đường xóa bỏ
tính toàn quyền của nhà nước
Việt Nam là một trong những nước cuối cùng
trên toàn thế giới coi mình là nước cộng sản. Nhiều người Việt Nam
ngày nay gọi chính phủ mình là "tư bản đỏ", nghĩa là họ
là những nhà tư bản bảo vệ bức thềm CSCN, nhưng trong thực tế họ để
cho đồng tiền của họ ngự trị.
Tính toàn quyền của nhà nước trong
một nước mà trước đây bị chia đôi, còn được thể hiện rõ ràng. Du
lịch đường xa chỉ dưới điều kiện trả giá cao mới được cho phép.
Thường xuyên xẩy ra hiện tượng cưỡng
chế,
nghĩa là các nhà chức trách cưỡng chế đất của công dân mỗi khi họ
cần đất để xây dựng công trình. Vào giữa tháng tư vừa qua ở làng Mỹ
Đức phía bắc Hà Nội đã bùng nổ tình huống, khi mà đông người dân
trong làng bị cưỡng chế đất, nhà chức trách muốn trịch thu đất của
họ cho doanh nghiệp điện thoại Viettel của quân đội. Dân trong làng đã
bắt 20 công an và cán bộ địa phương làm con tin.
Nếu tôi đi xe máy xuyên suốt Việt Nam thì tôi
không cảm nhận được bộ máy chính quyền khắc nghiệt đó. Bộ khung
điều chỉnh hệ thống cscn đối kháng mãnh liệt với hệ thống giao thông
vô quy tắc trên đường. Ở đây không cấm gì cả. Hoàn toàn ngược lại,
tôi có thể đi tùy ý tôi muốn. Tôi có thể đi ngược đường, nếu không
muốn chuyển làn đường. Tôi có thể đi trên vỉa hè dành cho người đi
bộ, nếu nhanh hơn. Tôi có thể vượt qua đèn đỏ, nếu có việc gấp.
Nhưng khoan đã, bên cạnh đèn đỏ tôi thấy có chiiếc xe nhỏ màu xanh lá
cây có mũi tên xanh ánh ra chỉ về phía trước. Như vậy có nghĩa là
tôi nên vượt qua đèn đỏ.
Cái thần kỳ của sự hỗn loạn tự tạo
Trở lại đường mạch vòng . Tôi nhấn nhẹ ga và
tiến vào mạch vòng. Đã đến thời điểm mà gia đình có 5 người trên xe
mofa sẽ nhìn tôi với vẻ khó chịu. Tôi đi nhanh hơn, từ phía trái 5
chíếc xe khác lao về phía tôi. Phanh? Nếu hành động vậy là đúng
luật Đức nhưng ở đây là sai. Tôi tăng tốc. Và thât thế,. Không có một
sự khó chịu trên nét mặt, cả 5 tên đều phanh lại và đi qua phía sau
tôi.
Trong khi đó từ bên phải lại 1 xe máy khác
tiến tới. Lần này tôi giảm ga để cho nó đi. Giống như một sự thần
kỳ, tôi đã tạo được một lối ra mà không phải phanh xe, tất cả đều
trôi trong dòng chảy. Không đầy 1 phút tôi đã bỏ lại mạch vòng giao
thông phía sau.
Tình trạng vô pháp luật trên đường giao thông
ở VN có mặt trái của nó. Với trung bình cứ
100 000 người thì 25,5 người bị chết vì tai nạn giao thông, VN đứng vị
trí cao trên bảng thống kê. Nước Đức theo thống kê của tổ chức
y tế thế giới chỉ ở 4,3. Như vậy là không phải là văn hóa đi xe tài
nghệ mà là một sự loạn xạ không thèm tôn trọng người khác.
Trật tự giao thông xe máy ở VN CSCN là một sự
hoàn thiện kinh tế thị trường thể hiện trên đường giao thông. Mỗi
người ai cũng có quyền dành lấy cái tốt nhất cho mình- và qua đó
phát sinh con số tai nạn giao thông. Một dòng người tham dự giao thông
mà ai cũng được tham dự như ý mình muốn. Như vậy tự do là ở trên
mặt đường.
Thái Bá Hồng