Biển Đông trong Thông Cáo Chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhân chuyên
công du của Nguyễn Xuân Phúc
Tổng Thống Donald Trump và
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm
quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, và các hình thức sử dụng
biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp
hợp pháp đối với tự do
trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương. Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết các tranh chấp một
cách hòa bình, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp
quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp
lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ
pháp lý quốc tế trong tiến trình giải quyết tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh
các bên cần kềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như
việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng Thống Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ
sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật
pháp quốc tế cho phép.
(Người
Việt)
Thủ tướng Việt Nam nhờ LHQ giúp giải quyết vấn đề Biển Đông
Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres (phải) bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân
Phúc, tại trụ sở LHQ ở New York hôm 30/5/2017. AFP photo
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi
Liên Hiệp Quốc giúp thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện
pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Trong cuộc gặp với Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại New York hôm 30 tháng 5, Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến những diễn biến gần đây tại biển Đông và kêu
gọi Liên Hiệp Quốc giúp giải quyết những tranh chấp tại khu vực này dựa trên
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại
giao và pháp lý, đồng thời sớm hoàn tất Bộ Quy tắc về Ứng xử của các bên ở biển
Đông (gọi tắt là COC).
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
đã ghi nhận lời đề nghị này và đồng ý về vai trò của ngoại giao giúp phòng ngừa,
giải quyết xung đột, tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Cũng nhân dịp này Thủ tướng
Việt Nam bày tỏ mong muốn các nước ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
RFA
Mỹ có thể nhờ Việt Nam giúp về vấn đề Biển Đông
Trung tướng
Nguyễn Quang Đạm, chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam (trái) và Đô
đốc Hải quân Mỹ Michael J. Haycock bắt tay trong một buổi lễ tại Coast Guard
Base Honolulu, Hawaii hôm 25/5/2017. AFP photo
Các chuyên gia quốc tế tại
Washington DC cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới
Hoa Kỳ làm tăng thêm thế cho mối quan hệ giữa hai nước, chuyển dịch hơn về hướng
chiến lược để đối phó với Trung cộng.
Hãng tin CNBC của Mỹ trích
lời chuyên gia Jonathan Stromseth thuộc viện nghiên cứu Brookings của Mỹ nhận định
trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Trung cộng đang gia tăng trong khu vực và những
lo ngại về việc Mỹ duy trì sức mạnh của mình ở đó, Nhà Trắng đang xích lại gần
hơn với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Ngay trước chuyến thăm của
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phía Hoa Kỳ đã trao cho Việt Nam tàu, xuồng tuần
duyên. Ngoài ra các tàu Mỹ cũng thường xuyên ghé thăm Việt Nam thời gian qua.
Hoa Kỳ vào năm 2015 cũng đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.
Chuyên gia Stromseth cho rằng
những cam kết được minh chứng trên thực tế của Hoa Kỳ với khu vực sẽ củng cố
thêm các điều kiện giúp cho sự hợp tác nhiều bên mang tính xây dựng với Trung cộng
ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giảm cạnh tranh chiến lược giữa Washington và
Bắc Kinh trong dài hạn.
RFA
Hệ thống quan sát dưới biển của Trung cộng cũng nhằm theo dõi tàu
ngầm
Tàu ngầm Trung cộng lớp Tống (wikipedia.org)
Trung cộng vừa thông qua kế
hoạch xây một hệ thống quan sát dưới nước sẽ bao phủ cả hai vùng Biển Đông và
biển Hoa Đông, theo tin của báo chí Hồng Kông ngày 29/05/2017, trích dẫn đài
truyền hình Nhà nước Trung cộng CCTV.
Về mặt chính thức thì hệ
thống này, sẽ được xây dựng trong 5 năm, với kinh phí lên tới gần 300 triệu
đôla, chủ yếu được sử dụng để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các
hoạt động dưới đáy biển, thế nhưng các quan chức Trung cộng nhìn nhận rằng hệ
thống này cũng phục vụ cho mục đích quốc phòng, có nghĩa là sẽ theo dõi sự di
chuyển của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo lời một giáo sư của
Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, nói với
đài CCTV, ngoài việc thu thập các dữ liệu về hóa học, sinh học và địa cầu, hệ
thống quan trắc dưới nước còn có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khác như
khai thác mỏ, lập bản đồ hoặc bảo vệ các quyền trên biển, cũng như quốc phòng.
Dùng chữ quốc phòng, có lẽ
vị giáo sư này muốn nói đến việc bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho Trung cộng tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhưng rất có thể là nhiệm vụ quốc phòng của hệ thống quan sát dưới biển là theo
dõi sự di chuyển của các phương tiện quân sự nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, tạp
chí HIS Jane’s Defence Weekly loan tin, năm ngoái, tại một cuộc triển lãm, Công
ty Đóng tàu Nhà nước Trung cộng đã trình bày chi tiết một dự án mang tên “ Dự án Bức Trường Thành dưới nước”, cho hải
quân Trung cộng. Dự án này rất giống với dự án mà đài CCTV thông báo về tầm cỡ,
cũng như phạm vi.
Trong thời gian chiến
tranh lạnh, Hoa Kỳ đã từng có một hệ thống tương tự để theo dõi tàu ngầm của
Liên Xô, mang tên là Sound Surveillance System, SOSUS. Tuy Liên Xô đã tan rã từ
cách đây mấy thập niên, nhưng hệ thống này vẫn được duy trì, để có thể được sử
dụng khi có khủng hoảng.
Nhưng đối với Trung cộng,
hệ thống quan sát dưới biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông còn sẽ là một công cụ
để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ ở cả hai vùng biển này.
Kế hoạch nói trên được
loan báo sau khi vào tháng 2 vừa qua, báo chí Nhà nước của Trung cộng cho biết là
nước này sẽ sửa đổi luật về an toàn hàng hải, buộc tàu ngầm nước ngoài đi vào
vùng Biển Đông phải chạy trên mặt nước và phải treo quốc kỳ rõ ràng. Những sửa
đổi này theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.
Hiện giờ Trung cộng chỉ có
một đội tàu ngầm tương đối nhỏ, gồm khoảng 56 tàu ngầm tấn công, mà đa số là
tàu được thiết kế từ thời chiến tranh lạnh hoặc các tàu ngầm nhỏ để bảo vệ bờ
biển, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược. Nhưng quân đội Trung cộng có thể
sẽ dùng các tàu trên mặt nước và các phi cơ để săn đuổi những tàu ngầm nước
ngoài bị xem là vi phạm những quy định mới về an toàn hàng hải ở những vùng biển
mà họ xem là thuộc chủ quyền của Trung cộng.
Thanh
Phương (RFI)
Ấn Độ bác đề nghị của Úc muốn tập trận chung
Hàng không mẫu hạm John C. Stennis của Hoa Kỳ tham
gia cuộc tập trận Malabar 2016. Ảnh 15/06/2016.Reuters
New Delhi đã từ chối yêu cầu
của Úc muốn tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên Ấn-Mỹ-Nhật vì không muốn
khiêu khích Trung cộng. Bắc Kinh từng cảnh cáo Ấn Độ là không nên mở rộng các
cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hãng tin Anh Reuters đã tiết
lộ tin trên ngày 30/05/2017, trích dẫn một số quan chức ngoại giao và hải quân
tại New Delhi.
Sự vụ nẩy sinh từ tháng
Giêng vừa qua, khi Úc chính thức viết thư cho bộ Quốc Phòng Ấn Độ, đề nghị được
gởi tàu hải quân Úc đến tham gia cuộc tập trận Malabar giữa Ấn, Mỹ và Nhật, dự
trù vào tháng 7. Úc muốn tham gia với tư cách quan sát viên, một bước mở đường
cho việc trở thành thành viên chính thức của cuộc tập trận.
Tuy nhiên, bốn viên chức từ
Ấn Độ, Úc và Nhật Bản xác nhận với Reuters rằng New Delhi đã từ chối việc
Canberra gởi tàu, mà chỉ đề nghị Úc gởi quan sát viên đến theo dõi cuộc tập trận
từ trên boong tàu của chiến hạm ba nước tham gia.
Theo các nguồn tin quân sự
và ngoại giao Ấn Độ, New Delhi lo ngại trước khả năng Bắc Kinh sẽ trả đũa việc
để tàu Úc cùng tập trận, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động của Trung cộng ở vùng
Ấn Độ Dương, nơi họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka, Bangladesh và
Pakistan, khiến Ấn Độ lo lắng về nguy cơ bị bao vây,
Quan chức Hải Quân Ấn Độ
cho biết đã có ít nhất sáu tàu ngầm Trung cộng được triển khai tại Ấn Độ Dương
từ năm 2013 đến nay, và tàu ngầm Trung cộng đã ghé cảng Sri Lanka cũng như
Pakistan, đồng minh lâu năm của Bắc Kinh.
Abhijit Singh, một cựu
quan chức Hải Quân Ấn Độ, hiện là chủ nhiệm chương trình nghiên cứu về biển tại
quỹ Observer Research Foundation ở New Delhi, công nhận: « Ấn Độ đang rất thận
trọng về Trung cộng ».
Theo chuyên gia này : « Ấn Độ nhận thức được rằng Trung cộng đã tăng
cường sự can dự trên biển tại phần này của thế giới, và họ chỉ có thể trở nên bạo
dạn hơn khi cho triển khai tàu ngầm của họ ».
Trên mặt chính thức dĩ
nhiên là bộ Quốc Phòng Ấn Độ không xác nhận quyết định từ chối yêu cầu tham gia
tập trận chung của Úc, trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản lại khuyến khích việc mời
Úc, vì xem Canberra là một đối tác tự nhiên trong nỗ lực cân bằng uy lực ngày
càng tăng của Trung cộng.
Ban đầu, Malabar là một cuộc
tập trận song phương Ấn-Mỹ có từ năm 1992. Từ năm 2014 đến nay, cuộc tập trận
hàng năm đều mời Nhật Bản tham gia.
Trọng
Nghĩa (RFI)
Việt Nam, đồng minh của TT Trump trong vấn đề Biển Đông?
Khu vực Biển Đông
Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của
chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh
trong Biển Đông.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo đầu
tiên của ASEAN đến thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống.
Hoa Kỳ có thể tìm cách khai thác sự xung đột giữa Việt Nam, một thị trường đang
trỗi dậy, với Trung cộng.
Theo ông Rodger Baker, Phó Chủ tịch đặc trách phân tích chiến lược của
Stratfor Global Intelligence, một công ty an ninh ở Mỹ, chuyên nghiên cứu chiến
lược an ninh cho các tổ chức chính phủ, Việt Nam đang giữ một vị trí đặc biệt
trong khu vực Đông Nam Á. Ông Baker giải thích rằng Hà Nội vẫn giữ lập trường cứng
rắn, phản đối các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông, và vì vậy ông Trump có
thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung cộng có tiềm năng trong
vùng tranh chấp.
Ông Trump có thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung cộng có
tiềm năng trong vùng tranh chấp.
Trung cộng, nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích biển Đông với hơn 250
hòn đảo, nơi có nhiều trữ lượng khí đốt thiên nhiên, nơi mà Việt Nam, Brunei,
Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Hà Nội đã công khai
lên tiếng tố cáo Trung cộng sau khi Bắc Kinh tiến hành xây dựng các cơ cấu quân
sự trên các đảo trong vòng tranh chấp.
Lính hải quân Trung cộng ở Bãi đá Chữ Thập - quần đảo
Trường Sa
Chính sách bành trướng của Trung cộng trong Biển Đông cũng gây bực bội cho Washington. Vài ngày sau khi nhậm chức, ông Trump tuyên bố sẽ ngăn chặn Bắc Kinh xây đảo nhân tạo. Trong khi ông Trump không rộng tay hành động vì đang cần đến sự giúp đỡ của Trung cộng để kiềm hãm Bắc Triều Tiên, thì vấn đề biển Đông vẫn là một vấn đề lớn bao trùm khu vực.
Tuần trước, hải quân Trung cộng triển
khai hai khu trục hạm tên lửa áp sát một tàu chiến của Hải quân Mỹ đang tuần
tra một vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung cộng tuyên bố thuộc chủ quyền
của mình.
Ông Jonathan Stromseth,
thành viên cấp cao thuộc viện Brookings, lưu ý rằng chuyến thăm của Thủ tướng
Việt Nam tới Washington đã "tăng thêm đà cho mối quan hệ Mỹ-Việt ngày càng
có tính cách chiến lược hơn.”
Thật vậy, hai nước đã bắt
đầu các cuộc trao đổi quân sự song phương, có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh.
Ông Baker nói ông dự kiến
hình thức hợp tác quân sự như thế có thể tiếp tục:
"Trong một tuần qua, Washington đã chuyển giao một số tàu cho lực lượng
Tuần duyên Việt Nam. Hai bên đã có chuyến giao lưu hải quân và Hoa Kỳ cũng đã dỡ
bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam."
Tất nhiên, Việt Nam không
phải là đồng minh ASEAN duy nhất của ông Trump trong cuộc xung đột lãnh hải.
Ông Stromseth nói Tòa Bạch
Ốc cũng đang tiếp xúc một số quốc gia Đông Nam Á khác giữa lúc Trung cộng tiếp
tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng và quan ngại ngày càng tăng về cam kết của Hoa Kỳ
đối với khu vực, đặc biệt sau khi Washington rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác
Xuyên Thái Bình Dương-TPP."
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) và Tổng Thư
ký ASEAN Lê Lương Minh tại trụ sở ASEAN ở Jakarta, Nam Dương, ngày 20/4/2017.
Trong tháng qua, Phó Tổng thống Mike Pence đã đi thăm Nam Dương, ông Trump điện đàm với một số lãnh đạo ASEAN, kể cả Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte. Và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đón tiếp các ngoại trưởng ASEAN tại thủ đô Washington.
Ông Stromseth nói nếu
Washington có thể chứng minh cam kết đối với khu vực thì điều đó có thể "tạo
điều kiện thúc đẩy mối quan hệ đa phương có tính xây dựng với Trung cộng ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, giúp giảm thiểu sự đối đầu chiến lược giữa
Washington và Bắc Kinh.
Hãng tin Bloomberg trích lời
ông Alexander Vuving, nhà phân tích chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu An
ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, nói "Chính quyền Trump rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam,
vì Hoa Kỳ nhận thức rõ vai trò chiến lược của Việt Nam tại Châu Á".
Trong một cuộc phỏng vấn
dành cho hãng tin Bloomberg, ông Phúc né tránh câu hỏi liệu Việt Nam có mưu tìm
sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Đông hay không.
Ông Phúc nói: "Chúng
tôi cần thảo luận với các bên liên quan để đảm bảo tất cả các bên sẽ được hưởng
lợi từ bất cứ hành động nào do chúng tôi quyết định, hầu đảm bảo hòa bình trong
khu vực."
Ông Michael Green, từng phục
vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới quyền Tổng thống George W. Bush, nói với
tờ Washington Times rằng thắt chặt quan hệ an ninh liên minh với Hoa Kỳ cũng là
một mục tiêu hàng đầu trong chuyến đi Mỹ của ông Phúc.
Ông Green, hiện là Phó Chủ
tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), dự
đoán ông Phúc sẽ mưu tìm một liên minh với ông Trump tương tự như liên minh mà
ông Trump đã thiết lập với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Ông Green nói: “Việt Nam không phải là một quốc gia muốn xa
lánh Hoa Kỳ vì ông Donald Trump làm tổng thống."
Tàu bệnh viện USNS Mercy thăm Nha Trang, Khánh Hòa
Báo Washington Times dẫn lời ông Anthony Cordesman, chiến lược gia quân sự của CSIS, nói ai cũng biết là Việt Nam từ lâu vẫn coi Trung cộng là một mối đe doạ đối với sự tồn tại của mình, và ông Phúc mong muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và các nước Đông
Nam Á khác tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có thể kiềm chế những hành động hung hăng
nhằm khẳng định chủ quyền của Trung cộng. Một lựa chọn cho chính quyền Trump là
bán thêm vũ khí hoặc chuyển giao thiết bị cho các đồng minh như Việt Nam, để
tăng khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân các nước này.
Nguồn: CNBC, Bloomberg
News, Washington Times (VOA Tiếng Việt)
Thượng
nghị sĩ John McCain: Trung cộng là kẻ bắt nạt
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain.
Thượng nghị sĩ John McCain
thuộc Đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ hôm 30/5 chỉ trích Trung cộng hành xử như một “kẻ
bắt nạt” khi quân sự hóa Biển Đông.
Theo Reuters, ông McCain
cho rằng Washington cùng các đồng minh cần phải đương đầu với hành động đó nhằm
tìm ra một giải pháp hòa bình.
Phát biểu tại Sydney, vị
thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Arizona nói rằng Bắc Kinh đang củng cố vị
thế trên toàn cầu, và ví dụ điển hình nhất là việc quân sự hóa các đảo nhân tạo
mà nước này xây dựng ở Biển Đông.
Ông McCain nói rằng việc
đó “vi phạm luật pháp quốc tế”. Trung cộng lâu nay luôn phản bác cáo buộc kiểu
này.
Reuters nhận định rằng
phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện nhiều khả năng sẽ gây căng thẳng
giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, khi chỉ còn vài ngày nữa là phái đoàn từ hai nước sẽ
tham dự một diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore.
Hoa Kỳ ước tính rằng Trung cộng đã bồi đắp khoảng
1.300 hectare đất trên bảy thực thể ở Biển Đông trong vòng ba năm qua.
Hoa Kỳ ước tính rằng Trung
cộng đã bồi đắp khoảng 1.300 hectare đất trên bảy thực thể ở Biển Đông trong
vòng ba năm qua, rồi sau đó xây dựng các đường băng, cầu cảng, nhà chứa máy bay
và lắp đặt các thiết bị liên lạc.
Nhằm chống lại các hành động
bị coi là xâm chiếm này của Trung cộng, Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc tuần tra tự
do hàng hải.
Mới đây, Mỹ đã tiến hành một
cuộc tuần tra đầu tiên dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump quanh
bãi đá Vành khăn ở Trường Sa.
Lâu nay, các đồng minh của
Mỹ như Australia đã từ chối tham gia các hoạt động trên vì sợ làm phật lòng Bắc
Kinh.
Hoa Kỳ thể hiện cứng rắn với Bắc Kinh trong vụ tàu Dewey
Hoa Kỳ đã gửi thông
điệp mạnh mẽ tới Trung cộng rằng sẽ không công nhận chủ quyền vô lý của Bắc
Kinh ở Vành Khăn cũng như cái gọi vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh thực
thể nhân tạo Trung cộng xây phi pháp.
Vẫn cách tiếp cận cũ của
chính quyền tiền nhiệm, nhưng Ngũ Giác Đài dưới thời tổng thống Donald Trump đã
chọn cách thể hiện mới, đặt ra thách thức chưa từng có đối với Trung cộng.
|
Truyền thông Mỹ dẫn lời một quan chức giấu tên nói
tàu khu trục USS Dewey đã diễn tập cứu người rơi khỏi tàu khi đang di chuyển
trong vùng nước 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn ngày 25-5. Trong ảnh: USS
diễn tập cứu hộ trên biển tháng 4-2017 - Ảnh: USPACOM
|
Cách nhấn nhá và cung cấp
thông tin của các viên chức ngoại giao Mỹ về vấn đề Triều Tiên và sự xuất hiện
của khu trục hạm USS Dewey tại đá Vành Khăn, hay máy bay P-3 Orion gần quần đảo
Hoàng Sa trong cùng một ngày làm dấy lên suy đoán Washington và Bắc Kinh đang
“thực sự có vấn đề”.
Ngày 24-5, khu trục hạm USS
Dewey của Mỹ áp sát đá Vành Khăn - thực thể bị Trung cộng chiếm đóng và
xây đảo nhân tạo bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã
lập tức phản ứng mạnh mẽ, lên án hành vi xâm phạm cái gọi là “chủ quyền, an
ninh” của Trung cộng.
Hai ngày sau động thái của
Mỹ mà Bắc Kinh gọi "vô phép", những thông tin đầu tiên bắt đầu hé mở
nhưng được cung cấp theo kiểu nhỏ giọt. Các tuyên bố từ cấp cao nhất về vấn đề
Triều Tiên bắt đầu xuất hiện theo hai chiều hướng khác nhau.
Tàu chiến, máy bay Mỹ cùng
xuất hiện
Ngày 26-5, một quan chức Mỹ
giấu tên tiết lộ tàu USS Dewey đã áp sát đá Vành Khăn và tiến hành các hoạt động
diễn tập "cứu người rơi xuống biển" trong lúc di chuyển hình
zích zắc ngày 25-5.
Đây không phải là lần đầu
tiên tàu chiến Mỹ di chuyển trong vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể bị
Trung cộng kiểm soát phi pháp tại Trường Sa.
Dưới thời cựu tổng thống Mỹ
Barack Obama, hải quân Mỹ đã 3 lần đưa tàu chiến áp sát các thực thể Bắc Kinh
xây dựng trái phép trên Biển Đông. Washington gọi những lần đưa tàu chiến như vậy
là "các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng
không" trong khu vực (gọi tắt là FONOPS).
Tuy nhiên, khác với những
lần trước, khi tàu chiến Mỹ chỉ thực hiện nguyên tắc “đi qua không gây hại”
(innocent passage) trong vùng nước xung quanh các thực thể nhân tạo Trung cộng
xây, lần này, Ngũ Giác Đài dưới thời Tổng thống Donald Trump đã “chơi lớn”.
USS Dewey đã di chuyển
trong khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn khoảng 90 phút, có lúc chỉ cách
bờ khoảng 6 hải lý. Tàu chiến Mỹ bị hai khinh hạm của Hải quân Trung
cộng bám đuôi, bị cảnh báo và yêu cầu rời khỏi khu vực hơn 20 lần bằng
sóng radio, theo USNI News.
Tối 26-5, thông tin máy
bay tuần thám P-3 Orion của Mỹ bị hai chiến đấu cơ J-10 của Trung cộng chặn
trên không phận quốc tế cách Hong Kong 240km ngày 25-5 xuất hiện.
Nguồn tin lần này cũng là
“các viên chức giấu tên Mỹ”. Khu vực này, nếu xét theo đường chim bay rất gần với
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung cộng chiếm đóng phi pháp.
Người phát ngôn Ngũ Giác
Đài Gary Ross từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của USS
Dewey, khẳng định tất cả sẽ được công bố trong báo cáo thường niên "không
sớm cũng không muộn". Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định các hoạt động
trong khuôn khổ FONOPS sẽ được tiếp tục và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào.
Nếu được xác nhận, sẽ không ngoa nếu nói Mỹ “chơi lớn” khi trong cùng một ngày cử máy bay và tàu chiến áp
sát các khu vực bị Trung cộng kiểm soát bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam.
Kể từ khi bắt đầu tiến
hành các hoạt động FONOPS ở Biển Đông năm 2013, hoặc là Mỹ đưa tàu chiến / máy
bay áp sát một số thực thể ở quần đảo Hoàng Sa, hoặc quần đảo Trường
Sa. Chưa có trường hợp cùng lúc đưa tàu chiến/máy bay đến cả hai quần đảo như lần
này.
Chủ quyền vô lý
của Trung cộng bị thách thức chưa từng có
Được quy định tại Phần 3
UNCLOS 1982, nguyên tắc “đi qua không gây hại” được áp dụng cho tất cả các loại
tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả tàu quân sự khi di chuyển trong
lãnh hải của một quốc gia ven biển.
Điều 18 trong công ước này
quy định rất rõ “việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng”, trừ một số trường hợp
như sự cố ngoài ý muốn mới được dừng lại.
Trước đây, dưới thời ông
Obama, cả 3 lần tàu chiến Mỹ khi di chuyển trong khu vực 12 hải lý xung quanh
các đảo và thực thể Trung cộng chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông đều viện dẫn
cái gọi là “đi qua không gây hại” được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển (UNCLOS 1982) mà Trung cộng là một bên phê chuẩn.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này
đã vấp phải sự chỉ trích của các chuyên gia luật quốc tế. Họ lập luận rằng việc
Mỹ sử dụng nguyên tắc “đi qua không gây hại” chẳng khác nào đang thừa nhận các
thực thể đó và lãnh hải xung quanh nó là hợp pháp.
Điều 19 UNCLOS 1982 có nêu
rõ trong quá trình di chuyển, tàu thuyền nước ngoài không được phép tiến hành
các hoạt động diễn tập có sử dụng vũ khí, phương tiện bay quân sự hay thu thập
thông tin tình báo,...
Xét ở hai điểm này, các hoạt
động và hải trình của USS Dewey ngày 25-5 không thỏa bất cứ điểm nào. Nó đã
không di chuyển liên tục theo đường thẳng lại còn tiến hành diễn tập cứu người.
Đó là còn chưa kể đến việc tàu chiến Mỹ đã không báo trước chính quyền Trung
cộng khi đi vào vùng nước 12 hải lý xung quanh Vành Khăn.
Điều 6 Luật lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải 1992 của Trung cộng buộc “tàu quân sự nước ngoài phải
nhận được sự đồng ý của chính phủ Trung cộng” nếu muốn tiến vào lãnh hải. Đó là
lý do tại sao Bộ Ngoại giao Trung cộng đã chỉ trích, gọi hành động của Mỹ là
"vô phép".
Các chuyên gia
luật quốc tế nhận định, bằng cách không tuân thủ bất kỳ quy định nào như đã nói
ở trên, Mỹ đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung cộng rằng sẽ không công nhận chủ
quyền vô lý của Bắc Kinh ở Vành Khăn cũng như cái gọi vùng lãnh hải 12 hải
lý xung quanh thực thể nhân tạo Trung cộng xây phi pháp.
|
Trực thăng AS-332 Super Puma hạ cánh trên sàn đáp
cuối boong tàu USS Dewey tháng 1-2012. Tàu quân sự nước ngoài nếu tiến hành
các hoạt động như thế này trong khu vực lãnh hải của nước khác sẽ không được
xem là "đi qua không gây hại" - Ảnh: USPACOM
|
DUY
LINH