Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số
1 của Công ty Formosa. Courtesy NLĐ
Ngay sau 24 giờ vận hành thử nghiệm, lò cao số 1 của
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, một vụ nổ xảy ra lúc
8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 5. Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước đồng loạt
loan tải kết luận của địa phương về nguyên nhân vụ việc với khẳng định của cơ
quan chức năng là không nguy hại.
Bài phóng sự sau
đây trình bày về ý kiến và phản ứng của những người dân trong nước về sự việc.
Vui mừng
Từ Sài Gòn, ông
Trần Bang, người từng đưa ra thông điệp yêu cầu đóng cửa Formosa (Formosa get
out!) trong các cuộc biểu tình, xuống đường đòi hỏi môi trường sạch, nhắc lại
những thông cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trước khi cấp
phép vận hành lò cao số 1
“Bộ Tài
nguyên Môi trường, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố là thật an toàn kiểm soát các
chất thải ra môi trường, thứ hai là an toàn về phòng chống cháy nổ mới cho vận
hành. họ khẳng định an toàn. Nhưng vận hành có 24 tiếng thì phát nổ. Cái này
càng cũng cố niềm tin của những người muốn đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, muốn
đóng cửa Formosa.”
Chị Thu Nguyệt,
nhà hoạt động xã hội, từ Sài Gòn chuyển lời của những người quan tâm đến an
toàn đời sống người dân.”
“Có một số
người theo dõi tin tức thì họ nói rằng nổ như vậy để cho nó (Formosa) thấy việc
đang làm là sai trái, và họ rất mừng về vụ nổ này.”
Một bạn trẻ ở
thành phố Vinh, cũng từng tham gia trong các hoạt động chống Formosa đòi công bằng
cho người dân miền Trung cho biết:
“Theo tinh
thần của người dân ở đây thì nếu nghe được tin có 1 khu vực nào đó ở nhà máy
Formosa cháy nổ thì họ sẽ vui mừng và mong cho nổ cả công ty Formosa luôn.”
Lo lắng
Nhiều báo trong
nước loan tin ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra kết
luận ban đầu là do bụi phát sinh từ quá trình nhập nguyên liệu vào lò, kết hợp
với hơi nước bay lên từ quá trình sấy gây tắc nghẽn lưu thông không khí dẫn đến
nguyên nhân vụ nổ thiết bị lọc bụi lò vôi.
Cũng từ tin
trong nước cho biết sau khi kiểm tra hiện trường thì Ủy ban Nhân dân tỉnh cho rằng
sự cố kỹ thuật này không gây thiệt hại về người và vật chất, không gây ô nhiễm
môi trường, không ảnh hưởng đến quá trình vận hành thử nghiệm lò cao số 1 khởi
sự hoạt động từ ngày 29.
Không đồng ý với
điều này, ông Nguyễn Chí Tuyến, nhà đấu tranh cho nhân quyền, có mặt trong những
cuộc biểu tình yêu cầu đóng Formosa kể lại.
“Đấy là phía nhà nước nói vậy vì người
ta vẫn quyết tâm cho Formosa tiến hành công việc sản xuất thép, cho nên họ vẫn
bao che. Cái mức độ như thế nào thì tôi cũng không phải người chuyên môn để có
thể nói nghiêm trọng mức nào 1 cách cụ thể. Nhưng với cảm nhận 1 người bình thường
thì tôi nghĩ vừa mới vận hành hôm trước hôm sau xảy ra vụ nổ thì chắc chắn nó
có vấn đề. Vì Formosa sử dụng công nghệ rất lạc hậu. Những gì thuộc về lạc hậu
thì nó thường gắn với những rủi ro, nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong lúc
vận hành cũng như sản xuất ra sẽ không thân thiện môi trường.”
Từ Sài Gòn, ông Trần Bang đưa ra câu hỏi, trước đây
Formosa xả thải chất độc ra biển, giờ đây khi lò vôi phát nổ, có phải những chất
độc ấy sẽ được thải vào không khí?
“Tôi nghĩ việc cháy nổ bao giờ cũng tạo
ra khí độc hại. Bất cứ vụ cháy nổ bình thường đã bị chứ đừng nói đến cháy nổ do
hoá chất. Khí độc ấy như thế nào thì mình không thể biết vì phải có khoa học
đánh giá. Người dân thì không được tiếp cận.”
Theo ông Trần Bang, một vụ cháy bình thường cũng có
thể tạo ra khí độc. Trường hợp này nổ thiết bị lọc bụi lò vôi trong một nhà máy
hoá chất.
Ông Nguyễn Chí Tuyến lo ngại khi nói về ảnh hưởng của
vụ nổ này.
“Đương nhiên nó sẽ rất là hại chứ không
có lợi chút nào cả. Xét về cuối cùng thì môi trường ở đó và người dân sẽ bị ảnh
hưởng. Về góc độ thực tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường, người dân sẽ là
người gánh chịu nặng nề nhất, đặc biệt là bà con sống ở vùng Đông Yên sẽ phải hứng
chịu tất cả những cái đó. Sự cố nó nổ, bụi khói tất cả những gì trong độc hại của
nó thì nó tung ra môi trường, có thể nó bay lên trời nhưng gặp mưa thì lại trút
xuống đất của người dân, ngấm vào nguồn nước… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sau
này của người dân, tác động đến ăn uống, sinh vật, cây cỏ, thực vật.”
Khẳng định rằng nếu Formosa tiếp tục được vận hành với
công nghệ lạc hậu như vậy, theo ông Nguyễn Chí Tuyến, sẽ có những sự cố khác xảy
ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Ông Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, Trần Hồng Hà,
vào chiều ngày 31 tháng 5 trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội rằng 'Sự
cố ở Formosa đáng tiếc nhưng không nguy hiểm'.
Từ miền Trung, anh Paul Trần Minh Nhật, người từng đồng
hành với Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên tuần hành đòi môi trường sống
cho biết những người dân sống gần nhà máy thép Formosa khẳng định họ nghe những
tiếng nổ lớn liên tục tiếp nối nhau và tất cả mọi người đều bất ngờ.
Theo ý kiến của ông Trần Bang, báo chí trong nước có
thể che lấp thông tin, nhưng không thể che được ngọn lửa của vụ nổ và những cột
khói toả mù mịt bầu trời Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Cát Linh (RFA)
Bản
quyền hình ảnh ZING.VN Image caption Sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1
của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Vụ nổ lớn tại nhà máy
Formosa Hà Tĩnh ngay sau 24 giờ vận hành thử "gây thêm lo lắng", theo
ý kiến một nhà hoạt động môi trường nhưng quan chức tập đoàn Đài Loan nói nhà
máy sẽ "vẫn vận hành".
Phó chủ tịch Formosa Hà Tĩnh, ông Trương Phục Ninh
được Reuters hôm 31/5 dẫn lời:
"Thiết
bị lọc bụi lò vôi trong nhà máy của chúng tôi đã bị nổ. Chúng tôi ngay lập tức
cắt nguồn điện để kiểm tra an toàn. Chúng tôi đang cố gắng tìm nguyên nhân sự cố."
Ông nói: "Vụ
việc không gây cháy, thiệt hại hay thương vong. Việc vận hành thử lò cao luyện
thép, lò luyện thép vẫn diễn ra bình thường."
Ông Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học,
công nghệ và môi trường Quốc hội, cho biết sẽ yêu cầu Hà Tĩnh báo cáo về sự cố,
theo báo Tuổi Trẻ hôm 31/5.
"Chúng
tôi đã vào giám sát tận nơi. Những yêu cầu đưa ra phía họ làm cũng rất tích cực,
hợp tác tốt để khắc phục các lỗi còn tồn tại," báo này dẫn lời ông Tịnh.
'Không thấy bên thứ ba'
Hôm 31/5, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Anh Tuấn, nói với BBC: "Nếu là người dân địa
phương sống gần nhà máy Formosa, chắc tôi sẽ không thể an tâm sau sự cố hôm qua."
Bản
quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES Image caption Chính quyền Việt
Nam họp báo hồi tháng 7/2016 về vụ Formosa gây ô nhiễm nặng môi trường biển
"Sau
thảm họa môi trường năm ngoái, rất nhiều phái đoàn kiểm tra của chính phủ đã
tuyên bố xem xét toàn diện nhà máy này và quyết định cho Formosa được vận hành
thử nghiệm."
"Nhưng
rồi lại xảy ra vụ nổ như mọi người đã biết ngay hôm sau thời điểm này."
Ông Tuấn cũng cho biết thêm: "Vấn đề ở đây là mọi sự giám sát Formosa dường
như chỉ là việc giữa chính quyền và công ty này."
"Người
ta không thấy có sự tham gia của một bên thứ ba là các chuyên viên môi trường độc
lập, nhóm xã hội dân sự, đại diện quốc tế."
"Mọi
diễn biến liên quan đến sự cố cũng không được minh bạch. Những gì chúng ta biết
được trên mặt báo Việt Nam cũng chỉ là do Formosa và chính quyền cung cấp."
"Do
vậy, sau vụ nổ mới nhất, chắc chắn còn nhiều lo lắng, bất ổn ở phía trước."
Dự án Formosa Hà Tĩnh có vốn đầu tư 11 tỷ.
Tái khởi động
Bản
quyền hình ảnh THAMHOA FORMOSA.COM Image caption Một số linh mục từ miền
Trung Việt Nam đã có vòng công du vận động tại châu Âu
Nhà máy được khởi động lại hôm 29/5 sau một thời
gian bị đình chỉ hoạt động.
Formosa đã chi bồi thường 500 triệu đôla cho chính
phủ Việt Nam và hồi tháng 3/2017 nói rằng họ sẽ đẩy mạnh đầu tư khoảng 350 triệu
đôla vào dự án thép trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối, khiếu kiện về bồi
thường vẫn diễn ra âm ỉ tại miền Trung trong thời gian qua.
Vào trung tuần tháng 5/2017, một phái đoàn gồm các
chức sắc Công giáo và linh mục đã có chuyến đi châu u nhằm gặp gỡ các tổ chức
quốc tế để vận động và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa môi trường Formosa.
Thành phần gồm sáu vị giáo sỹ thuộc giáo phận Vinh
do Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp dẫn đầu, trong hành trình tới Na Uy, Bỉ, Đức,
Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha, phái đoàn đã gặp gỡ Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp châu Âu, một
số bộ ngoại giao cũng như một số tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo và các tổ chức
xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế.
Mang theo thỉnh nguyện thư với gần hai trăm ngàn chữ
ký, phái đoàn muốn tìm trợ giúp và giải pháp cho thảm họa môi trường xảy ra từ
hơn một năm qua.
BBC