Vụ Đồng Tâm: Phản ứng mạnh mẽ của dư luận trong nước
Dư luận phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định vừa ban
hành vào hôm 13/6 của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Công an Hà Nội khởi tố vụ
án hình sự “bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản” ở xã Đồng Tâm.
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Ông Nguyễn Đức Chung: “Phản
trắc và lật lọng”
Theo ý kiến của rất nhiều cư dân mạng chia sẻ khi
Công an Hà Nội vào ngày 13 tháng 6 ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với
vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm thì Chủ tịch
Nguyễn Đức Chung là người bội ước.
Người
dân Đồng Tâm thì nói lãnh đạo “lật lọng”, một người
dấu tên nói: “Đường
đường là một chủ tịch thành phố có chức, có quyền, nói trước bao nhiêu công
chúng, một nghìn dân, vạn dân, nói chung là khắp cả thế giới, mà bây giờ ông
Chung lại lật lọng như thế thì người ta rất là phẫn nộ. Người ta cũng nghĩ rằng
người ta chả có tội gì mà truy cứu được người ta. Xảy ra sự việc như thế là do
trên về hành động trái pháp luật trước thì dân người ta mới giữ người để trên về
giải quyết thôi”.
Theo lời nhà báo Phạm Chí Dũng thì một cán bộ hưu trí có hơn 50 tuổi đảng ở
Sài Gòn phê bình: “Nếu Công an Hà Nội đè dân Đồng
Tâm ra mà khởi tố, thằng Chung sẽ cạn ráo uy tín, sẽ mất mặt hết. Đảng cũng mất
mặt luôn. Lúc đó thì bọn tao còn biết tin vào ai nữa?”.
Tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng tờ giấy
cam kết của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm chỉ là tờ giấy
lộn:“Thành tâm ký mà không thực hiện, là lật lọng.
Không thành tâm muốn mà vẫn ký, là lừa đảo”.
Vào tối ngày 14 tháng 6, từ Sài Gòn, tù nhân lương
tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung cho đài
RFA biết quan điểm cá nhân về tư cách và trách nhiệm của ông Chủ tịch Nguyễn Đức
Chung trong việc giải quyết vụ Đồng Tâm:
“Tôi phải khẳng
định là việc ông Chung ký kết với người dân không phải tư cách là một chủ tịch
bên cơ quan hành pháp, mà với tư cách là ‘Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội’ và có cuộc
họp của Thành ủy Hà Nội đã giao cho ông Chung nhiệm vụ giải quyết vụ Đồng Tâm với
tư cách “Phó Bí thư Thành ủy”, nghĩa là ông đại diện cho Đảng. Và ai cũng biết ở
Việt Nam thì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện cả Hành pháp-Lập
pháp-Tư pháp. Do đó, ông không thể nào nói là ông không có tư cách để ký hay
không đại diện cho bên tư pháp để có thể cam kết không khởi tố. Vì rõ ràng cả hệ
thống đều chấp hành chỉ đạo của Đảng Cộng sản hết. Cho nên, những lời lập luận
và lý luận ông đưa ra để bào chữa cho việc ông tiếp tục khởi tố là chuyện rất
vô lý, mình dùng từ ngữ nặng nề là ‘phản trắc và lật lọng với người dân’.”
Và Luật sư Ngô
Ngọc Trai cũng cho rằng người dân Đồng Tâm không có lỗi qua lập luận về mặt
pháp lý rằng:
“Không có pháp
luật nào, không có nhà nước nào chấp nhận một việc làm sai pháp luật là công vụ
nhân danh nhà nước. Kết quả của việc làm đó sẽ không có lợi cho nhà nước, không
có lợi cho người dân, đó là hành vi xâm hại, đó không phải công vụ.”
Tiến sĩ Nguyễn
Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự sống ở Hà Nội cho rằng cái cách nói rằng
việc ký cam kết không truy tố người dân Đồng Tâm của ông Nguyễn Đức Chung là một
giải pháp tình thế, chứng tỏ rằng trong não trạng của
những người cầm quyền hiện nay, họ luôn cho rằng họ đúng với bất cứ vấn đề gì.
Ông nói thêm:
“Đấy là một lối nói mà nếu các đại biểu
quốc hội nào, nói theo ý như vậy, hoặc là ông Chung ông ấy nói theo ý như vậy,
thì đấy thực sự là một sự lật tẩy bộ mặt của họ. Tức là không thể tin được họ.
Họ có thể dùng bất kể biện pháp gì, dẫu là biện pháp lừa dối bằng cách ký.
Những cái thủ đoạn, hay những mưu mô phục
vụ cho những mục đích, cái cứu cánh mới là cái chính, thì như vậy tất cả mọi thứ
nó lộn đầu đuôi hết.”
Một người hoạt động xã hội
là anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên
trang facebook của mình rằng:
“Chữ ký chưa
ráo mực đã vội lật lọng.
Đừng nói người lãnh đạo cộng
sản tráo trở, bởi không tráo trở, và không cực kỳ tráo trở thì làm sao trở
thành lãnh đạo đảng cộng sản cho được?
Lịch sử đảng cộng sản cầm quyền khắp nơi
trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, là một chuỗi những tráo trở liên tục của những
người lãnh đạo đối với nhân dân lẫn đồng chí của họ. Chỉ khác một điều là trong
quá khứ sự tráo trở có thể bị giấu nhẹm nhờ vào bưng bít thông tin, thì ngày
nay, trong một bối cảnh truyền thông cởi mở hơn, nó công nhiên xuất hiện
giữa bàn dân thiên hạ.
Luật sư Trần Vũ Hải nói với phóng viên BBC hôm
14.06.2017:
"Chưa thể
dự báo được gì cả, nhưng tôi hy vọng sau một thời gian ngắn, có thể hai tháng
chẳng hạn, hoặc ba tháng, thì họ sẽ đưa ra một quyết định đình chỉ vụ án."
"Nhưng tôi tin rằng những
người thông minh họ đều biết hết thế nào là căn cứ để có thể đình chỉ."
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng là người chứng kiến cuộc
đối thoại của ông Nguyễn Đức Chung với người dân thôn Hoành, Đồng Tâm ngày
21/4, cũng là người ký vào bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội thì cho biết:
"Nguyên tắc
là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu có sự kiện pháp lý xảy ra
thì Nhà nước đứng ra xem xét, căn cứ vào mức độ tính chất để có quyết định hợp
lý. Điều quan trọng, theo tôi là phải xem xét tất cả mọi việc có lý có tình,
công bằng. Công dân hay cơ quan Nhà nước cũng đều bình đẳng trước pháp luật.
Không được thiên vị để dư luận nghĩ rằng điều đó không hợp lý."