03.07.2017

Nhờ có mạng xã hội, người bất đồng chính kiến tại VN ngày càng mạnh mẽ hơn dù bị đàn áp

„Tại một quốc gia độc tài như Việt Nam, Internet đã trở thành công cụ để những người bất đồng chính kiến thể hiện tiếng nói của họ. Mạng xã hội Facebook đã tập hợp rất nhiều sự phản đối chính sách của chính phủ…“

Nhờ có mạng xã hội, người bất đồng chính kiến tại VN ngày càng mạnh mẽ hơn dù bị đàn áp

JULIA WALLACE(New York Times)
Athena dịch

Cuối tuần trước, một blogger và là một nhà hoạt động vì môi trường có tiếng tại Việt Nam, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (hay còn gọi là Mẹ Nấm) đã bị kết án 10 năm tù với tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, bao gồm cả việc tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội. Được biết blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị biệt giam từ hồi tháng Mười và phiên toàn xử chị bị kiểm soát rất chặt chẽ.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động dân chủ, cho biết số số lượng người bất đồng chính kiến kết nối qua mạng xã hội đang tăng lên đã khích lệ anh rất nhiều. Lần đầu tiên bị an ninh thẩm vấn vào năm 2011, anh cảm thấy vô cùng đơn độc. Bố mẹ và bạn bè đều phản đối các bài viết về chính trị của anh cũng như rất ít người có thể giúp anh.

Tuy nhiên, chưa đầy một tiếng sau khi bản cáo trạng được đưa ra vào thứ Năm vừa qua, một trong những luật sư của chị đã tóm tắt lý lẽ của mình và đăng tải những lời nói sau cùng của chị tại phiên tòa lên tài khoản Facebook có 61,000 người theo dõi của ông. “Tôi hy vọng rằng mỗi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.” Bài đăng này đến nay đã được chia sẻ hàng nghìn lần.
Tại một quốc gia độc tài như Việt Nam, Internet đã trở thành công cụ để những người bất đồng chính kiến thể hiện tiếng nói của họ. Mạng xã hội Facebook đã tập hợp rất nhiều sự phản đối chính sách của chính phủ và đóng vai trò quan trọng trong các vụ biểu tình trên quy mô lớn phản đối cách xử lý của nhà cầm quyền trong thảm họa môi trường hồi năm ngoái. Hiện tại, chính quyền đang thắt chặt kiểm soát Internet, bắt bớ và đe dọa các bloggers, cũng như yêu cầu Facebook và YouTube phải kiểm duyệt những nội dung được đăng tải trên đó.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Quan sát Nhân quyền cho biết, “Facebook đang được sử dụng như là một công cụ tổ chức, một công cụ đưa tin, và cũng là một công cụ để giám sát mỗi khi người dân bị bắt giữ hay được thả ra. Facebook được dùng để kết nối những cộng đồng vốn chưa được kết nối.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động dân chủ, cho biết số số lượng người bất đồng chính kiến kết nối qua mạng xã hội đang tăng lên đã khích lệ anh rất nhiều. Lần đầu tiên bị an ninh thẩm vấn vào năm 2011, anh cảm thấy vô cùng đơn độc. Bố mẹ và bạn bè đều phản đối các bài viết về chính trị của anh cũng như rất ít người có thể giúp anh.

Hiện anh Tuấn vẫn phải đối mặt với sự sách nhiễu từ phía an ninh và hộ chiếu của anh đã bị tịch thu. Nhưng lần gần đây nhất bị gọi lên để thẩm vấn, anh đã đăng tải giấy triệu tập lên Facebook, kèm với đó là thư trả lời mang đầy tính châm biếm yêu cầu được trả tiền cho thời gian mà anh dành ra cho buổi thẩm vấn. Ngay sau đó bức thư của anh đã được lan truyền rộng rãi và rất nhiều người khác đã làm theo anh, đăng giấy triệu tập của họ lên Facebook và yêu cầu được trả tiền. Anh Tuấn cho biết “Giờ tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa.”

Hiện có khoảng 45 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam, chiếm gần một nửa dân số. Họ thường sử dụng Facebook để tổ chức những buổi cầu nguyện hoặc đòi người khi có người bị bắt giữ, cũng như kêu gọi ủng hộ cho các tù nhân chính trị. Những người bất đồng chính kiến cũng đang chuyển dần từ sử dụng blog cá nhân, vốn rất dễ bị chính quyền chặn, sang sử dụng Facebook vì chính quyền không thể chặn trang này được.

Anh Tuấn cũng giúp đỡ điều hành một quỹ dùng để hỗ trợ gia đình của những tù nhân lương tâm, bao gồm cả mẹ và hai con của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Anh cho biết có rất nhiều ở Việt Nam gửi tiền từ tài khoản cá nhân của họ dù biết là chính quyền sẽ theo dõi. Trước đây, toàn là người Việt hải ngoại trợ giúp cho những người bất đồng chính kiến.
Họ biết rõ là họ có thể sẽ bị chính quyền kiểm tra, nhưng họ chẳng sợ.”

Theo tổ chức Quan sát Nhân quyền, chị Như Quỳnh là một trong số hơn 100 blogger và nhà hoạt động bị bỏ tù tại Việt Nam. Bên cạnh đó ông Phạm Minh Hoàng, một blogger nổi tiếng khác, mới bị tước quốc tịch tuần trước và bị trục xuất sang Pháp nơi ông cũng có quốc tịch.

Chính quyền nước này chặn truy cập Facebook theo kiểu chiến thuật là cứ khi nào có biểu tình thì sẽ chặn và vào hồi đầu năm nay còn yêu cầu cả Facebook và Youtube phải xóa các tài khoản giả mạo và những nội dung “độc hại” như chống chính quyền chẳng hạn. Theo báo Tuổi Trẻ, chính quyền đã xác định được khoảng 8000 video trên YouTube phù hợp với mô tả trên. Các công ty tại Việt Nam cũng được cảnh báo rằng không nên chạy quảng cáo bên cạnh những nội dung này.

Phía Facebook cho biết họ sẽ chấp hành các quy định của pháp luật mặc dù chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy là đã xóa bỏ các nội dung trên tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang A, một nhà khoa học máy tính đã nghỉ hưu và là một cực đảng viên Cộng sản, giờ là một nhà bất đồng, cho biết tình hình nhân quyền tại Việt Nam chưa bao giờ tệ như lúc này.

Tuần trước, ngay trước buổi phỏng vấn đã được lên kế hoạch, ông bị an ninh đưa đi đến một bãi biển cách đó khoảng 4.5 tiếng lái xe rồi quay lại. Ông cho biết ông đã bị bắt giữ như thế này khoảng hơn 11 lần trong một năm rưỡi qua.

Ông cho biết chính phủ đang chịu áp lực vì người dân bất bình với cách xử lý của họ trong các vấn đề đất đai và môi trường. Khi hóa chất từ nhà máy Formosa hủy hoại hàng tấn cá hồi năm ngoái, sự phẫn nộ đã bùng lên ở trên mạng, nơi có rất nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra, ảnh chụp về thảm họa nhanh chóng lan truyền kèm với hashtag #Tôichọncá.

Ông A nói rằng “Tôi đoán chính quyền quá sợ hãi. Họ thấy tình hình quá nguy hiểm cho họ, và họ coi những nhà hoạt động ôn hòa như kẻ thù vậy.”

Trong một bản báo cáo vào tháng trước, tổ chức Quan sát Nhân quyền đã trình bày chi tiết về cái gọi là “sách nhiễu” khi blogger và các nhà hoạt động bị đánh đập trên phố bởi những tên côn đồ. Từ tháng Một năm 2015 đến tháng Tư năm nay đã có 36 vụ tấn công như vậy nhưng chỉ có duy nhất một vụ là được công an điều tra.


Bản báo cáo phần lớn dựa vào các bức ảnh và video do những nhà hoạt động chụp vết thương của họ, thường được ghi lại bằng điện thoại thông minh và chia sẻ ngay sau đó.

Ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam cho biết mặc dù gần đây có nhiều vụ đàn áp nhưng sự thay đổi mà Internet mang lại trong thời gian ngắn là “đầy bất ngờ và hy vọng.”

Ông cho biết “Thật đáng kinh ngạc khi mà một đất nước khoảng 15 - 20 năm trước có tỉ lệ dùng điện thoại thấp nhất nhì thế giới mà giờ lại nhanh chóng hòa vào kỷ nguyên thông tin 24/7 và những lời bình luận về chính trị và xã hội có thể tiếp cận với mọi người.”

Anh Phạm Anh Cường, một thợ điện, là người không bàn đến chuyện chính trị cho đến cách đây 2 năm,khi một nhà hoạt động mà anh follow trên Facebook là ông Phạm Chí Tuyến bị năm người đàn ông tấn công. Anh Cường thấy có rất nhiều ảnh chụp ông Tuyến mặt mũi đầy máu.

Hiện tại, anh chỉ xem bản thân là “một người dám lên tiếng” chứ không hoàn toàn là bất đồng chính kiến. Mục tiêu của anh là chia sẻ thông tin đến gia đình và bạn bè, hơn là dựa vào các thông tin chính thông vốn bị quản lý và sở hữu bởi nhà nước.

Anh chia sẻ “Lần đầu tôi viết trên Facebook, chẳng ai thèm “like” cả - họ thậm chí sợ cả việc ấn “like”. Nhưng giờ thì mọi người đã bắt đầu “like” và còn chia sẻ nữa.”

Hiện anh xem những người như ông Tuyến và những nhà bất đồng khác là bạn bè, một vài người trong số họ còn cùng tham gia đội bóng tên là No-U FC. (“U” trong “No-U” chính là đường lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông). Thậm chí còn có một trang Facebook tỉ mỉ theo dõi kết quả thắng thua của đội sau mỗi trận đấu, thậm chí các thành viên còn thường bị an ninh quấy rầy.

Trong buổi café cuối tuần trước tại Hà Nội, hai người vừa nói chuyện vừa check Facebook. Họ đều để ý rằng có một trang tin quốc doanh chỉ trích Mẹ Nấm vì nhận tiền thưởng từ một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền tại Stockholm (Thụy Điển). Ngay lập tức, ông Tuyến tag một nhà ngoại giao Thụy Điển vào để thông báo tin này và yêu cầu nhóm trên cho ý kiến.

Ông Tuyến cho biết “Vừa mới có tin từ một người bạn của tôi, là bác sĩ ở Sài Gòn, rằng mới nghe tin Mẹ Nấm đang gặp khó khăn. Vị bác sĩ ấy nói rằng chúng ta nên đóng góp giúp đỡ gia đình của Mẹ Nấm.”

Sau đó ông Tuyến gõ gõ vài chữ rồi lại ngẩng lên “Tôi vừa mới bình luận là ‘Tôi sẽ tham gia.’”