SÁCH TÀU KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !
Phát hiện cuốn
sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường
Sa, Biển Đông là của Việt Nam.
Dòng
thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn
Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa
bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố
Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải
Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng
chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng
tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước
công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường
Sa là của Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh
hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x
14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc
Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.
Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang
Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải
Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849),
niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của
Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh Tuyên
Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28,
triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ
sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm
sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) – niên hiệu
Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các
tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam.
Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi
người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý
Đường Bản
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương … cho đến Ả Rập.
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này
có in tấm bản đồ Trung Hoa, mang tên “Hoàng
Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà
Thanh). Trên
bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Hoa, như: Việt
Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên…
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung Hoa chỉ
vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Hoa)… sau đó ghi
chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Hoa.
(Bản
đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).
Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại
trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Hoa
lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo
biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu
vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Hoa thì Hoàng Sa, Trường
Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên khác mà người Trung Hoa xưa
thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa
của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung
Hoa).
Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường
Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam
Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 – chủ yếu vẽ về biển, đảo
và các nước giáp Trung Hoa: biển Ấn Độ Dương (Trung Hoa gọi là Tiểu Tây Dương)
và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo
Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam – thuộc Quảng Châu, Trung
Hoa). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu
vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường
Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.
Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người
đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa,
Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa)
đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa
của Việt Nam.
Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến
Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến
lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt
thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua
biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình
đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng.
Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí,
dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi
Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược
lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì
có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi
Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng).
Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống
dư địa toàn đồ (chưa chú thích)
Theo
đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại
có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa
đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên,
theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm
lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất
nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu
ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó
thì rất nguy hiểm.
Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở
phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam
bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường
tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã
Tống (Lucson – Phi Luật Tân), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước
đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió
bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới
Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương
phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía
Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây
biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường
Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ – đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung
Hoa mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ
mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển
Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Nam Dương; Vùng biển này nước
mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh
hoàn Chí lược”).
Bản đồ chưa chú thích trong đó
có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Bản đồ của nhà Thanh không có đảo
Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan
Toàn trang chữ Hán (đã dịch
trong bài viết)
Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng
ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà
Thanh, các bản đồ của Trung Hoa đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo
Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng
Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Hoa thời
nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách
Danh hoàn Chí lược
(source
from DuyTracAuOanh’s Blog)
Phan
Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện