Đoan Trang
Những vụ bắt bớ
và kết án những bản án nặng nề cho bất đồng chính kiến ở Việt Nam gần đây cũng
có thể là chỉ dấu cho thấy Đảng CSVN không biết sợ là gì, khi mà áp lực quốc tế,
đặc biệt là từ phía Mỹ sau khi Trump lên thay Obama, không còn mạnh mẽ như trước.
Cũng có thể họ không biết sợ là gì vì phe bảo thủ đang nắm quyền lực chỉ còn toàn những người đầu óc không bình thường. Đối với họ giải pháp "yên dân, yên ghế" chỉ có con đường sáng duy nhất là bịt miệng báo chí và bắt bớ những nhà đối lập. Họ không đủ thông minh để nhận thấy những hậu quả lâu dài của việc mình làm.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an mở rộng
chuyên án “Nguyễn Văn Đài và đồng bọn”, bắt thêm 5 người. An ninh TP.
Hà Nội mở rộng chuyên án “Vũ Quang Thuận và đồng bọn”, tăng cường
vây ráp và triệu tập các thành viên của truyền hình Chấn Hưng Nước
Việt. Đồng Tâm được xác định là một trong gần 200 “điểm nóng” về
đất đai quanh Hà Nội, một trong các “vụ việc phức tạp về an ninh nông
thôn”. Công an, dân quân, cảnh sát cơ động Sài thành nhận lệnh tăng
cường trực chiến, phòng chống biểu tình bạo loạn… Các địa phương đua
nhau "lập thành tích" bắt bớ người hoạt động dân chủ-nhân
quyền để "ổn định tình hình chính trị".
Từ đó có thể thấy an ninh cộng sản và đảng Cộng sản đang sợ điều gì nhất
và mong điều gì nhất vào thời điểm này:
1. Chúng sợ sức nóng Đồng Tâm lan rộng, sợ “mô hình được nhân rộng ra cả nước” theo
cách nói của Tuyên giáo lâu nay. Chúng muốn sự kiện Đồng Tâm “chìm
xuồng”, muốn bà con Đồng Tâm bị cô lập, muốn toàn bộ câu chuyện rơi vào
quên lãng càng nhanh càng tốt và tuyệt đối không lan sang các địa
phương khác, không có sự kết nối giữa người Đồng Tâm và người các
nơi khác.
2. Chúng sợ thông tin “đảng Cộng sản nhu nhược hay bán
nước, để mất tài nguyên vào tay đồng chí Trung Cộng” bị lọt ra ngoài
và nhất là được nhiều người tin. Không gì làm sụp đổ
tính chính danh của chế độ lúc này nhanh bằng việc đảng cầm quyền
bị lòi mặt bán nước hoặc là quá bất tài, không bảo vệ nổi chủ
quyền đối ngoại. Chúng muốn bưng bít bằng được những thông tin kiểu
đó, hoặc xử lý cho nhẹ đi, khỏa lấp đi, thất tín đi, làm thế nào
để người dân không tin vào sự thật đó. Đội ngũ dư luận viên phải
hoạt động hết công suất.
3. Chúng sợ những gương mặt (cá nhân và tổ chức) có khả
năng kêu gọi người dân xuống đường biểu tình (mà chúng đã cẩn thận dán sẵn nhãn cho hoạt
động biểu tình, bằng cái tên “bạo loạn”). Chúng sợ phong trào
livestream lan rộng, tạo cho người dân ý thức về sức mạnh của truyền
thông và của chính mình. Chúng muốn ngăn chặn xu hướng “cứ không vừa
ý là lên mạng livestream chê bai chính quyền”. Chúng muốn làm cho các
facebooker nổi tiếng mất hết uy tín và tiếng nói.
Nỗi sợ và ý muốn của chúng đã
quá rõ ràng. Vấn đề chỉ là số đông người dân có làm được điều
chúng sợ và không làm điều chúng muốn hay không.