28.09.2019

48 TỔ CHỨC GỞI THƯ NGỎ ĐẾN QUỐC HỘI CHÂU ÂU: NHÂN QUYỀN TRƯỚC KHI CÓ TỰ DO MẬU DỊCH VỚI VN

48 TỔ CHỨC GỞI THƯ NGỎ ĐẾN QUỐC HỘI CHÂU ÂU: NHÂN QUYỀN TRƯỚC KHI CÓ TỰ DO MẬU DỊCH VỚI VN



Việt Tân
48 TỔ CHỨC GỞI THƯ NGỎ ĐẾN QUỐC HỘI CHÂU ÂU: NHÂN QUYỀN TRƯỚC KHI CÓ TỰ DO MẬU DỊCH VỚI VN
Ngày 25 tháng 9 năm 2019
Kính gửi:
- David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu
- Maria Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu
- Các vị Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu

Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, kêu gọi các dân biểu của Quốc Hội Châu Âu hãy hoãn lại việc cứu xét hiệp định thương mại tự do với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Vì đây là hiệp định thương mại to lớn nhất giữa Liên Hiệp Châu Âu và một nền kinh tế đang nổi lên, điều quan trọng là EVFTA phải thật sự hỗ trợ cho các giá trị của Liên Âu qua thương mại. Cho đến nay, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ có những hứa hẹn suông.
Sau bước điều đình sơ khởi của hiệp định vào năm 2016, chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, các ký giả dân báo, và các nhà hoạt động môi trường. Luật pháp, tòa án và hệ thống pháp lý được sử dụng để hình sự hóa việc thực thi ôn hòa các quyền hạn được quốc tế bảo vệ cũng như ngăn chận quyền được xét xử công bằng và được tiếp cận với các biện pháp đền bù thoả đáng. Những quyền hạn bị hình sự hóa bao gồm tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội, tham chính và quyền hoạt động cổ võ cho nhân quyền. Các nạn nhân thường xuyên bị bắt giữ tùy tiện và bị đối xử tàn bạo. Thay vì xây dựng niềm tin vào việc cải thiện nhân quyền, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp, và tiếp tục vi phạm các điều luật và chuẩn mực quốc tế mà họ đã cam kết.
Vào ngày 18 tháng Mười 2018, nhà nước Việt Nam vẫn duy trì bản án 20 năm tù của ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động môi trường mà 32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho ông.
Trong lúc phái đoàn đại diện của Liên Âu có mặt ở Việt Nam để ký hiệp định EVFTA, các tù chính trị ở Trại 6 Nghệ An đã tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ tồi tệ trong tù – kể cả việc tháo gỡ quạt máy trong buồng giam trong khi mùa hè nóng bức đã đẩy nhiệt độ trong buồng lên hơn 42 độ C. Việc ngược đãi này là một thí dụ của các nỗ lực có hệ thống của nhà nước Việt Nam để tra tấn thể xác và tinh thần của các tù nhân lương tâm.
Hơn nữa, Luật An Ninh Mạng mà Việt Nam mới ban hành là mối đe dọa cho tự do biểu đạt và quyền riêng tư của người dùng. Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam đã dùng mạng xã hội để vạch trần những thảm họa môi trường như vụ xả chất thải độc hại của công ty Formosa và khui ra điều kiện làm việc tồi tệ. Luật này sẽ trừng phạt những ai chia sẻ thông tin về các vấn nạn xã hội. Nó sẽ gây ra kiểm duyệt mạng, điều trái ngược với minh bạch và lợi ích của các nhà đầu tư Châu Âu.
Vì thế, Liên Hiệp Châu Âu chỉ nên mở rộng mối quan hệ kinh tế với Việt Nam khi mà chính quyền Hà Nội:
- Thỏa mãn các yêu cầu về nhân quyền đã nêu ra trong lá thư của ba mươi hai dân biểu Quốc Hội Châu Âu (17 tháng Chín 2018), kể cả việc hủy bỏ các điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam vi phạm trực tiếp đến Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự;
- Tuân thủ theo các chuẩn mực lao động mà Hà Nội đã đồng ý phê chuẩn, đặc biệt là các công ước của Tổ Chức Lao Động Thế Giới (ILO), điều 87 về quyền tự do lập hội, điều 98 về quyền thương lượng tập thể, và điều 105 về hủy bỏ lao động cưỡng bức;
- Tuân theo khuyến nghị của các cơ phận giám sát của Liên Hiệp Quốc, bao gồm Ủy Ban Nhân Quyền LHQ và Ủy Ban LHQ Chống Tra Tấn và Ủy Ban LHQ Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện và những Thủ Tục Đặc Biệt của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải chứng minh mối cam kết của họ tôn trọng và bảo đảm là các quyền con người được bảo vệ như đã được xác định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự và những văn kiện quốc tế và khu vực khác. Nếu không thì Liên Hiệp Châu Âu có cơ nguy giao thương với một quốc gia đàn áp chính người dân của họ trong khi họ chỉ cổ xúy bảo vệ môi trường, quyền công nhân và các quyền tự do căn bản khác đã được bảo đảm bởi luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.
Cám ơn sự hỗ trợ của quý vị.

ACAT
Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do
Hội Bầu Bí Tương Thân
Người Bảo Vệ Nhân Quyền
Lawyers Rights Watch Canada
Phóng Viên Không Biên Giới
Việt Tân
Ái Hữu Việt Nam vùng Saint Quentin en Yvelines
Clemensschwestern Münster
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Thụy Sĩ
Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang Massachusetts
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa
Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản VN tỉnh Recklinghausen
Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan
Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège, Vương Quốc Bỉ
Gia Đình Quân Cán Chính VNCH, Hòa Lan
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Chi Bộ Đức Quốc
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà – Massachusetts
Hội Bảo Tồn Truyền Thống VN tại Na Uy
Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario, Canada
Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Thụy Sĩ
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Houston
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN – Hawaii
Hội Đền Hùng
Hội Người Việt Hjørring, Đan Mạch
Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne, Thụy Sĩ
Hội Người Việt Tự Do Krefeld, Đức Quốc
Hội Người Việt Tự Do tại Bỉ
Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg e. V.
Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Nürnberg và Vùng Phụ Cận
Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Mannheim và Vùng Phụ Cận
Hội Pháo Binh VNCH tại Houston
Hội Phụ Nữ Cờ Vàng – New England
Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn, Pháp
Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris
Hội Võ Thuật và Văn Hóa Việt Nam Vovinam Việt Võ Đạo Hùng Vương
Katholische Kirchengemeinde St. Petronilla in Münster
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức
Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức
Liên Minh Quang Phục Việt Nam
Lớp Hoang
Nhà Việt Nam Berlin
Phong Trào Dân Quyền – UK
Radio TNT, Hoa Kỳ
Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt tại CHLB Đức
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris
Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam COSUNAM