Tản Mạn Về Chuột Qua Ca Dao Việt Nam
Lê Ngọc Châu
Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Chuột là con giáp đứng đầu dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Hợi (Heo, DL) vừa qua và Năm 2020 là năm Tý.
Ca dao Việt Nam diễn tả những con giáp cho dễ nhớ qua ca dao như sau:
Tuổi Tý là con chuột xù
Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng
Cày chưa đúng buổi nó mang cày về
Tuổi Dần con cọp chỉn ghê
Bắt người ăn thịt tha về non cao
Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình
Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây
…Có thể nói Chuột là loài vật rất phổ biến, đông đảo, tuy nhỏ mà tinh ranh, láu lỉnh, vừa vui nhộn, ngộ nghĩnh và giàu ý nghĩa biểu tượng. Chuột được lấy làm hình ảnh mang tính cách sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam. Chuột là con vật nhỏ bé gây ra nhiều thiệt hại cho con người và cũng chính con người đã đưa chuột lên phim ảnh, đưa vào truyện, thơ văn. Ở đây chỉ điểm qua hình ảnh con chuột trong tục ngữ, ca dao, vừa để thư giãn đầu Xuân vừa dùng làm bài học đối nhân xử thế ở đời.
Tuổi Tý là con chuột xù
Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng
Cày chưa đúng buổi nó mang cày về
Tuổi Dần con cọp chỉn ghê
Bắt người ăn thịt tha về non cao
Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình
Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây
…Có thể nói Chuột là loài vật rất phổ biến, đông đảo, tuy nhỏ mà tinh ranh, láu lỉnh, vừa vui nhộn, ngộ nghĩnh và giàu ý nghĩa biểu tượng. Chuột được lấy làm hình ảnh mang tính cách sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam. Chuột là con vật nhỏ bé gây ra nhiều thiệt hại cho con người và cũng chính con người đã đưa chuột lên phim ảnh, đưa vào truyện, thơ văn. Ở đây chỉ điểm qua hình ảnh con chuột trong tục ngữ, ca dao, vừa để thư giãn đầu Xuân vừa dùng làm bài học đối nhân xử thế ở đời.
Ít ai trong chúng ta chịu khó ngồi ngẫm nghĩ cái công của chuột đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ, đặc biệt công của “Chuột” làm phong phú cho ca dao – tục ngữ – thành ngữ Việt Nam. Chuột trong ca dao – tục ngữ của Việt Nam (VN) ta có rất nhiều, nhiều câu ca dao phổ biến rộng được mọi người thường nghe, làm nhiều người còn thuộc lòng. Đi xa hơn, trong kho tàng ngôn từ chữ nghĩa của thế giới, chuột cũng đã góp mặt trong nhiều câu tục ngữ – thành ngữ của nhiều quốc gia, nghĩ kỹ lại thấy đều mang tính chất châm biếm ý nhị, hàm chứa tính triết lý sâu xa và cũng không kém phần hóm hỉnh, chế diễu.
Nhân dịp Xuân Canh Tý 2020, chúng ta hãy thử nghiền ngẫm một số câu tục ngữ – thành ngữ của Việt Nam về “Chuột”, để có thể tìm thấy từ đó những nét tương đồng qua tư tưởng, những ngôn từ đồng cảm qua kinh nghiệm phổ quát.
Chuột thích ăn vụng gạo và để ám chỉ những ai nổ sảng, làm ra vẽ điền chủ giàu sang, ca dao VN cũng mượn chuột để dẫn chứng một cách tế nhị nhưng đầy ý nghĩa :
Giàu chi anh gạo đổ vô ve
Chuột ăn không được mà khoe rằng giàu
Giàu chi anh gạo đổ vô ve
Chuột ăn không được mà khoe rằng giàu
Thành phần ba xạo gian manh không thiếu trên thế giới, kể cả VN. Chuột được sử dụng để xem tướng số hay tư cách của con người, cả nam lẫn nữ. Như để cảnh giác, ca dao VN ví von:
Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
Trai thời gian xảo, gái thời đong đưa
Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
Trai thời gian xảo, gái thời đong đưa
Diễn tả những ai lười biếng:
Mèo nằm trổ máng vênh râu
Chuột chạy không bắt, lắc đầu nghêu ngao
Mèo nằm trổ máng vênh râu
Chuột chạy không bắt, lắc đầu nghêu ngao
để ám chỉ cho một việc làm liều lĩnh hoặc dại dột: Chuột gặm chân mèo
Hoặc để ám chỉ việc chỉ cách cho kẻ xấu tránh bị trừng phạt, ca dao có câu:.
Bày đường chuột chạy
Bày đường chuột chạy
Đối với những kẻ tiểu nhân, sống cố tình che giấu các điều ám muội. Do xảy ra biến cố mà sự thật mới được phơi bày, làm lộ tẩy hoặc cho thấy rõ chân tướng của người nào đó liên quan hay quen biết, ca dao VN tế nhị nhưng sâu sắc:
Cháy nhà ra mặt chuột (cháy nhà mặt chuột mới trơ)
Cháy nhà ra mặt chuột (cháy nhà mặt chuột mới trơ)
Để chế giễu người làm bộ làm tịch, một kẽ đỏng đảnh, khó tính, ca dao VN ngoài mượn con Chó còn sử dụng Chuột đóng vai làm cảnh:
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre
Họ hàng nhà chuột có đến hàng chục loài, trong đó có chuột chù đặc biệt hôi hám nên để ám chỉ một người có mùi hôi nồng khó chịu người đời thường nói: Hôi như chuột chù.
Câu ca dao sau đây
Chuột chù chê khỉ răng hôi
Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm
là câu nói dí dỏm chê cười những kẻ tuy chính họ chẳng hay ho gì lại đi giễu cợt người khác.
Chuột chù chê khỉ răng hôi
Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm
là câu nói dí dỏm chê cười những kẻ tuy chính họ chẳng hay ho gì lại đi giễu cợt người khác.
Ám chỉ sự che giấu bản chất xấu xa bằng cái mã tốt đẹp, hào nhoáng giả tạo bên ngoài:
Chuột đội vỏ trứng
Chuột đội vỏ trứng
Để diễn tả sự liều lĩnh, dại dột làm một việc nguy hiểm hay bị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, phải thực hiện hành vi táo bạo, bất lợi cho bản thân trước hung thần, ca dao có câu:
Chuột gặm chân mèo
Chuột gặm chân mèo
Câu ca dao: Chuột sa hũ gạo (Chuột sa lọ mỡ)
để diễn tả sự may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ ngẫu nhiên giống như khi chuột sa vào hũ đựng gạo, tha hồ ăn mà không còn phải vất vả chui trốn tìm kiếm.
để diễn tả sự may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ ngẫu nhiên giống như khi chuột sa vào hũ đựng gạo, tha hồ ăn mà không còn phải vất vả chui trốn tìm kiếm.
Hoặc để ám chỉ một người có bề ngoài xấu xí, hình thú quái dị, đề cập đến tướng số của một kẻ lưu manh, đểu cáng, hung hăn con bọ xích, ca dao VN ngắn gọn: Đầu dơi, mặt chuột.
Thầy bói thường nhìn mặt xem tướng số, ca dao VN đề cập đến kẻ có tướng mạo ẩn chứa tâm địa gian xạo, xấu xa chỉ chờ chực làm những việc xấu, hại người, có câu ngắn gọn, dễ hiểu: Mắt dơi mày chuột
Trong đời sống, đôi khi chủ trương, kế hoạch, việc làm lúc đầu trông có vẻ to tát, thuận lợi, nhưng cuối cùng lại bỏ dở dang hoặc không đạt được kết quả tương xứng như mong đợi, ca dao VN cũng không tha và mượn Chuột ví von qua câu: Đầu voi đuôi chuột
Với câu ca dao đơn giản sau đây để khéo léo bày tỏ sự muốn tiêu trừ một kẻ thù nguy hiểm hầu cứu giúp được nhiều thành phần đối nghịch đối với nó:
Giết một con mèo, cứu vạn con chuột.
Giết một con mèo, cứu vạn con chuột.
Chuột chạy hở đuôi là một câu thành ngữ có ý nghĩa ám chỉ việc bại lộ một phần bí mật.
Loài chuột sinh sôi nẩy nở đông đúc và để diễn tả cảnh khói đặc, bay lên nghi ngút và lan rộng nhanh chóng, ca dao tục ngữ VN có câu: Khói như hun chuột.
Chuột là loài thú nhanh nhẹn, tinh ranh. Thế nhưng khi nó hít phải khói thì trở nên chậm chạp. Để mỉa mai những ai chậm chạp, lù đù, không lanh lợi, ca dao VN đơn giản so sánh: Lù rù như chuột chù phải khói.
Làm dơi làm chuột để ám chỉ cho việc làm mờ ám, không rõ ràng không chính đáng.
Ám chỉ người có tuổi nhát gan như trẻ con hay một người tuy có ưu thế nhưng lại bất lực, thất bại trước sự “mảnh khảnh” của kẻ bình thường: Mèo con bắt chuột cống.
Tự cao tự đại xảy ra khá thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Để mỉa mai kẻ hay tự khen, tự khoe những ưu điểm của mình, không chịu thua ai, trong ca dao VN có câu:
Mèo hay khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo
Mèo hay khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo
Để ví von, mỉa mai người có khả năng cao mà lại làm những chuyện nhỏ hoặc chỉ thu được kết quả nhỏ nhoi, ca dao VN không tha qua câu: Mèo mẹ bắt chuột con.
Diễn tả việc làm vừa phải, phù hợp, tương xứng với khả năng, sức lực của ai đó: Mèo nhỏ bắt chuột con
Đề cập đến một hành động không mang đến kết quả gì đáng kể, trong khi lại gây ra tổn thất lớn hơn nhiều, có câu: Ném chuột vỡ chum.
Chuột thường chui sống trong hang nhỏ, bởi vậy để nói tới các căn nhà chật hẹp, bẩn thỉu của dân nghèo, ca dao mới có câu: Nhà ổ chuột
Ám chỉ kẻ nào nói linh tinh, không có cơ sở hoặc không có nội dung cụ thể; kẻ nói dối hoặc nói ỡm ờ, nước đôi: Nói dơi nói chuột.
Đề cập đến sự lai căng hoặc mập mờ, không rõ ràng, ca dao VN chẳng tiếc lời nói: Nửa dơi, nửa chuột (Dở dơi dở chuột)
Mèo vốn là kẻ thù truyền kiếp của chuột, chờ có dịp là mèo vồ chuột giết ăn. Để ám chỉ những kẻ đạo đức giả, ca dao tục ngữ có câu: Mèo già khóc chuột.
Ai cũng biết chuột vốn nhỏ con, sợ bị mèo ăn thịt đố mà nó dám đến gần để cắn mèo. Tuy nhiên nếu mình có mưu mẹo, có phương tiện thì mình cũng thắng được cho dù kẻ thù nguy hiểm thế nào, bởi vậy ca dao mới có câu: Sắc nanh chuột dễ cắn cổ mèo.
Có thể quý vị từng chứng kiến cảnh con mèo ngồi thu mình rình rập một cách chăm chú và kiên nhẫn con mồi của nó. Ca dao VN diễn tả những ai luôn kiên trì rình rập người khác:
Rình như mèo rình chuột
Rình như mèo rình chuột
Hoặc để ám chỉ kẻ đi đi lại lại, ra vào lén lút, biểu hiện việc ám muội thiếu đứng đắn vì người đời vốn biết Chuột thường hoạt động về đêm, ban ngày thì nó trốn trong hang, ca dao có câu: Thì thụt như chuột ngày
Ngắn gọn với ba chữ “Trốn như chuột” để diễn sự sợ hãi, hốt hoảng bỏ chạy lẩn trốn vào những nơi ngóc ngách, khó tìm giống như cảnh con chuột trốn chạy trối chết khi nghe tiếng động hay éo le hơn khi gặp phải chú mèo.
Ướt như chuột lột (lột: Dạng biến âm của từ lụt) để diễn tả cho sự ướt sũng, ướt hết từ đầu đến chân khi gặp phải cảnh lụt lội hay mưa to.
Câu ca dao sau đây
Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng
ám chỉ cho sự đua đòi, bắt chước quá lố không phải lối, trở nên lố bịch và kệch cỡm.
Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng
ám chỉ cho sự đua đòi, bắt chước quá lố không phải lối, trở nên lố bịch và kệch cỡm.
Để phê phán những kẻ bất tài vô tướng nhưng có tính hay khoe khoang, khoác lác, có câu:
Chuột chù lại có xạ hương.
Chuột chù lại có xạ hương.
Ý muốn nói ai cũng có nghề nghiệp chuyên môn riêng, đừng tị nạnh nhau và cũng đừng can thiệp vào việc của nhau, ca dao ngầm khuyên: Chó giữ nhà, mèo bắt chuột.
Bốn câu ca dao phổ biến ở dưới hàm chứa một nghịch lý: Chuột là “kẻ” bị hại đời lại lo mua sắm làm giỗ cho tổ tiên cho Mèo là “kẻ” rắp tâm làm hại dòng họ nhà mình (nhà chuột). Nghịch lý đó chỉ có thể được giải thích dưới cái nhìn xung đột trong xã hội và hàm ý chửi khéo mèo của chú chuột.!
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Ca dao dân gian cũng có câu: Chuột chạy cùng sào, có nghĩa là chuột trốn chạy đến đầu mút cây sào là hết đường để chạy tiếp. Còn nếu đối với con người thì ý muốn nói đây là bước đường cùng, là bế tắc không có lối thoát nữa.
Chuột luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, thực tế với cuộc sống và ngay cả trong văn hóa. Nếu như trong đời sống, chuột được biết đến là một loài vật đáng ghét, phá hoại (điển hình gặm đồ ăn trong nhà hay phá hoại mùa màng của nông dân) thì trong lãnh vực văn hóa, Chuột lại được tin tưởng giao cho trọng trách khá nặng nề: diễn đạt hay nói lên những điều khó nói. Người ta sử dụng hình ảnh của chuột để diễn tả những điều không thể nói trực tiếp, để truyền đạt những thông điệp đầy ý nghĩa một cách rất “thâm thúy”, hàm chứa ý nghĩ sâu xa mà không kém phần hóm hỉnh, hài hước.
Ví dụ đề cập đến nam nữ (theo người viết có lẽ chỉ đúng tương đối thôi)
Đàn ông tuổi Tý thì tài
Đàn bà tuổi Tý thì hai đời chồng.
Đàn ông tuổi Tý thì tài
Đàn bà tuổi Tý thì hai đời chồng.
Để yêu cầu một cách tế nhị người tình hay người vợ đừng làm đau buồn:
Rắn rồng bắt chuột mái rui
Em đừng than tới thở lui anh buồn
Rắn rồng bắt chuột mái rui
Em đừng than tới thở lui anh buồn
Vợ khẳng định cho tình nghĩa vợ chồng nếu chẳng may có phải “chồng khờ”, ca dao có câu:
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em
Trong đời sống hằng ngày chuyện “mình” tốn bao công sức khó nhọc làm mà cuối cùng người khác hưởng khó tránh khỏi. Trên lãnh vực tình yêu cũng có trường hợp tương tự và ca dao VN rất thâm thúy đã mượn hai con thú vốn là thù địch nhau để diễn tả tình cảnh như vậy:
Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo
Cầm sào thọc chuột cho mèo nẫu ăn!
Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo
Cầm sào thọc chuột cho mèo nẫu ăn!
Chưa hết. Người đời còn mượn hình ảnh của chú chuột để nói lên sự vụng trộm ái tình trong đêm khuya. Ca dao diễn tả thâm thúy về tình tiết này, nàng dặn nhỏ như sau:
Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay
Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay
Ca dao hay tục ngữ truyền khẩu về con “Chuột” thì còn rất nhiều nhưng người viết chỉ trích dẫn một số ít ca dao trên đây, góp nhặt được trên internet. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, mong thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém ý nghĩa sâu sắc của ca dao, có thể nói là căn bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Kính chúc Quý độc giả một năm mới Canh Tý 2020, “AN KHANG THỊNH VƯỢNG”.
Lê Ngọc Châu
(Nhân Xuân Canh Tý 2020, Nam Đức, ngày 06.01.2020)
(Nhân Xuân Canh Tý 2020, Nam Đức, ngày 06.01.2020)