Mới đây vào ngày 22 tháng Hai, năm 2018, Hữu Nguyên của tờ Saigon Times (SGT) qua tựa đề bài báo “Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương” đã mô tả lại cuộc phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường về những diễn biến của vụ thảm sát Mậu Thân 1968.Trong cuộc phỏng vấn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận là ông ta đã:
(1) nói láo là không có mặt trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968,
(2) đích thân nhúng tay vào việc giết người trong vụ Tết Mậu Thân,
(3) viết về những diễn biến trong vụ Tết Mậu Thân một cách không trung thực vì phải viết theo lệnh của Đảng Cộng sản,
(4) biến chất –– vì Đảng Cộng sản lừa dối – từ một con người nhân hậu không bao giờ biết nói dối thành một con người tàn ác, gây chết chóc và tang tóc cho bảy, tám ngàn người (lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường) dân Huế vô tội,
(5) xác nhận Cộng sản Việt Nam là một tổ chức xấu xa, ghê tởm, đầy tội ác, và lường gạt nhân dân đi theo con đường tội ác đó, và
(6) khuyến cáo “bất cứ ai có lương tâm và trí khôn... hãy ngàn lần lên án tôi – Hoàng Phủ Ngọc Tường – kẻ đã theo Việt Cộng, bị Việt Cộng đánh thức tất cả thú tính trong con người tôi, nên tôi đã gây nên muôn vàn tội ác với quê hương, dân tộc, thân nhân, bằng hữu... và ngay cả bản thân tôi. Xin hãy lấy bi kịch của cuộc đời một tên Việt Cộng nằm vùng như tôi làm gương, vĩnh viễn đừng bao giờ theo Việt Cộng.”
Con đường đi từ một tên sát nhân cuồng bạo đến ngày thú tội đại gian, đại ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một hành trình khập khễnh rất dài, chiếm một khoảng thời gian 50 năm (1968–2018), và có lẽ đầy dẫy những khắc khoải vừa bệnh hoạn vừa đau thương.
Từ vụ Tết Mậu Thân 1968 đến 1982 – khoảng thời gian 14 năm đang còn đầy ắp hơi men chiến thắng – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được ông Burchett, người làm ra 13 tập phim tài liệu Vietnam: A Television History [Việt Nam: Trang sử Qua Truyền Hình], phỏng vấn về vụ thảm sát Mậu Thân. Trong cuộc phỏng vấn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định là ông ta đã có mặt tại Huế trong thời gian này, và đổ tội cho người Mỹ đã thả bom vào bệnh viện gần chợ Đông Ba, giết chết 200 người dân Huế vô tội; một số ngụy quân, ngụy quyền thì bị người dân bất mãn nổi dậy giết chết để trả thù vì những hành vi ác đức mà những người đó, những người có tội, đã gây ra; còn một số ít là do bị cách mạng giết lầm và việc giết lầm này là chuyện xảy ra ở bất cứ cuộc chiến nào.
Thực ra không có trái bom nào được thả xuống gần chợ Đông Ba, cũng như không có vụ đồng bào tổng nổi dậy. Mặc dù vậy, trong “Những Ngôi Sao trên Đỉnh Văn Lâu”, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn mô tả ông đi trong một con đường hẻm tối dẫm lên máu của người dân bị Mỹ ném bom chết mà ngỡ là đã dẫm lên bùn. Đoạn văn này chủ ý xác định hai điểm:
(1) Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt trong vụ thảm sát Mậu Thân,
(2) người dân Huế đã bị người Mỹ ném bom giết chết.
Tài liệu tham khảo trích dẫn ở cuối bài có dư để minh chứng là điểm (2) chỉ là một vu cáo trắng trợn. Điểm (1) thì chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tự phản bác trong cuộc phỏng vấn với Thuỵ Khê (RFI: Radio France Internationale) tại Paris ngày 12 tháng 7, năm 1997. Trong cuộc phỏng vấn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác định là ông ta tham gia kháng chiến, lên bưng từ 1966 và chỉ trở lại Huế năm 1975. Do đó, ông không có mặt tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân và cũng do đó không thể nhúng tay vào máu của đồng bào Huế như những lời vu cáo là ông làm chủ toạ cho một vụ xử án tại trường Gia Hội Huế và đã ban hành lệnh chôn sống 204 người dân Huế vộ tội, trong số những nạn nhân này, một số là học trò cũ của ông khi ông còn dạy trường Quốc Học, Huế; cũng như cùng với Nguyễn thị Đoan Trang đã bắn chết Ông Phó Thị Trưởng Trần Đình Thương (HPNT nói sai là Thị Trưởng).
Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã quên là 15 năm trước đó, trước khi trả lời cho Thuỵ Khê, ông đã khẳng định với Burchett là ông đã có mặt tại Huế, cũng như trong “Những Ngôi Sao Trên Đỉnh Văn Lâu” ông cũng xác định là ông đã dẫm chân lên con hẻm đầy máu đồng bào Huế do Mỹ Ngụy ném bom gây nên. Để dàn xếp sự mâu thuẫn khó chối cãi này, Hoàng Phủ Ngọc Tường – qua bức thư “Lời Xin Lỗi chưa Trọn Vẹn” –– đã xác định là “người ngoại cuộc, nhưng đã nhận vơ là nhân chứng khi trả lời nhà báo Burchett”; cũng như đã thổ lộ tâm tình qua bài “Lời Cuối cho Câu Chuyện Quá Buồn” do Nguyễn Quang Lập đăng trên Facebook ngày thứ Sáu, mồng 9 tháng Hai, năm 2018. Trong bài này Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định là ông không có mặt tại Huế trong dịp Mậu Thân, nhưng tất cả những gì ông nói trước đó về những diễn biến trong vụ thảm sát Mậu Thân đều đúng với sự thật. Duy chỉ có một điều sai là ông đã mạo nhận ông là người chứng kiến những diễn biến đó, nhưng sự thực, theo ông, là ông chỉ nghe các đồng chí của ông thuật lại mà thôi. Biện giải này cho phép người ta nghĩ là Hoàng Phủ Ngọc Tường vô tội, trong lúc tội ác của người Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền là có thực và đáng lên án.
Trong “Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương” của Hữu Nguyên, ngày 22 tháng 2, năm 2018, khi được hỏi là vì lý do nào mà ông đã mạo nhận, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trả lời là: “Trong hoàn cảnh của tôi, giữa tội mạo nhận và tội ác giết người, tôi phải chọn một. Tội mạo nhận chỉ bị khinh bỉ, nhưng không bị ghê tởm và đời đời bị nguyền rủa, bị lên án, bằng tội giết người.” Nghĩa là ông đã giết người, như ông đã thú tội.
Tóm lại những tố cáo về tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như những biện giải của Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu xoay chung quanh vấn đề Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong vụ thảm sát Mậu Thân hay không. Tuy nhiên, sự kiện Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt hay không tại Huế trong vụ thảm sát Mậu Thân không còn là vấn đề then chốt nữa khi mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận tất cả tội lỗi và chính ông đã khuyến cáo “bất cứ ai có lương tâm và trí khôn... hãy ngàn lần lên án tôi – Hoàng Phủ Ngọc Tường – kẻ đã theo Việt Cộng, bị Việt Cộng đánh thức tất cả thú tính trong con người tôi, nên tôi đã gây nên muôn vàn tội ác với quê hương, dân tộc, thân nhân, bằng hữu... và ngay cả bản thân tôi. Xin hãy lấy bi kịch của cuộc đời một tên Việt Cộng nằm vùng như tôi làm gương, vĩnh viễn đừng bao giờ theo Việt Cộng.”
Đã rõ ràng như thế thì Hoàng Phủ Ngọc Tường có đáng bị nhân dân nguyền rủa hay đưa ra toà án quốc tế về tội diệt chủng như người Do Thái đã và đang làm hay không?
Xét cho cùng thì Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất. Bản chất biến thái khi con người vong thân, bị dẫn đưa đến thành một trong nhiều hiện tượng khác nhau. Bản chất là tự do nằm giữa hai cực – theo Erich Fromm – tự do đi đến (Freedom to) và tự do thoát khỏi (Freedom from). Tự do đi đến là tự do khai phá nhằm đạt được chân, thiện, mỹ trong triết học áp dụng vào cuộc sống và nghệ thuật. Tự do thoát khỏi là thứ tự do nhận thấy mình bị áp bức, bị câu thúc, bị kềm kẹp, bị gông cùm, bị nô lệ, bị đô hộ và nhận thấy mình có nhu cầu bức thiết phải thoát khỏi những ràng buộc đó. Theo chứng minh của Erich Fromm thì loại tự do này khi đạt được, không giải thoát con người mà trái lại làm cho con người cảm thấy bơ vơ, lạc lõng và đơn độc, dẫn đến kết quả –– trên bình diện cá nhân cũng như lịch sử các quốc gia – là đi tìm đối tượng để áp đặt những gì mình đã từng chịu đựng trước kia, như áp bức, nô lệ, v.v.
Là một nhà trí thức lý tưởng, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận thấy chính quyền miền Nam đầy giẫy thối nát, tham nhũng, lạm quyền và lệ thuộc ngoại bang; mất chủ quyền quốc gia khi Tiểu đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ tại Đà Nẵng năm 1965 mà không cần tham khảo ý kiến của chính quyền; ngân sách quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ Mỹ. Thoát khỏi sự nô thuộc này là một nhu cầu thiết yếu! Mặt khác, theo một lối nhìn phiến diện thì Đảng cộng sản đã có công đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của người Pháp và đảng này lấy lý thuyết Mác–xít làm nền tảng, một lý thuyết mà sự phân tách sự bóc lột của “tư bản man rợ” đối với công nhân –– dựa trên vận hành của cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Anh vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, và tại Mỹ vào khoảng cuối thế kỷ 19 – rất có cơ sở và đầy tính nhân bản. Do đó cũng dễ hiểu tại sao Hoàng Phủ Ngọc Tường đi theo cộng sản để đi tìm thứ tự do thoát khỏi gông cùm, thoát khỏi nô thuộc.
Tuy nhiên, điểm quan trọng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường không nhận chân được về chính quyền miền Nam là không có chính quyền nào trên thế giới mà không có thối nát, tham nhũng, và lạm quyền. Vấn đề là vấn đề cường độ. Thử nhanh chóng so sánh cường độ thối nát, tham nhũng, và lạm quyền của nền Đệ I và Đệ II Cộng Hoà với chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay thì rõ ràng ngay. Về vấn đề lệ thuộc ngoại bang thì đành là Hoa Kỳ có thái độ lấn áp đối với chính quyền miền Nam. Nhưng sự hiện diện của họ hoàn toàn không có mục đích xâm chiếm lãnh thổ, khai thác tài nguyên quốc gia, mà chỉ có mục đích thoả mãn nhu cầu ngăn chặn sự bá quyền của Nga và Trung cộng mà thôi. Đúng ra thì nhu cầu này cũng phù hợp với nhu cầu quốc gia tự do miền Nam. Về ảo tưởng tính độc lập của chính quyền miền Bắc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đâu có biết trong chiến dịch chống Pháp, chống Mỹ, Trung cộng đã chuyển trên 300,000 binh lính Tàu vào Việt Nam và Nga thì tiếp tế súng đạn. Nợ nần đang phải trả gần như là toàn lãnh thổ quê hương Việt Nam hiện nay! Về thuyết Mác–xít, trên bình diện thực hành –– chưa nói đến những sai lầm trong việc ứng dụng luận lý có tính tâm linh của Hegel qua biện chứng pháp duy vật của Marx–Engel – thì chuyên chính vô sản không thể thực hiện được vì:
(1) quần chúng vô sản không có khả năng để quản trị,
(2) phải có thành phần trí thức ưu tú và chuyên viên đảm trách guồng máy chính quyền, và
(3) một khi thành phần ưu tú nắm được quyền lực thì sẽ không bao giờ buông thả và quyền lợi của quần chúng vô sản đã biến thành quyền lợi của giai cấp ưu tú nắm quyền lực. Cách mạng của giai cấp vô sản đã nghiễm nhiên biến thành thành trì kiên cố bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của những cá nhân độc tài, tàn ác như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông mà kết quả là trên một 100 triệu người đã phải chết đi một cách tức tưởi và phi lý.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà trí thức, nhưng là một nhà trí thức nửa mùa. Hiểu biết không tới nơi tới chốn, thiếu tầm nhìn, và trên con đường tìm thứ tự do giải thoát chứ không phải thứ tự do sáng tạo, đã đồng hoá bản ngã với một lực lượng vô đạo đức, vô nhân tính, nhưng khoác chiếc áo đạo đức dân tộc giả để lường gạt nhân dân. Từ những thập kỷ 60 cho đến nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nửa tỉnh nửa mê, khập khiễng trên mê lộ của vong thân, đánh mất bản ngã, rồi bỗng thức dậy qua cuộc “Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương”.
Nhưng trước khi thức tỉnh, tại sao ông ta, một giáo sư hiền hoà, ăn nói văn hoa, được đa số học trò mến chuộng, lại có thể trở thành một tên sát nhân dã man, ra lệnh chôn sống 204 người tại trường Gia Hội, và tham gia vào cuộc thảm sát 5327 người dân Huế vô tội và bắt đi mất tích 1200 người.
Như đã có nói trên, một khi ông đã đồng hoá mình với lực lượng vô đạo đức, vô nhân tính, nhưng khoác chiếc áo đạo đức dân tộc giả, tức Đảng Cộng sản, mà ông gọi là “lương tâm dân tộc”, là “quan điểm chiến tranh cách mạng” thì ông đã hoàn toàn đánh mất bản ngã mà chỉ còn là một hiện tượng phản ánh những phần li ti bên ngoài của đảng Cộng sản mà thôi. Ông không còn có tự do hành động mà chỉ hành động như những con người máy (robot) của đảng cộng sản, theo lệnh của đảng cộng sản. Đảng Cộng sản cướp của, giết người thì Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng giết người, không còn biết trách nhiệm, vì trách nhiệm thuộc về đảng. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận như thế.
Để cắt nghĩa điều phi lý này, Stanley Milgram, một nhà tâm lý xã hội và là giáo sư tại đại học Harvard và Yale, đã thực hiện một cuộc thí nghiệm về sự vâng phục và đã phát hành cuốn sách Obedience to Authority [Sự Vâng Phục Uy Quyền] năm 1974 nói về cuộc nghiên cứu này. Cuộc thí nghiệm gồm có một số người cò mồi của Stanley, ngồi phía bên kia tấm kiếng. Bên này tấm kiếng là một người được làm thí nghiệm, ngồi trước một cái máy cho điện giật những người bên kia tấm kiếng khi họ học không thuộc một danh sách của một số từ được chọn ngẫu nhiên. Máy cho điện giật có những nút vặn từ cường độ nhẹ lên nhiều cường độ mạnh hơn, cho đến độ ghi rõ là nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh người được làm thí nghiệm là một nhà khoa học, lạnh lùng, khoác chiếc áo trắng của phòng thí nghiệm. Cứ mỗi lần học viên học không thuộc thì ông chỉ nói là “không sao, cứ tiếp tục trừng phạt”. Những người được làm thí nghiệm là những người tình nguyện được chọn ngẫu nhiên từ giới bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, cũng như từ những người bình thường trong các giới và cấp bậc trong xã hội. Những người này cứ thản nhiên trừng phạt những học viên từ nhẹ đến nặng hơn rất nhiều, và trên 60 phần trăm đã thản nhiên trừng phạt đến chỗ nguy hại đến tính mạng. Dĩ nhiên là dây điện buộc vào tay các học viên chỉ là giả, nhưng các học viên thấy được những đèn trước mặt mình sáng lên theo nút bấm nặng nhẹ từ phía bên kia tấm kiếng và đã được huấn luyện la hét tuỳ theo độ nặng nhẹ. Để tìm hiểu thêm, giáo sư Stanley sau đó còn cho học viên ngồi sát bên cạnh người trừng phạt. Trong trường hợp này đã có người không những trừng phạt tới mức nguy hiểm đến tính mạng học viên mà còn dùng tay đè học viên ngồi xuống khi học viên vùng vẫy, giãy giụa vì quá đau đớn.
Điều này giúp giáo sư Stanley hiểu được tại sao những người Đức Quốc Xã đã có thể giết hằng triệu người Do Thái trong các phòng hơi ngạt hay chôn sống họ một cách thản nhiên. Họ có thể thực hiện công việc giết người tàn ác như thế vì họ tin tưởng ở cấp trên thần tượng của họ cũng như những người được làm thí nghiệm tin tưởng vào nhà khoa học mang chiếc áo khoác trắng. Họ không còn có tự do lựa chọn mà chỉ biết thi hành lệnh do thần tượng của họ ban ra; thần tượng của họ đúng và đã lãnh phần trách nhiệm rồi.
Thần tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường là “lương tâm dân tộc”, là “quan điểm chiến tranh Cách Mạng”, là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng tại sao Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có thể thức tỉnh?
Câu trả lời có lẽ nằm ở chỗ:
(1) những người Việt quốc gia mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là “có lương tâm và trí khôn” đã liên tục trong suốt 43 năm (1975–2018) cố gắng đánh thức ông dậy khỏi cơn mê vong thân bằng cách trưng dẫn những bằng chứng cụ thể và chính xác về những hành động tội lỗi và tàn ác của ông,
(2) tuổi của ông đã già cộng thêm bệnh đột qụy, phải ngồi xe lăn với ý thức cuối đời là mình có thể ra đi – không biết về đâu, nhưng xác suất về chỗ ổn định, hạnh phúc hẳn là không cao –– bất cứ lúc nào,
(3) nhất là gia tài tinh thần để lại cho con cháu thì thật là thê thảm, và
(4) sau cùng là những gì ông đã từng tranh đấu suốt đời để chống lại, như chính quyền thối nát, tham nhũng, lạm quyền; nô thuộc ngoại bang; lý thuyết và triết lý sống của chính quyền miền Nam thực ra đều trăm nghìn lần tốt đẹp hơn những gì ông đang chứng kiến.
Ông đã đánh mất bản ngã, đã đắm chìm trong mê lộ vong thân. Tiếng kêu thất thanh của ông không cứu vãn được một bản ngã đang sắp rơi vào cõi hư vô, nhưng vang vọng của tiếng kêu này còn có hy vọng cảnh báo những người khác cũng đang lầm lạc trong mê lộ này và cũng đang vận hành như những hiện tượng, như những người máy, không có linh hồn, không có tự do sáng tạo vì hào quang giả tạo của Đảng Cộng sản đã chiếu rọi ánh sáng vào một khả năng đánh lừa họ vô tiền khoáng hậu –– như đã đánh lừa Hoàng Phủ Ngọc Tường –– và đã đánh cắp bản ngã chân chính của họ. Niềm hy vọng của những người “có lương tâm và trí khôn” là những người tôn sùng Đảng Cộng sản làm thần tượng sớm thức tỉnh trước khi cảm thấy mình già cỗi, sắp đi vào cõi chết với ý thức rất rõ ràng là mình đang để lại cho con cháu một gia tài tinh thần bi đát đáng kinh tởm. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một hiện tượng của quá khứ. Chúng ta chỉ nhìn vào tương lai đang sáng toả trong niềm hy vọng những con người vong thân nhất quyết giành lại bản chất tự do sáng tạo của mình.
Philadelphia, ngày 11 tháng 9, 2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Fromm, Erich, Escape From Freedom. New York, New York: Farrar & Rinehart, 1941.
2. Milgram, Stanley. Obedience to Authority. New York, New York: Harper & Row, Publishers, 1974.
3. Bảo, Trung. “Thà Ông Im Lặng Còn Hơn.” Ngày 10 tháng 2, 2018.
4. Bezmenov, Yuri Alexandrovich. “Tình Báo KGB Tiết Lộ Việt Cộng Tiến Hành Thảm Sát Huế 1968 Như Thế Nào.” 1970.
5. Chu, Mỹ Dung. “Huế Mậu Thân”.
6. Hoàng, Phủ Ngọc Tường. “Lời Cuối cho Câu Chuyện Quá Buồn”. Ngày 9 tháng 2, 2018.
7. Khuê, Thuỵ. “Nói Chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về Biến Cố Mậu Thân.” RFI, 12 Tháng 7, 1997.
8. Nguyễn, Liên Thành. “Bác Sĩ Định”.
9. –––––, –––––. “Trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968.”.
10. –––––, –––––. “Thư Gởi Hoàng Vũ Ngọc Tường.” Tháng 2, 2018.
11. Nguyễn, Thái Hoà. “Nhân Chứng Nguyễn Thị Thái Hoà”.
12. Nguyên, Hữu. “Phỏng Vấn Bên Bờ sông Hương”, Saigon Times, 22 tháng 2, 2018.
13. Sang, Tôn Thất. “Đi Nhận Xác Thầy”.
***
CƯỚC CHÚ: Những tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt nêu ở trên đây là chứng từ chính xác cho tất cả những dữ kiện được đề cập trong toàn bài viết này của tác giả Nguyễn Văn Thái. Những tài liệu này được lưu trữ tại: https://docs.google.com/
folder/d/0B2xRw_ cSQGrydS1VWjNIaVRuRG8/edit
Beyond the Hoàng Phủ Ngọc Tường Phenomenon
Author: Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.
Nguyên Giáo Sư Thỉnh Giảng
–University of Pennsylvania
–St Joseph’s University
–Chestnut Hill College
Recently, on February 2, 2018, Hữu Nguyên of the Saigon Times in an article entitled “Interview on the Bank of the Perfume River” recounted his interview with Hoàng Phủ Ngọc Tường about the events during the Tết Offensive of 1968.
In that interview, Hoàng Phủ Ngọc Tường admitted that he
(1)hadlied about not being present in Huế during the Tết Offensive of 1968,
(2)hadpersonally involved himself in the killing of many people during the Mậu Thân [Year of the Monkey] Massacre of 1968 in Huế,
(3)haduntruthfully written articles about the Mậu Thân Massacre of 1968 because he had to write under the orders of the VietnameseCommunist Party (VNP),
(4)had been transformed – due to the deceiving nature of the VNP – from a truthful and loving person to a cruel monster, who brought about death to “7 to 8 thousand innocent Huế people” [his own words],
(5) had affirmed that the VNP was an evil, repulsive organization abounding in crimes and deceptions,
(6) had pleaded “whoever still has conscience and intelligence to perennially continue to indict me, Hoàng Phủ Ngọc Tường, a Việt cộng follower, whose animal instincts had been awakened by the Việt cộng, which resulted in my committing thousands of crimes against my country, my people, my relatives, my friends... and myself... Please take the drama of the life of an undercover Việt cộng like myself as an example in order for you to not ever follow the Việt cộng.”
Hoàng Phủ Ngọc Tường’s journey from the day of a sadistic murderer to the day he confessed his hideous crimes has been a long, rugged one spanning a stretch of time of more than 50 years, replete with pathological anguish and torment.
During the time from the Tết Offensive of 1968 to 1982 – a period of time during which the passion of victory was still warming the hearts of such self–proclaimed revolutionaries like Hoàng Phủ Ngọc Tường – he was interviewed on February 29, 1982 by Wilfred Burchett for the Stanley Karnov American documentary,Vietnam: A Television History, a part of the Vietnam collection, created by Richard Ellison. In this interview concerning the Huế Massacre of 1968, Hoàng Phủ Ngọc Tường asserted thathe was present in Huế during this period of time and claimed that Americans had dropped bombs on a hospital near Đông Ba Market, killing 200 innocent people; that a number of soldiers and civil servants were killed by theuprising populace, who soughtrevenge for the atrocious acts committed by those “guilty” traitors; and that onlya small number of people were mistakenly killed by the revolutionaries, which, he said, would bebound to happen in any kind of war. The fact is there was not any bomb dropped near Đông Ba Market and there was no popular uprising. Yet, inhis article “The Stars over the Văn Lâu Pinnacle”, he described he was walking on a dark alley in the City of Huế, hissteps flopping on the blood of those killed by Americans, thinking he was treading mud. This segment of the story was intended to indicate that(1) hewas in fact present in Huế during the Massacre of 1968 and (2) Americans were the ones who killed innocent people.
There does exist more than adequate amount of materials cited at the end of this essay to prove thatpoint number (2) is simply malicious slandering. Concerning point number (1), it is Hoàng Phủ Ngọc Tường who contradicted himself during an interview by Thuỵ Khê (RFI: Radio France Internationale) in Paris on July 12, 1997. In this interview, Hoàng Phủ Ngọc Tường asserted he hadjoined the resistance and left for the jungles in 1966 only toreturn to Huế in 1975. Therefore, he couldn’t have been present in Huế during the Tết Offensive and involved in the killing of Huế people as some people with malevolent intent had maliciouslycarried out a smear campaign about him and falsely accused him of chairing a committee ordering the burying alive of 204 innocent people, among whom some were his former students when he was teaching at Quốc Học High School; and of –– together with Nguyễn thị Đoan Trang – shooting dead Nguyễn Đình Thương, Mayor of Huế (Actually, Nguyễn Đình Thương was Deputy Mayor).However, Hoàng Phủ Ngọc Tường forgot that 15 years earlier, before that interview by Thuỵ Khê, he hadstated to Mr. Burchett that he was present in Huế during the Tết Offensive of 1968. Also, in “The Stars over the Văn Lâu Pinnacle”, he described he was walking in a dark alley, hissteps treading the blood of innocent people killed by American bombing.
With the intent to negotiate this undeniable contradiction, Hoàng Phủ Ngọc Tường, via a letter entitled “An Incomplete Apology”, stated he “was onlyan outsider but had arrogated to himself the claim of a witness when answering Mr. Burchett.” He also reiterated his scheme of thoughts in another article, “Last Word for So Sad a Story”, posted by his friend Nguyễn Quang Lập on Facebook on Friday, February 9, 2018. In this narrative, Hoàng Phủ Ngọc Tường re–affirmed he was not present in Huế during the Mậu Thân Massacreof 1968.He confirmed, however, that everything he had recounted before with regard to the events concerning the Huế Massacre was true. The only “alternative” fact, he insisted, was his claim to be a witness of those events when as a matter of fact, he only heard his comrades retell the stories. This apologia was intended to allow people to think he was innocent while the crimes committed by Americans and their “lackeys” were real and deserved indictment and retribution.
When asked –– duringthe “Interview on the Bank of the Perfume River” by Hữu Nguyên on February 22, 2018 ––for which reason he had made that false claim, Hoàng Phủ Ngọc Tường’s response was, “In my situation, between the two choices: making a false claim and admittingmurdering innocentpeople, I have to choose one. The sin of making a false claim only evokes contempt, which is not as damnable and anathematic as anadmission of crimes of murder.” This obviously entails he hadin fact committed crimes of murder as he ended up confessing.
In sum, all indictments of crimes committed by Hoàng Phủ Ngọc Tường as well as all excusesof his revolve around whether or not he was present in Huế during the Mậu Thân Massacre of 1968. However, thisno longer isa key issue once he himself already confessed all his crimes and suggested that “whoever still has conscience and intelligence” condemn him, “Hoàng Phủ Ngọc Tường, a Việt cộng follower, whose animal instincts had been awakened by the Việt cộng”, resulting in him “committing thousands of crimes against [his] country, [his] people, [his] relatives, [his] friends... and [himself]”... He also pleaded with all people to, “Please take the drama of the life of an undercover Việt cộng like myself as an example in order for you tonot ever follow the Việt cộng.”
All facts have been brought to light. The question remains as to whether Hoàng Phủ Ngọc Tường deserves to be cursed and should be brought to justice as the Jews have been doing to the Nazis.
In the final analysis, Hoàng Phủ Ngọc Tường is but a representational phenomenon, not hisessence. Essence through self–alienation could be transformed into various phenomena. And self–alienation may be represented in the form of freedom bifurcated into two types: “freedom to” and “freedom from” (Erich Fromm, Escape from Freedom), with “freedom from” as the preferable choice. “Freedom to” is the type of freedom to explore and search for the true, the good, and the beautiful in philosophy applied to life and art. “Freedom from” is the type of freedom to escape from perceived constraints, oppressions, subjugations, and dominations.And with that perception, one mustfeel the urgent need to liberate oneself from those limitations. According to Erich Fromm, once that type of freedom has been achieved, people would not necessarily feel liberated. On the contrary, they may feel morealienated, lonely, and lost, which ultimately and historically results in – on the individual as well as the national level – an effort to try to find other victims to inflict upon them withwhatever they themseles had previously beeninflicted.
As an idealistic intellectual, Hoàng Phủ Ngọc Tường attested to the spectacle of a government fraught with corruption, decadence, abuse of power, and complete dependence on a foreign power, the US, and the absence of national sovereignty when the first battalion of American Marines disembarked in Đà Nẳng in 1965 without any consultation with the Southern Vietnamese government. He also bore witness to the fact that the Vietnamese national budget totally depended on American aid. Liberating the country from this dependence would be perceived as an essential need. Furthermore, from a rather lopsided point of view, the VNP was perceived as owning the credit for having liberated the country from the French domination, with a theoretical foundation undergirded by the Marxist–Leninist ideology, of which the analysis of the exploitation of workers by savage capitalists – based on the historicity of the industrial revolution in England at the end of the 18th century and the beginning of the 19th century, and in the United States at the end of the 19th century – has some basis for veracity and humanistic values. It is thus understandable that Hoàng Phủ Ngọc Tường joined the communists in search for the type of freedom from perceived subjugation and slavery.
However, the essential point that Hoàng Phủ Ngọc Tường missed recognizing in his criticism of the government of South Vietnam was there does notexist in this world any government that is free of corruption, bribery, and abuse of power. It is onlya matter of degree. Let’s take a quick look at the degree of corruption, bribery, and abuse of power of the First and Second Republics of South Vietnam in contrast with that of the current Vietnamese government under the guardianship of the VNP. The picture hasbecome very clear.
As far as the issue of lack of respect for national sovereignty and dependence on a foreign power is concerned, it was true that the United States exerted uncalled–for pressures and demands on the government of South Vietnam. However, the Americans did not come to Vietnam for domination or for the seizure of land and natural resources. They came to harness territorial, political, and economic hegemony by the Chinese and the Russians over South–East Asia. This coincided with the objectives of the government of South Vietnam as well. The fine pointin politics, however, resides in the masterlyskills of leadership to negotiate national interests with those of the allies. On the other hand, Hoàng Phủ Ngọc Tường’s belief in the independence of the government of North Vietnamwas simply misconstrued and illusionary. He probably was unaware of the fact that during the war against the French and the Americans, China had transferred over 300,000 Chinese troops and advisors to Vietnam while Russia provided tons of modern up–to–date weaponry and ammunition. The debts Vietnam is demanded topayback nowprobably areworth the entire land and maritime territories of the country.
With regard to Marxism–Leninism, on the level of practice – let alone the fallacies in the application of Hegel’s spiritual dialectic to the materialistic dialectic by Marx and Engel – the dictatorship of the proletariat simply cannot be implemented because (1) the proletarian masses are incapable of governance, (2) there needs to be an intellectual elite and professionals to be in charge of governing the country as Lenin advocated, and (3) once the elite and professionals acquire power, they won’t ever let go of it. Consequently, the interests of the proletariat ultimately turn into those of the elite in power. The proletarian revolution subsequently becomes a fortress protecting the special interests and privileges of greedy and cruel despots like Lenin, Stalin, and Mao Tse Tung, who irrevocably put to death over 100 million innocenthuman beings.
Hoàng Phủ Ngọc Tường is actually a pseudointellectual, whose knowledge of the Marxist–Leninist theories is only “half–knowledge”, without any perspective for the creative type of “freedom to” discover the good, the true, and the beautiful. Instead, it leads him into the labyrinth of self–alienation and assimilation with the immoral, inhuman force of communism, which cloaks itself with the deceptive appearance of humanism and patriotism. From the 60’s until now, Hoàng Phủ Ngọc Tường has been spiritually limping, semi–conscious, along his rugged journey of deception and self–alienation to finally wake up to reality on the occasion of the “Interview on the Bank of the Perfume River.”
However, one cannot help but wonder how in the world a pacific, well–spoken and well–loved teacher like Hoàng Phủ Ngọc Tường had turned into a cruel, savage murderer, who ordered 204 innocent people to be buried alive at Gia Hội School and participated in the massacre of 5,327 and the disappearance of 1,200 other citizens of Huế. The explanation must lie in the fact that once he had assimilated himself with the immoral, inhuman force of communism cloaked in a deceptively ethical and patriotic appearance, which he glorified as “the conscience of the people”, “the viewpoint of the revolutionary war”, he completely lost his self, his trueidentityand essence, in the process of self–alienation and became just a reflection of the multiplemeaningless minutiae that deck the VNP. He no longer had freedom of choice and acted like a robot under the orders of the VNP. If the Party plundered and killed, Hoàng Phủ Ngọc Tường would do the same, without any sense of responsibility because responsibility belonged to the Party. Hoàng Phủ Ngọc Tường had so confessed.
In order to explicate this absurdity, Stanley Milgram, a social psychologist and professor at Harvard and Yale Universities, conducted an experiment on obedience, resulting in the publication of his book entitled Obedience to Authority in 1974. This experiment included a number of Dr. Milgram’s stooges sitting on one side of a glass partition, expected to learn a list of randomly chosen words and one experimental subject sitting on the other side of the partition with a machine designed to punish the learners. The machine had a knob with graded levels electrocution from very mild to stronger and stronger, up to lethal. The experimental subject was instructed by a designated scientist in a white coat standing next to him, to simply continue applying punishment if the learners didn’t master the list. The Stooges had been trained to act in pain in accordance with the levels ofpunishment reflected from the lights in front of them and the wiring was of course fake. The experimental subjects were randomly selected from all walks of life: doctors, business people, professionals, workers, etc... The result was over 60% of the experimental subjects turned the knob up to the lethal level with the scientist instructing them to continue because he said it wouldnot damage the tissues. In a further experiment. Dr. Milgram had the stooges sitting next to the experimental subjects, a number of whom went as far as pushing the stooges down to their chairs when the latter recoiled in pain.
This experiment helped Dr. Milgram to understand why the Nazis were able to kill millions of Jews in gas chambers, shot them dead, or buried them alive without any feeling of empathy or responsibility. They could perform those atrocious murdering acts because they believed in their superiors, their idols as the experimental subjects in the Milgram experiment believed in their scientist, who was supposed to know better and to take responsibility for all theconsequences. Hoàng Phủ Ngọc Tường’s idol was what he called “the conscience of the people”, “the viewpoint of the revolutionary war”, and ultimately “the Vietnamese Communist Party”.
But why was he able to wake up?
The answer could possibly lie in the fact that (1) the many Vietnamese nationals that Hoàng Phủ Ngọc Tường labeled “those still with conscience and intelligence” keep –– during the last 43 years (1975 to 2018) –trying to wakehim up from his state of dull–wittedness of self–alienation by revealing authentic and accurate evidence about his criminal acts of cruelty, (2) old age –– on top of a severe stroke forcing him topermanently sit in a wheelchair, with the final realization that he could depart any time – doesn’t appear to secure him a safe place anywhere in the netherworld, (3) his legacy for his children looks so darned pitiable, and(4) lastly, all the things that he spent most of his adultlife fighting against such as corruption, bribery, abuse of power, lack of respect for national sovereignty, dependence on a foreign power, inequality and lack of individualfreedom in the government of South Vietnam are actually many–fold better than what he has been witnessing in the current government under the guardianship of his revered Vietnamese Communist Party.
Hoàng Phủ Ngọc Thường has lost his self. He had immersed himself in the labyrinth of self–alienation,his cries of despair and hopelessness unable to save his soul, his essence, from disappearing into nothingness. Nonetheless,their echoes are reverberating warnings to those who are currentlylosing their ways in this same labyrinth, acting like robots without a soul, without the ability to be free and to be creative because the illusory halo of the Vietnamese Communist Party’s falsehood had focused its spotlight on its everlasting deceptiveness that keeps deluding generations after generations of idealistic, but gullible youngsters into romancing a socialist utopia as it had beguiled Hoàng Phủ Ngọc Tường, by robbing via a process of metamorphosis their authentic, true selves. The only hope, to which those people “with conscience and intelligence” are persistently hanging on, is for those youngsters who worship the VNPas their idol to recover from this lethargic infatuation early enough, before they evidentlyrecognize they are too old –– facing unavoidable death that is very soon coming straight at them –– with the tragic realization that their legacy for posterity is so lamentable and repulsive. The Hoàng Phủ Ngọc Tường case represents a miserable error of the past. We must needs look towards a future that is illuminated with the hope that those self–alienated people could find their ways back to their genuine identity of freedom and creativity.
Philadelphia, October 25, 2018
BIBLIOGRAPHIC REFERENCES:
1. Fromm, Erich, Escape From Freedom. New York, New York: Farrar &Rinehart, 1941.
2. Milgram, Stanley. Obedience to Authority. New York, New York: Harper & Row, Publishers, 1974.
3. Bảo, Trung. “Thà Ông Im Lặng Còn Hơn.” Ngày 10 tháng 2, 2018.
4. Bezmenov, Yuri Alexandrovich. “Tình Báo KGB Tiết Lộ Việt Cộng Tiến Hành Thảm Sát Huế 1968 Như Thế Nào.” 1970.
5. Chu, Mỹ Dung. “Huế Mậu Thân”.
6. Hoàng, Phủ Ngọc Tường. “Lời Cuối cho Câu Chuyện Quá Buồn”. Ngày 9 tháng 2, 2018.
7. Khuê, Thuỵ. “Nói Chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về Biến Cố Mậu Thân.” RFI, 12 Tháng 7, 1997.
8. Nguyễn, Liên Thành. “Bác Sĩ Định”
9. –––––, –––––. “Trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968.”
10. –––––, –––––. “Thư Gởi Hoàng Vũ Ngọc Tường.” Tháng 2, 2018.
11.Nguyễn, Thái Hoà. “Nhân Chứng Nguyễn Thị Thái Hoà.”
12.Nguyên, Hữu. “Phỏng Vấn Bên Bờ sông Hương”, Saigon Times, 22 tháng 2, 2018.
13.Sang, Tôn Thất. “Đi Nhận Xác Thầy.”
***
FOOTNOTE: The reference list in Vietnamese cited above is authentic evidence for all the incidents and facts described in this essay by author Nguyễn Văn Thái and can be accessed in: ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG – Google Drive