Phạm Quang Trình
Từ hơn một năm nay, dư luận cả trong lẫn
ngoài nước rất sửng số và tức giận về việc Cộng sản Việt Nam đã dâng đất cho Trung Cộng qua hiệp ước
Việt-Trung. Rất nhiều người đã lên tiếng, trong số đó, có những vị khoa bảng.
Nhân khi lên tiếng kết án Việt Cộng là lũ bán nước, họ đã không ngần ngại lôi
cả Mạc Đăng Dung ra như một tội phạm trong quá khứ từng dâng đất cho nhà Minh..
Có người nhắc đến nhà Nguyễn nhưng chỉ nói phớt qua hiê..p định Thiên Tân 1885
do thực dân Pháp ký kết với nhà Thanh về việc phân ranh biên giới Hoa-Việt. Đây
là vấn đề lớn, cần phải coi lại cho kỹ nhằm tránh những phê phán sai lầm và bất
công.
Sống bên cạnh một anh khổng lồ
Trung Quốc lúc nào cũng lăm le "giành dân lấn đất", nước Việt Nam từ
thuở lập quốc xa xưa đều phải nhường nhịn để bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ và
nòi giống. Nếu không xét đến những văn kiện lịch sử được ghi rõ trong sử sách
thời từ ngày lập quốc mang quốc hiệu là Xích Quỷ với Kinh Dương Vương (2879
trước TL) và Văn Lang với Lạc Long Quân, thời dân Việt Nam đã phải nhường đất
dài dài cho Hán tộc để tiến về phương Nam, nghĩa là chạy từ vùng đất Hồ Quảng
(Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây) cho tới Ải Nam Quan sau này. Các sử sách của
chế độ phong kiến, chắc chắn các sử thần phải viết theo sử quan của chế độ, có
lợi cho chế độ. Trong sử quan đó, quan niệm "được làm vua, thua làm
giặc" là chuyện dĩ nhiên phải được tôn trọng triệt để. Cho tới nay, có ba
trường hợp nhượng đất cho ngoại bang được sử sách ghi lại: thời nhà Mạc, Mạc
Đăng Dung nhượng đất cho nhà Minh; thời nhà Nguyễn, Tự Đức nhượng đất cho thực
dân Pháp; và thời Cộng sản Hồ Chí Minh dâng đất cho Trung Cộng.
1. Truớc hết là thời Mạc Đăng Dung:
Xưa nay, sử vẫn chép rằng Thái Tổ
nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi
báu, lưu lại tiếng xấu muôn đời. Sự thật có phải hoàn toàn đúng như thế không
và nếu không thì điều ngoa truyền này bắt đầu từ đâu và với ai? Tác giả Huệ
Thiên trong một bài viết vào năm 1991 nhân kỷ niệm 450 năm ngày Mạc Đăng Dung
mất (1541-1991) đã có những nhận xét như sau:
"Chúng tôi cho rằng nó bắt đầu
với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT), bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697)
đời Lê Hi Tông với Phạm Công Trứ là người chủ biên của kỷ nhà Lê, trong đó nhà Mạc
đã được ghi chép như là một kỷ phu...
ĐVSKTT, bản dịch do Cao Huy Giu,
Đào Duy Anh hiệu đính... là một bộ sử mà nội dung là kết quả sưu tầm, chỉnh lý,
biên soạn, gián tiếp hoặc trực tiếp, của nhiều nguời qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Cái nền tảng ban đầu là Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, soạn xong năm
1479, cũng có phần đóng góp của Lê Văn Hưu, tác gia? Đại Việt Sử Ký (1271) và
Phan Phù Tiên, tác giả của Sử Ký Tục biên (1455) rồi. Ngô Sĩ Liên chỉ ghi chép
từ đời Hồng Bàng cho đến hết thời Thái Tổ Cao Hoàng Đế nhà Lê, tức Lê Lợi
(1428-1433). Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1655) đời Lê Huyền Tông, Trịnh Tạc mới sai
Phạm Công Trứ tổ chức chỉnh lý công trình của Ngô Sĩ Liên và viết tiếp phần Bản
kỷ của nó. Sau khi chỉnh lý, Sử Ký Toàn Thư trở thành toàn bộ phần Ngoại kỷ gồm
5 quyển và phần Bản kỷ từ quyển 1 đến quyển 10 của ĐVSKTT. Riêng quyển 10 lại
có phần đóng góp gián tiếp của Vũ Quỳnh, tác giả Đại Việt Thông Giám (1511)
nữa. Phạm Công Trứ và ban biên soạn của ông đã viết thêm cho ĐVSKTT phần Bản kỷ
thực lục từ quyển 11 đến quyển 15 chép từ đời Lê Thái Tông (1433-1442) đến hết
đời Lê Cung Hoàng (1522-1527) và phần Bản kỷ tục biên từ quyển 16 đến quyển 18,
chép từ đời Lê Trang Tông (1533-1548) đến hết đời Lê Thần Tông (1619-1643), sau
đó làm Thái thượng hoàng. Công trình của nhóm Phạm Công Trứ mười phần mới cho
khắc in được năm, sáu phần và hãy còn lưu giữ ở bí các. Đến năm Chính Hòa thứ
18 (1697) đời Lê Hi Tông, Trịnh Căn lại sai Lê Hi tổ chức hiệu đính công trình
của nhóm Phạm Công Trứ và chép thêm phần Bản kỷ tục biên từ đời Lê Huyền Tông
(1662-1167) đến hết đời Lê Gia Tông (1671-1675) để đưa khắc ván in mà "ban
bố cho thiên hạ". Phần chép thêm của nhóm Lê Hi làm thành quyển 19 của
phần Bản kỷ và cũng là quyển chót của toàn bô. ĐVSKTT gồm 24 quyển. Đây chính
là bô. ĐVSKTT mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
Xét theo quá trình biên soạn như sơ
lược trình bầy trên đây, chúng ta có thể thấy rằng những người đã ghi chép
những phần của ĐVSKTT từ đầu cho đến hết thế kỷ XV đương nhiên là những người
thực sự vô can đối với việc "dâng đất" của Mạc Đăng Dung là việc xẩy
ra ở thế kỷ XVI. Chỉ ở những người biên soạn hoặc chỉnh lý phần cuối của Bản kỷ
thực lục (quyển 15) và phần đầu của Bản kỷ tục biên (quyển 16) mới là những
người thực sự có liên quan đến việc ghi chép về hành trạng của Mạc Đăng Dung từ
khi ông xuất hiện trong chốn quan trường năm 1508 với chức đô chỉ huy sứ cho
đến năm 1541 là năm ông qua đời trong cương vị Thái thượng hoàng. Đó chính là
những người đã biên soạn hoặc chỉnh lý phần Bản kỷ thực lục từ quyển 11 đến
quyển 15 và phần Bản kỷ tục biên từ quyển 16 đến quyển 19, tức ban biên soạn
năm 1665 do Phạm Công Trứ đứng đầu gồm có Dương Hạo, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Quốc
Khôi, Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Bùi Đình Viên... cũng như ban biên soạn
năm 1697 do Lê Hi đứng đầu gồm có Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Công Đồng, Vũ Thành,
Hà Tông Mục, Nguyễn Diễn, Nguyễn Trí Trung, Nguyễn Đương Bao... Ban biên soạn
năm 1697 của Lê Hi không những chỉ làm thêm quyển 19 mà theo chỉ dụ của Trịnh
Căn, còn có nhiệm vụ sửa chữa cả những phần do ban biên soạn của Phạm Công Trứ
đã làm nữa. Dù họ có thể đã không sửa chữa hoặc sửa chữa rất ít trong phần này
nhưng cũng đã có danh nghĩa đó. Bởi vậy chúng tôi thấy không thể không nhắc đến
họ. Trong thực tế thì có lẽ chính ban biên soạn năm 1665 mới là những người đã
hạ bút chính thức ghi chép về việc "dâng đất" cũng như mọi chi tiết
khác trong hành trạng của Mạc Đăng Dung và trong công việc này, người chịu
trách nhiệm chính đương nhiên là Phạm Công Trứ, bấy giờ là tham tụng Lại bộ
thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo.
Theo quan điểm chính thống triệt
để, Phạm Công Trứ không những đã kịch liệt lên án hành động tiếm ngôi của Mạc
Đăng Dung mà còn không ngần ngại dùng cả thủ đoạn xuyên tạc sự thật để bôi nhọ
nhân vật đã sáng lập ra nhà Mạc nữa. Chứng cứ về sự xuyên tạc đó là hai lần
ĐVSKTT ghi chép việc Mạc Đăng Dung dâng đất cho nhà Minh.
Lần đầu tiên bộ sử này ghi:
"Năm Mậu Tí (1528) Mạc tiếm hiệu Minh Đức thứ 2 (...) Đăng Dung sai người
sang Yên Kinh báo với nhà Minh rằng con cháu nhà Lê không còn ai thừa tự nữa,
thuộc sứ đại thần là họ. Mạc tạm trông coi việc nước, cai trị dân chúng. Nhà
Minh không tin (...) Đăng Dung sợ nhà Minh đem quân sang hỏi tội, bèn lập mưu
cắt đất dâng nhân dân hai châu Qui Thuận và hai hình người bằng vàng và bạc,
cùng là châu báu của lạ vật lạ. Vua Minh thu nhận. Từ đấy Nam Bắc lại sai thông
sứ đi lại" (ĐVSKTT, t, IV, tr.121-122).
Việc ghi chép này rõ ràng hoàn toàn
sai sự thật. Qui Thuận chính là châu Qui Hóa và châu Thuận An. Hai châu này đã
thuộc về Trung Hoa vào thời nhà Tống, từ những năm 60 của thế kỷ XIV Vấn đề này
có thể được lược thuật như sau:
Qui Hóa và Thuận An là hai châu nằm
trong vùng cư trú của các bộ lạc mà bên Trung Hoa gọi là Nùng, còn bên Đại Việt
thì gọi là Thổ (ngày nay gọi là Tày). Nằm ngay ở biên giới hai nước Trung Hoa
và Đại Việt, trong một thời kỳ dài, vùng này đã được cả nhà Tống lẫn nhà Lý coi
là đất phên dậu chứ không chính thức sáp nhập vào hẳn lãnh thổ của mình. Dân
các bộ lạc này thường oán ghét các quan lại miền xuôi của cả nhà Tống lẫn nhà
Lý vì đây là những kẻ thường hay đến đất của họ để sách nhiễu phú cống, còn
những thủ lĩnh của các bộ lạc này khi thì thần phục nhà Tống, lúc lại qui thuận
nhà Lý, tùy theo áp lực và thế lực mỗi lúc của đôi bên. Do đó, tùy theo hoàn
cảnh cụ thể mà thủ lĩnh của các bộ lạc này là phiên thần của nhà Tống hoặc của
nhà Lý.
Nùng Tôn Đán là tù trưởng của động
Lôi Hỏa vẫn được nhà Lý xem là phiên thần nối dòng Nùng Trí Cao, sau khi Nùng
Trí Cao phát binh đánh Tống rồi thất bại và chết ở Đại Lý. Năm 1057, Nùng Tôn
Đán lại muốn phát binh đánh Tống. Quan nhà tống là Tiêu Cố biết được chuyện này
nên đã du. Tôn Đán ra hàng Tống. Đán nhận lời, được Tống cho chức Trung Vũ
Tướng Quân, được cho trông coi châu Ôn Nhuận của Tống.. Năm 1062, Đán và con
trai lại đem các động của mình là Lôi Hỏa và Kế Thành, bấy giờ là đất phên dậu
của Đại Việt, mà dâng cho nhà Tống, được Tống nhập vào châu Thuận An mà giao
cho Đán trông coi cả. Nhưng vốn là phiên thần của nhà Lý, lại trông coi vùng
đất có một phần là đất phên dậu của nhà Lý nên Tôn Đán không yên tâm. Theo lời
dụ dỗ của quan nhà Tống lúc bấy giờ là Lục Sằn, năm 1064, Tôn Đán chính thức
xin cho châu Thuận An thuộc hẳn vào nội địa Trung Hoa và được lãnh chức Hữu
thiên ngự vệ tướng quân. Sau đó, theo gương Tôn Đán và cũng theo lời dụ dỗ của
Lục Sằn, Nùng Trí Hội cũng qui phục nhà Tống, đem nộp cho Tống đất Vật Dương
vốn là đất phên dậu của nhà Lý mà Hội là phiên thần trông coi. Đất này được
Tống cải nhập vào châu Qui Hóa là một châu đã có sẵn trị sở tại đất của huyện
Nghi Dương tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay.
Sau hành động trên đây của Nùng Tôn
Đán và Nùng Trí Hội hai thập niên, từ 1082 đến 1088, vua Lý đã năm lần cử phái
đoàn sang Tống để đòi lại những phần đất phên dậu cũ mà Đán và Hội đã nộp cho
Tống, nhưng đã không bao giờ đòi được. Việc đã xẩy ra hơn 450 năm trước khi Mạc
Đăng Dung lên ngôi (1527). Rõ ràng là ông hoàn toàn vô can đối với việc các đất
Lôi Hỏa, Kế Thành và Vật Dương đã mất về tay nhà Tống.
Lần thứ hai mà ĐVSKTT ghi chép về
việc "dâng đất" của Mạc Đăng Dung là như sau: "Canh Tí (1540)
Mạc Đại Chính năm thứ 11 (...) mùa đông tháng 11, Mạc Đăng Dung (...) dâng tờ
biểu xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân,
nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh
An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu..." (ĐVSKTT, t.IV,
tr. 131-132). Đây là lần mà các sách lịch sử về sau vẫn nhắc đến để kết tội Mạc
Đăng Dung. Cũng xin nói là số lượng và tên gọi các động ghi trong các sách có
chỗ đại đồng tiểu dị... Chẳng hạn, Lê Thành Khôi thì căn cứ vào ĐVSKTT mà chép
là 6 động nhưng lại ghi Cổ Sâm thành Cổ Xung (Le Vietnam, Histoire et
Civilisation, Les Éditions de Minuit, Paris, 1955, p. 236). Trần Trọng Kim chi
chép 5 động, không có An Lương (Việt Nam Sử Lược, Sài Gòn 1949, tr. 234). Còn
nhóm Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang và Nguyễn Cảnh Minh thì ghi 5 động sau
đây: Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát và La Phù (Lịch sử Việt Nam q. 2, t. 1,
Hà Nội 1971, tr. 75). Thực ra, sự việc chỉ liên quan đến 4 động là Tư Lẫm, Cổ
Sâm, Liễu Cát và La Phù và ở đây chỉ có việc Mạc Đăng Dung TRẢ ĐẤT chứ không hề
có việc Mạc Đăng Dung "dâng đất" của Đại Việt cho nhà Minh..
Các động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát
và La Phù là 4 động thuộc trấn Như Tích là đất của Trung Hoa ít nhất từ đời
Tống. Trấn này nằm cách Khâm Châu (Quảng Đông) 160 dặm về phía Tây và cách châu
Vĩnh An của Đại Việt 20 dặm. Đây là một vùng núi cao, địa thế hiểm trở. Đầu đời
Tống đả đặt chức động trưởng để trông coi các động này và đầu niên hiệu Hồng Vũ
(1368-1398) nhà Minh lại đặt chức tuần ti ở Như Tích để thống lĩnh các động này
một cách chặt chẽ hơn. Như đã nói khi trình bày về các châu Qui, Thuận, các
động trưởng biên giới Việt-Trung thường tùy theo tình hình thực tế mà thay đổi
thái độ đối với Đại Việt hoặc Trung Hoa. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) đời Minh,
trước khi cuộc kháng chiến của Lê Lợi thành công một năm, các động Tư Lẫm, Cổ
Sâm, Liễu Cát và La Phù đã làm phản biến, không thần phục nhà Minh nữa mà lại
xin phụ thuộc vào Giao Chỉ bấy giờ chưa hoàn toàn độc lập vì quân nhà Minh hãy
còn chiếm đóng một số phần đất ở nước ta.
Chúng ta không có tư liệu nào việc
nhà Lê chính thức chấp nhận hoặc khước từ lời yêu cầu của các động nói trên.
Chỉ biết rằng những tù trưởng của các động ấy đã hành động như trên để tạo ra
một tình trạng mập mờ, thuận lợi cho sự tự trị của họ mà thôi. Vì vậy mà năm
1540, nhà Minh mới đòi hỏi Mạc Đăng Dung phải cam kết chính thức trao trả quyền
thống quản bốn động đó cho họ và coi đây là mộ.t trong những điều kiện mà nhà
Mạc phải thực hiện để được nhà Minh "cho trông coi đất An Nam". Xem
thế đủ thấy hành động của Mạc Đăng Dung chỉ là việc trả đất chứ hoàn toàn không
phải là việc cắt đất của nước nhà mà dâng cho ngoại bang.
Chính ĐVSKTT cũng đã vô tình thừa
nhận hành động này của Mạc Đăng Dung là VIỆC TRẢ ĐẤT khi nó ghi chép như sau:
"Tháng 10 ngày 20 (năm 1541, tức năm Quảng Hòa nguyên niên đời Mạc Phúc
Hải -HT), bọn Mao Bá Ôn (Mao Bá Ôn là Binh Bộ Thượng thư nhà Minh, được cử làm
Tham tán quân vụ, cùng Cừu Loan là tổng đốc quân vụ, đem quân sang đánh nhà Mạc
-HT) về Yên Kinh tâu nói Mạc Đăng Dung tự trói mình dâng lễ hàng ở cửa ải, xin
tuân theo chính sóc, tước bỏ tiếm hiệu, TRẢ LẠI ĐẤT 4 ĐỘNG ĐÃ XÂM CHIẾM (chúng
tôi nhấn mạnh-HT), xin nội phụ xưng thần (...) cúi mình kính thuận"
(ĐVSKTT, t. IV, tr. 132).. Rõ ràng chính ĐVSKTT cũng xác nhận đây là việc trả
đất. Vì cũng chính ĐVSKTT đã thừa nhận rằng trấn Như Tích (nơi có 4 động hữu
quan) đã là đất của Trung Hoa từ thời nhà Tống trong đoạn sau đây: "Trước
đây dân ở trấn Triều Dương của ta là bọn Văn Dũng làm loạn, giết người rối trốn
sang trấn Như Tích hoặc Khâm Châu nước Tống; trấn tướng là Hoàng Lệnh Tức giấu
chứa bọn Văn Dũng. Vua sai trấn tướng Triều Dương là Hoàng Thành Nhã đuổi bắt
Lệnh Tức không chịu trả về. Nay Nghiêu Tẩu (là Quảng Tây chuyển vận sứ -HT) đến
Như Tích, tra ra được chuyện chứa giấu ấy, đem hết bọn trai gái già trẻ đã chứa
giấu cộng 113 người, gọi Thành Nhã sang giao cho nhận về". (ĐVSKTT, t. I,
tr. 176).
Vậy thì không làm gì có chuyện Mạc
Đăng Dung cắt đất của quốc gia Đại Việt dâng cho nhà Minh; chỉ có việc sử thần
của nhà Lê đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi. Chung quanh
việc bang giao giữa nhà Mạc với nhà Minh cũng còn có nhiều điều khác nữa cần
được thẩm tra lại. Chẳng hạn như những điều ghi chép nói rằng Mạc Đăng Dung
cùng đoàn tùy tùng đã "qua Trấn nam quan, mỗi người đều cầm thước, buộc
dây vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, giập đầu quì dâng tờ
biểu xin hàng (...) (ĐVSKTT, t. IV, tr. 131). Cá nhân chúng tôi hoàn toàn không
tin ở những chi tiết như "cầm thước", "buộc dây vào cổ",
"đi chân không"" v.v.., và nghĩ rằng đây chỉ là những chuyện
thêu dệt để bôi nhọ Mạc Đăng Dung mà thôi.
Đặt lại vấn đề như đã làm ở trên,
chúng tôi muốn nhấn mạnh đến lương tâm và trách nhiệm của các sử gia và các nhà
nghiên cứu lịch sử trong việc ghi chép và bình phẩm về hành động của các nhân
vật lịch sử. Nếu đi vào chiết tự và tự nguyên thì trong chữ Sử, có chữ Trung,
(vì cổ văn của nó là trên Trung dưới Hựu). Nhân 450 năm ngày qua đời của Mạc
Đăng Dung, dám mong các vị sử gia và các nhà nghiên cứu lịch sử hãy vì chữ
Trung mà định lại Công hoặc Tội của nhân vật lịch sử này để cho những trang sử
về nhà Mạc có thể đích thực là những trang sử khách quan.
Chót hết, xin lưu ý là các tác giả
của Phương Đình Địa Dư Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí cũng đã cho rằng hành động
của Mạc Đăng Dung không phải là việc "dâng đất" và rằng đó chỉ là
việc "TRẢ ĐẤT" mà thôi.
6.8.1991 Huệ Thiên
Qua bài viết nói trên, tác giả Huệ Thiên
đã trình bày khá đầy đủ các dữ kiện mà ông truy tầm được qua các tài liệu lịch
sử để chứng mình rằng trong tình cảnh khó khăn (khi bị con cháu nhà Lê qua
"mách bu" nhà Minh bên Trung Hoa) Mạc Đăng Dung đã bị buộc phải trả
lại đất mà Đại Việt đã chiếm của nhà Minh". Tuyệt nhiên không có chuyện
Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt dâng cho nhà Minh như các sử thần nhà Lê đã
xuyên tạc. Coi lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập 3, trang 122, (bản in Nội Các
Quan Bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), nhà xuất bản KHXH 1998 do
sự sưu tầm của GS. Tạ Trọng Hiệp và cu. Hoàng Xuân Hãn từ Thự viện Á Châu
Paris, Pháp quốc) thấy ghi rõ như sau:
"Tháng 8, ngày 22, Mạc Đăng
Dung chết.
Tháng 10, ngày 20, bọn Mao Bá Ôn nhà Minh
kính dâng bản tâu về Yên Kinh nói rằng: Mạc Đăng Dung tự trói mình đầu hàng ở
cửa ải, xin kính theo chính sóc, xóa bỏ tiếm hiệu, TRẢ LẠI ĐẤT BỐN ĐỘNG ĐÃ
CHIẾM".
Lại coi Đại Nam Nhất Thống Chí, tập
4 trang 8-9, (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn) Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu
đính, cũng ghi: "Năm Nguyên Hòa thứ 8, nhà Mạc lại đem 4 độ.ng Tư Lẫm
thuộc châu Tĩnh Yên nộp về nhà Minh, "xin nộp các động Tư Phù, Kim Lặc, Cổ
Sâm, Liễu Cát, Yên Lãng, La Phù thuộc châu Tĩnh Yên ở trấn Yên Quang nguyên
thuộc về châu Khâm". Khâm châu chí chép: đời Gia Tĩnh nhà Minh, ho. Mạc
hàng phục, XIN TRẢ LẠI ĐẤT các động đã xâm chiếm (nhà Minh)...."
Câu hỏi cần đặt tra là nguyên do
nào sử thần nhà Lê lại xuyên tạc việc "trả lại đất" của Mạc Đăng Dung
cho nhà Minh đến như thế? Câu trả lời không có gì khó khăn. Vì như đã nói trên,
lối viết sử hay sử quan của sử thần nhà Lê là sử quan phong kiến "được làm
vua, thua làm giặc". Theo sử quan ấy, Mạc Đăng Dung bị kết án là giặc vì
đã "cướp ngôi nhà Lê". Hành động của Mạc Đăng Dung là hành động bất
chính. Cũng như trường hợp của nhà Tây Sơn với vua Quang Trung, đều bị sử thần
nhà Nguyễn kết tội là giặc, gọi là giặc Tây Sơn. Sử quan đó tất nhiên sai lầm
vì không có dòng họ vua nào được quyền coi việc lãnh đạo hay làm chủ đất nước
là của riêng mình. Hơn nữa lý luận của các sử thần đó rất gượng gạo, lố bịch.
Những vụ thanh toán nhau giữa anh em trong dòng tộc với nhau để tranh ngôi vua
diễn ra đôi khi rất khốc liệt như giết vua này, bức tử vua kia thời các sử thần
làm lơ hay viết rất nhẹ nhàng. Còn những nhân vật như Mạc Đăng Dung, Hồ Quí Ly,
vua Quang Trung lại bị hết án rất nặng nề. Cũng may là qua thời gian, những phê
phán thiên lệch và sai lầm đó đã bị đào thải. Dân tộc Việt Nam không thể không
vui mừng khi thấy qua ngòi bút của sử gia Trần Trọng Kim, vị trí và chiến công
hiển hách của Nhà Tây Sơn và Vua Quang Trung trong lịch sử đã được phục hồi một
cách đúng đắn. Thế nhưng, cũng qua ngòi bút của sử gia Trần Trọng Kim, Mạc Đăng
Dung lại bị kết án nặng nề hơn. Chẳng những Mạc Đăng Dung bị sử gia Trần Trọng
Kim coi là kẻ "tiếm ngôi nhà Lê" "cắt đất Đại Việt dâng cho nhà
Minh" mà còn bị chê là "nghịch thần, phản quốc, không biết liêm
sỉ" (Việt Nam Sử Lược, quyển 2, tr. 16, Trung Tâm Học Liệu Bộ QGGD xuất
bản 1971).
Lời phê phán nặng nề của sử gia
Trần Trọng Kim đã bị sử gia Pham Văn Sơn, tác giả Việt Sử Toàn Thư và Việt Sử
Tân Biên chỉnh lại. Qua ngòi bút của sử gia Phạm Văn Sơn và rất nhiều người
nghiên cứu lịch sử sau này đều cho rằng việc Mạc Đăng Dung nắm quyền lãnh đạo
đất nước và xưng vương là hành động chính đáng (Phạm Văn Sơn: Việt Sử Toàn Thư
tr. 424-445). Trước những ông vua tồi tệ như Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương
Dực (1510-1516) bị gọi là "vua lợn" vì ăn chơi xa xỉ và hoang dâm vô
độ, trong nước loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi trong nước thời hành động
của Mạc Đăng Dung là thực hiện một cuộc đảo chánh để cứu nước chứ không thể coi
là "cướp ngôi" như luận điệu của sử thần nhà Lê hay lối phê phán nặng
nề của sử gia Trần Trọng Kim. Hơn nữa, qua những tài liệu lịch sử của triều Lê
để lại con ghi rõ ràng, sau khi Mạc Đăng Dung ổn định tình hình thời dân nước
được sống trong êm thắm, không giặc giã trộm cướp như trước kia. Công việc mở
mang giáo dục, kinh tế phát triển tột bực. Số những nhà khoa bảng (tiến sĩ)
đông nhất trong lịch sử thời vua chúa phong kiến. Trong số đó, có những vị nổi
tiếng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Giáp Hải, vân vân... Còn nói về
hậu duệ thời Cụ Hoàng Diệu, Liệt sĩ Phạm Hồng Thái chính là hậu duệ của họ Mạc.
Việc "nhượng đất" của Mạc
Đăng Dung cũng được sử gia Phạm Văn Sơn viết lại với những nhận định nhẹ nhàng
hơn. Tuy ông không thấy được những điều như tác giả Huệ Thiên trình bày nói
trên (trả đất chứ không phải cắt đất dâng đất), nhưng ông cũng đưa ra được
những luận cứ khá vững vàng về vấn đề biên giới Việt Hoa và cho đó là một thắng
lợi ngoại giao của nhà Mạc (VSTT, tr.436). Hơn nữa ông còn thống trách những
vua quan phong kiến cuối đời nhà Trần và đời Lê chạy qua Trung Hoa "kể
tội, kêu cứu" (nôm na gọi là mách bu) nên nhà Minh mới có cớ tìm cách đưa
quân qua xâm lược nước ta. Hành động "kể tội, mách bu" này không khác
gì hành động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống sau này.
2. Triều Nguyễn và vua Tự Đức:
Triều Nguyễn tính từ vua Gia Long
(1802-1820) đến vua Bảo Đại (1920-1945) gần một thế kỷ rưỡi, trong đó Việt Nam bị đặt dưới ách đô hộ của Pháp 80 năm.
Âm mưu của thực dân Pháp đã có từ lâu nhưng tới thời Tự Đức (1847-1883), chúng
mới có cơ thực hiện. Xin tóm lược những nét chính qua Việt Nam Sử Lược của sử
gia Trần Trọng Kim.
Tháng 7 năm Mậu Ngọ (1858), thực
dân Pháp đưa quân tấn công Đà Nẵng cho đến năm 1884, Pháp đã đặt xong ách đô
hộ., chỉ trong vòng trên hai chục năm trời.
Hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) do
Bonard (Pháp) và Phan Thanh Giản, Lâm Duy Tiếp (Việt Nam ) ký. Hòa ước gồm 12 điều khoản, trong
đó Việt Nam phải nhường đứt cho Pháp 3 tỉnh Nam Kỳ, đó là Biên Hòa, Gia Định và
Định Tường và phải để cho tàu của Pháp được tự do ra vào sông Mékong. Pháp trả
lại Việt Nam tỉnh Vĩnh Long nhưng phải để cho quân
Pháp ở lại cho đến khi dẹp yên được giặc giã hai tỉnh Định Tường và tỉnh Gia
Định.
Nhưng âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp không dừng tại đó. Vì những xáo trộn nội bộ cùng với sự vụng về của vua
quan triều Tự Đức, Pháp đã tìm cách tấn công Bắc Kỳ. Năm 1874, hòa ước năm Giáp
Tuất, Tự Đức thứ 27 được ký giữa Dupré (Pháp), Nguyễn Văn Tường và Lê Tuấn
(Việt), nhượng đứt 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.
Hòa ước năm Quí Mùi (1883) do De
Champeaux (Pháp), Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp (Việt) ký gồm 27 điều
khoản. Khoản thứ nhất nói rằng nước Nam nhận nước Pháp bảo hộ, có việc gì giao
thiệp với ngoại quốc thì phải do nước Pháp chủ trương. Khoản thứ hai: tỉnh Bình
Thuận thuộc về Nam Kỳ. Khoản ba: quân Pháp đóng giữ ở núi đèo Ngang và Thuận
An. Khoản sáu: từ tỉnh Khánh Hòa đến đèo Ngang thì thuộc triều đình. Đất Bắc Kỳ
kể từ đèo Ngang trở ra thì Pháp đặt công sứ. Tự Đức chết năm 1883, trị vì 36
năm. Hiệp Hòa lên thay, làm vua được 4 tháng thì bị giết. Triều đình do Nguyễn
Văn Tường và Tôn Thất Thuyết khống chế lập Kiến Phước lên thay. Pháp tiếp tục
đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ (Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang...).
Hòa ước Fournier cũng gọi là hòa
ước Thiên Tân 1884 ký kết giữa Fournier (Pháp) và Lý Hồng Chương (Tàu) về biên
giới Việt-Hoa. Bấy giờ tuy các tỉnh ở mạn trung châu đất Bắc Kỳ đều thuộc về
quan Pháp cai quản, nhưng quan Tàu còn đóng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Kay là
do lời cầu cứu của Tự Đức. Tự Đức đã sai Phạm Thận Duật sang Thiên Tân để cầu
cứu. Theo sử gia Trần Trọng Kim, chẳng qua là người mình hay có cái tính ỷ lại,
cho nên mới đi kêu cứu người ta, chứ không biết rằng người Tàu giữ nước không
xong còn đi cứu ai được. Tuy vậy, người Tàu không cứu được mình, mà lại còn
muốn nhân dịp sang lấy nước mình. Xem như thành Hà Nội thất thủ, tổng đốc Lưỡng
Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ tâu về vua nhà Thanh, đại lược nói rằng:
"Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy
hèn, không có thể tự. chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà
đóng giữ các tỉnh ở thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở
phía bắc sông Hồng Hà". Triều đình nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường
Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại sai quan bố chánh
Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng. Bởi vậy chính phủ Pháp muốn
dùng cách giao thiệp mà trang trải với Tàu để chính phủ Tàu nhận cuộc bảo hộ
của nước Pháp ở Việt Nam cho xong. Bấy giờ, hải quân trung tá
Pháp tên là Fournier quen một người Đức tên là Détring làm quan bên Tàu coi về
việc thương chánh ở Quảng Đông. Détring vốn thân với Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng
Chương. Một hôm Détring gặp Fournier nói chuyện việc hòa ước với Tàu rồi điện
về cho Lý Hồng Chương biết. Hai bên đều có ý muốn cho êm chuyện, và hòa ước
Fournier ra đời.
Hòa ước Patenôtre, tháng 5 năm Giáp
Thân (1884): Giao ước giữa Fourier (Pháp) và Lý Hồng Chương (Tàu) vừa ký xong thì trung tá
Fourier điện cho thống tuớng Millot ở Bắc Kỳ biết về hòa ước, quân Tàu ở Bắc Kỳ
phải rút về. Lúc bấy giờ công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre ở bên
Pháp sang, đi qua đến Sài-gòn, chính phủ ở Paris điện sang sai ông ấy ra Huế
sửa lại tờ hòa ước của ông Harmand đã ký ngày 23.07 năm Quí Mùi (1883).
Patenôtre và Rheinart ra Huế cùng
với triều đình thương nghị mấy ngày, rồi đến ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân là
ngày 6.06.1884, Patenôtre cùng với Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Tôn Thất
Phan ký tờ hòa ước mới. Tất cả có 19 khoản, đại để thì cũng như tờ hòa ước của
Harmand, chỉ đổi mấy khoản nói về tỉnh Bình Thuận và 3 tỉnh ở ngoài đèo Ngang
là Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa vẫn thuộc về Trung Kỳ.
Tờ hòa ước ký xong, Rheinart ở lại
làm Khâm sứ ở Huế, và Patenôtre hội các quan, đem cái ấn của Tàu phong cho vua
Việt Nam, thụt bễ nấu lên mà hủy đi, nghĩa là từ đó nước Nam thuộc về nước Pháp
bảo hộ, chứ không thần phục nước Tàu nữa.
Sử gia Trần Trọng Kim kết luận: Hòa
ước ký năm Giáp Thân là năm 1884, là hòa ước của triều đình Huế ký với nước Pháp
công nhận cuộc bảo hộ của Pháp và chia nước ra làm hai khu vực là Trung Kỳ và
Bắc Kỳ. Tuy hai kỳ cũng thuộc quyền bảo hộ của nước Pháp, nhưng mỗi kỳ có một
cách cai trị khác, về sau dần dần hòa ước năm 1884 cũng mất cả ý nghĩa, và thực
quyền về chính phủ bảo hộ cả. Triều đình ở Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi."
(VNSL, tập 2, trang 311-312).
3. Thời Cộng sản Hồ Chí Minh
Khác với hai thời Mạc và Nguyễn trước
đây, khi Việt Nam bị thế lực ngoại bang uy hiếp nên có sự nhượng đất, thời Cộng
sản Hồ Chí Minh thì sống trong êm ả và Việt Cộng lại tự nguyện. Hai sự kiện về
sự nhượng lãnh thổ lãnh hải đã xẩy ra như sau:
- Thứ nhất: nhường chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa (Paracels, Tàu gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Spratleys, Tàu gọi là Nam
Sa) cho Trung Cộng.
Quần đảo Hoàng Sa gồm 120 đảo san
hô lớn nhỏ ở trong Đông hải (tức biển Việt Nam ) cách Đà Nẵng khoảng 170 hải
lý. Quần đảo Trường Sa gồm khoảng 33 đảo lớn nhỏ, ở về phía nam và cách quần
đảo Hoàng Sa khoảng 350 hải lý và cách duyên hải tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa) khoảng
500 cây số.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam từ lâu rồi. Những sử liệu xưa nhất của
ta về hai quần đảo này như Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ của Đỗ Bá (tự là Đào
Phủ) biên soạn năm 1630 dựa trên những tài liệu của Hồng Đức bản đồ đời vua Lê
Thánh Tông (1460-1497) đã nói khá rõ về hai quần đảo ấy. Từ đó về sau, rất
nhiều tài liệu lịch sử cùng các văn kiện (Đại Nam thực lục chính biên, Khâm
định Đại Nam Hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Quốc Triều chính biên toát
yếu và nhất là chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã long trọng xác nhận chủ quyền
trên hai quần đảo này tại hội nghị quốc tế San Francisco năm 1951 mà không có
quốc gia nào phản đối cả) chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
này, không có gì tranh cãi. Từ năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có
nhiều công tác và quyết định quan trọng liên hệ tới hai vùng quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, Hải quân VNCH thường xuyên bám sát hai quần đảo này. Sắc Lệnh số
143/NV ngày 22.10.1956 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa)
và Sắc lệnh số 174 của Tổng Thống VNCH đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh
Quảng Nam.
Bất ngờ, ngày 4 tháng 9 năm 1958,
Trung Cộng ra tuyên bố về lãnh thổi, theo đó lãnh hải Trung Cộng là 12 hải lý
và bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn
Đồng liền gửi Công hàm cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện Trung Hoa thừa nhận
chủ quyền của Trung Cộng, nguyên văn như sau:
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi trân trọng báo tin để
đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước
Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc..
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có
trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi
quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi kính gửi Đồng chí Tổng lý
lời chào rất trân trọng
Hà nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
Phạm Văn Đồng
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Kính gửi:
Đồng chí Chu Ân Lai
Tổng lý Quốc vụ viện
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung
hoa tại Bắc Kinh
Năm 1974, hải quân Trung Cộng tấn chiếm
Hoàng Sa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu và chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa công khai phản đối hành động xâm lược của Trung Cộng trước dư luận
thế giới. Nhưng Hà Nội làm lơ, không một lời phản kháng mà còn tiếp đón phái
đoàn bóng bàn của Trung Cộng một cách nồng nhiệt tại Bắc Việt. Đã vậy, tập bản
đồ thế giới do Cục đo đạc và bản đồ thuộc phủ Thủ tướng Nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa (Cộng sản Bắc Việt) phát hành tháng 2 năm 1972 không nhận quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam .
- Thứ hai: Nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho
Trung Cộng.
Tháng 12 năm 1999, Việt Cộng và Trung
Cộng đã ký kết Hiệp ước về lãnh thổ (trên đất liền). Hiệp ước này đã được Quốc
Hội Việt Cộng phê chuẩn vào tháng 6 năm 2000. Đến 25 tháng 12 năm 2000, Chủ
tịch Nước Cộng sản Việt Nam là Trần đức Lương lại sang Trung cộng
trên danh nghĩa là viếng thăm thiện chí, nhưng thực ra là để ký Hiệp ước phân
định ranh giới Vịnh Bắc Việt. Ngày 27 tháng 12 năm 2001, hai bên Việt Cộng và
Trung Cộng đã làm lễ dựng cột. Chi tiết về hai bản Hiệp định này không hề được
Cộng sản Việt Nam thông báo cho quốc dân biết. Tuy nhiên
qua những tin tức người ta ghi nhận được thì về phía Việt Nam , toàn bộ diện tích đã thiệt mất đến
16.000 ngàn cây số vuông. Trước sự bất mãn của dân chúng cũng như trước áp lực
của dư luận cả trong lẫn ngoài nước, Cộng sản Hà Nội chỉ đưa ra những luận điệu
vu vơ nhằm chối quanh hành vi bán nước của mình.
4. Một vài nhận định:
Với ba việc nhượng đất trên đây ở vào ba
thời kỳ khác nhau (Mạc, Nguyễn, Hồ), chúng ta thấy được những gì?
- Thông thường việc cắt đất, nhượng
đất là do áp lực của ngoại bang. Mình yếu, không chống lại được thời phải
nhượng đất cho kẻ xâm lược. Trong ba trường hợp nói trên thời hai trường hợp
trước là do bị áp lực từ bên ngoài. Thời Mạc bị áp lực của Tàu ở phương Bắc.
Thời Nguyễn bị áp lực của Pháp ở phương Tây. Riêng thời Cộng sản Hồ Chí Minh,
không hề bị đe dọa, nhưng Cộng sản Việt Nam vì lý do thầm kín nào đó đã tự nguyện
dâng hiến đất, biển cho Trung Cộng.
- Nhượng đất nhiều nhất cho ngoại
bang là thời Tự Đức nhà Nguyễn: nhượng đứt 6 tỉnh Nam Kỳ (1883), nhượng đứt 3
thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng (1888). Bắc Kỳ và Trung Ky ` trở thành đất bảo hộ. Nói tắt, cả nước
Việt Nam bị phân ra làm ba kỳ, tuy danh nghĩa
khác nhau, nhưng thực chất là thuộc địa (nô lệ) cho thực dân Pháp. Nhượng nhiều
nhất nhưng hình như lại bị đả kích, phê bình ít nhất. Nhượng đất (đúng hơn là
trả đất) ít nhất cho Tàu là thời nhà Mạc, chỉ phải trả lại có 5 động là đất
phên dậu ở biên giới. Nhượng ít nhất nhưng lại bị sử thần phong kiến xuyên tạc
nhiều nhất.
- Ký kết Hiệp định biên giới là
chuyện lớn, nhưng Cộng sản Việt Nam lại không hề thông báo cho quốc dân
biết, hiển nhiên là hành động mờ ám. Vậy Việt Cộng nhượng đất, nhượng biển một
cách tự nguyện cho Trung Cộng nhằm mục đích gì? Phải chăng để nhờ Trung Cộng
bảo vệ địa vị lãnh đạo? Vì chủ nghĩa quốc tế vô sản? Để trả ơn Trung Cộng đã đánh
giùm trận Điện Biên Phủ? Hay để trả những món nợ súng đạn khổng lồ đã mua của
Trung Cộng thời chiến tranh xâm lăng miền Nam ?
Phạm Quang Trình (bài viết năm 2003)