Trung cộng - Cải tổ
quân đội làm gia tăng nguy cơ xung đột
Joseph A. Bosco (The Diplomat)
Phi công Trungcộng trên
chiến đấu cơ phản lực J-10 chuẩn bị bay biểu diễn tại một căn cứ không quân ở
Thái Lan ngày 24.11.2015Reuters
Kế hoạch cải tổ quân đội Trung cộng làm gia tăng nguy cơ xung đột với các
nước láng giềng và với Hoa Kỳ, nhất là vì các biện pháp cải tổ này trao thêm
quyền cho các chỉ huy cấp thấp hơn. Đó là nhận định của trang mạng The
Diplomat, trong một bài viết đăng ngày 10.12.2015. Tác giả bài viết là ông
Joseph A. Bosco, thuộc Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia Center for National
Interest ( Hoa Kỳ ) và là cộng sự viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế
và Chiến lược, CSIS.
Kế hoạch cải tổ sâu rộng quân đội Trung cộng đã được chủ tịch Tập Cận Bình
loan báo tại một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và
quân đội, kết thúc hôm 26.11.2015.
Trước hết, mục tiêu của cải tổ Quân đội Giải phóng Nhân dân là làm cho lực
lượng này hoạt động hiệu quả hơn và trong tư thế sẳn sàng tác chiến hơn, như
yêu cầu của Tập Cận Bình. Vào lúc mà Bắc Kinh có những hành động ngày càng cứng
rắn hơn nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên Biển Đông, tăng cường khả năng cho
quân đội sẽ càng thúc đẩy Trung cộng đi theo hướng này. Đây chính là điều đáng
lo ngại cho các nước láng giềng và Hoa Kỳ.
Thứ hai, kế hoạch trao thêm quyền cho các tư lệnh địa phương làm gia tăng
nguy cơ tái diễn những sự cố như vụ va chạm trên không giữa máy bay Mỹ và Trung
cộng vào năm 2001, hay các vụ đụng đầu nhau giữa các chiến hạm hai nước trên
Biển Đông.
Tác giả bài viết nhắc lại rằng, trong những sự cố kể trên, Bắc Kinh vẫn nói
rằng đó là hành động tự ý của cá nhân các hạm trưởng, các phi công hay các tư
lệnh địa phương, chứ không là lệnh của cấp cao hơn trong quân đội hay chỉ thị
của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Hoa.
Với việc mở rộng quyền cho các cấp chỉ huy thấp hơn, các vụ va chạm trên
không và trên biển sẽ diễn ra nhiều hơn và khi xảy ra những vụ đó, chính quyền
ở Bắc Kinh sẽ dễ dàng chối bỏ trách nhiệm, đổ thừa cho các cấp dưới.
Tác
giả bài viết, ông Joseph Bosco, cho rằng, trước thái độ phủi tay đó, chính
quyền Obama phải nói rõ với Bắc Kinh rằng, giới lãnh đạo Trung cộng hoàn toàn
có quyền tổ chức quân đội theo ý của họ, nhưng họ không thể chối bỏ trách nhiệm
kiểm soát và chỉ huy ở cấp quốc gia. Washington cần phải vận động quốc tế ủng
hộ lập trường đó, tức là quốc tế không thể chấp nhận cho Bắc Kinh thực hiện
chiến lược « trao quyền - chối bỏ ». Nếu không, sẽ không có tàu chiến, máy bay,
thương thuyền, tàu cá nào từ các nước khác dám đến gần các vùng biển mà Trung cộng
khẳng định chủ quyền hay các đảo nhân tạo, vì sợ đụng phải các phi công hạm
trưởng và tư lệnh địa phương của Trung cộng.
Khi các vụ đụng khó tránh khỏi đó xảy ra, Bắc Kinh nghĩ rằng Washington sẽ
có thái độ tự kềm chế để tránh leo thang quân sự, và như vậy là Trung cộng sẽ tiếp
tục thu lợi mà lại không bị lên án.
Chính vì vậy, theo tác giả bài viết Joseph Bosco, để tiếp tục duy trì sự
hiện diện của Mỹ nhằm bảo đảm ổn định khu vực, các chiến hạm hải quân Hoa Kỳ
cũng như các thương thuyền phải hành xử quyền tự do hàng hải trong phạm vi 12
hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung cộng đang xây dựng ở Biển Đông.
Ông Bosco cho rằng chuyến tuần tra của khu trục hạm USS Lassen vào khu vực
12 hải lý nói trên tháng 10 vừa qua đã chưa khẳng định rõ rằng đó là vùng biển
quốc tế chiếu theo luật quốc tế và theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Washington cần sửa chữa sai sót đó khi đối phó với nước cờ chiến lược mới của
Bắc Kinh thông qua việc cải tổ quân đội.
Thanh Phương