Diễn Hành Văn Hóa Việt ở Little Saigon
Vi Anh
Tin vui, niềm vui của người
Việt hải ngoại. Tết năm nay như thường lệ vẫn có diễn hành văn hoá Việt ở Little Saigon.
Nhưng năm nay về hình thức rất đặc biệt, qui mô và về nội dung nói lên tinh
thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng của người Việt Quốc gia trong lịch sử.
Tin từ Cộng Đồng Người Việt Quốc Nam Cali cho biết cuộc diễn hành sẽ diễn
ra vào ngày Thứ Bảy 13 tháng Hai (Dương lịch) là ngày Mùng 6 Tết Việt Nam, trên
đường Bolsa, từ Magnolia đến Bushard. Ban Tổ chức đã đóng 66.000 Đô la cho
thành phố Westminster trả thù lao ngoài giờ cho cảnh sát và cho nhân viên vệ
sinh. Kinh phí dự trù chung khoảng 100.000 Đô, số dự chi chưa gây quỹ đủ, bà
con cô bác hay đã đích thân, tận tay đến đóng góp, chỉ còn thiếu 10.000 nữa
thôi. Với tinh thần bà con của ít, lòng nhiều vì việc lớn, Kỹ sư Bùi Phát, Chủ
Tịch Cộng Đồng, Trưởng Ban Tổ chức tin sẽ không thiếu. Về đoàn thể tham dự, có
thế nói rất đông, đã trên 105 đoàn thể ghi danh rồi. Đặc biết nhứt là chủ đề
diễn hành văn hoá Tết năm nay. Năm rồi là “Xuân Đoàn Kết và Phát Triển” với
biểu tượng Hưng Đạo Vương một tướng lãnh Việt đại tài, một anh hùng dân tộc
Việt chiến thắng quân Nguyên Mông khét tiếng, vó câu dẫm nát Đông Âu và một
phần nước Nga. Năm nay chủ đề là “Xuân Vươn Lên” với quyết tâm tốc chiến tốc
thắng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh đuổi 20 vạn quân nhà Thanh ra khỏi
Miền Bắc VN.
Học giả Phạm Quỳnh nói, tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Nhưng ngôn ngữ tuy là một thành tố chánh nhưng cũng chỉ là một thành tố của nhiều thành tố cấu thành văn hoá thôi. Theo giáo sư xã hội học John J. Macionis, trong quyển “Society the Basics” đã tái bản sáu bảy lần rồi, một loại xã hội học nhập môn, sinh viên đại học Mỹ nào cũng phải học, thì văn hoá có một số yếu tố chánh: biểu tượng, ngôn ngữ, giá trị mà nhiều người đồng ý chấp nhận chung một ý nghĩa. Nếu ai làm ngược như đốt quốc kỳ là một trong những biểu tượng văn hoá thì hành động đó đa số lên án là phản văn hoá (counter cultural), là vô văn hoá. Chỉ có con người là sinh vật duy nhứt biết tạo ra văn hoá cho mình. Văn hoá là do thừa kế, chớ không do di truyền. Kiến, mối có tổ chức tinh vi; kiến thợ, kiến lính, kiến chúa hoạt động nhịp nhàng, qui củ, nhưng theo bản năng ngàn đời không thay đổi nên không có văn hoá.
Người Việt Nam nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng không sống được ở nước nhà VN đang bị kềm kẹp trong gọng kềm CS, đã di tản qua Mỹ cách nước nhà nửa vòng trái đất, vẫn đem VN, đem văn hoá Việt theo mình, cố gắng bảo tồn trong xã hội đa văn hoá, đa chủng tộc Mỹ.
Ở Little Saigon những năm gần đây đều có tổ chức những sinh hoạt về văn hoá VN trong những ngày trở thành truyền thống chánh trị như ngày Quốc Hận 30-4 và phong tục như Tết Nguyên Đán.
Nhiều năm vừa qua, cộng đồng và các đoàn thể Việt đều có tổ chức hay tham gia tổ chức diễn hành văn hoá trên đại lộ Bolsa con đường sầm uất nhứt của Little Saigon, một thành phố quen thuộc và thân thương của đồng bào người Việt hải ngoại nên gọi là thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại.
Hình thái văn hoá vật thể và tinh thần, con người, các đoàn thế, màu cờ sắc áo, ngôn ngữ VN, những nét chánh của lịch sử, phong tục VN của người Việt quốc gia có trên 4000 năm văn hiến một năm một lần được trình bày, nhắc nhở người lớn tuổi và gây hiểu biết cho đoàn hậu tấn.
Văn hoá như dòng chảy của cuộc sống VN, sống liên tục của tiền nhân để lại được người đi sau phát huy trong lòng dân tộc. CS cố gắng cào bằng mà cào không được. Trái lại dòng văn hoá người Việt Quốc gia cao hơn của CS nên san lấp văn hoá CS theo nguyên tắc bình thông nhau. Văn hoá quốc gia VN được lòng dân yêu thích, người dân nuôi nấng, nên tuy len lỏi nhưng đều đặn phổ biến trong môi trường khô cằn của CS, CS cấm mà không được. Tại vì đó là văn hoá, văn học, giáo dục, văn nghệ, âm nhạc thời VNCH gọi là nhân bản, dân tộc và khai phóng.Tại vì văn hoá ở Miền Bắc CS vì ngoại lai, mất gốc, đượm mùi Tàu rất nặng.
Bình tâm mà xét, phải khen vai trò bảo tồn và phát huy văn hoá của người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại chẳng những bảo vệ và phát huy văn hoá ở đất địa mình sống. Tuy cách xa nước nhà VN nửa vòng Trái Đất nhưng còn bằng cách này hay cách khác, công khai hay âm thầm đem nhựa sống về cho nền văn hoá VN trong nước. Nền văn hoá VN trong nước, trong hàng ngũ nhân dân chẳng những sống còn mà phát huy tuy không mạnh như ở hải ngoại nhưng ít nhứt vẫn sống còn được.
40 năm qua thế hệ thứ nhứt và một rưỡi đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để làm điều ấy. Số đầu sách xuất bản ở hải ngoại, tỷ lệ quá cao so với dân số người Việt hải ngoại. Vắt tim óc ra viết, để dành tiền ra in, bán thường không đủ vốn nhưng người Việt hải ngoại vẫn làm. Số tờ báo ở hải ngoại ra rất nhiều, người làm báo làm là vì muốn đem thông tin, nghị luận đầy đủ đến cho đồng bào khi truyền thông quốc tế không coi VN là tiêu điểm nữa -- hơn là làm để kiếm tiền. Dù khó khăn kinh tế vẫn cố gắng giữ truyền thống làng báo Việt, ra báo xuân. Phát thanh hải ngoại cũng thế đổ mồ hôi với quảng cáo để có đủ tiền trả tiền mướn phát sóng để giữ tiếng nói của người Việt Quốc gia hơn là nghề sống. Truyền hình cũng thế, vặt gấu vá vay để người Việt có tin, có hình đầy đủ hầu có nhận định đúng đắn bộ mặt thật của nhà cầm quyền CS. Các cá nhân và hội đoàn, công đồng đi năn nỉ hết chỗ này đến chỗ khác để có nơi bỏ thì giờ, kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và ba. Sau 38 năm định cư, cho đến bây giờ, chưa có một sắc tộc nào trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ, đầu tư thời giờ, tiền bạc và tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hoá như người Mỹ gốc Việt.
Và 40 năm qua, dù bi quan thế mấy, người ta cũng thấy người Việt hải ngoại đã thành công. Văn hoá VN, tiếng Việt không bị chìm trong Anh văn, Pháp văn, mà vươn lên bầu trời tự do, vào lòng người tự do, còn chuyến ánh sáng tư do, dân chủ vể nước nhà VN. Đài truyền hình trung ương Hà nội, VT4, đài địa phương Saigon, Thuần Việt, của CS Hà nội làm công tác “thông tin đối ngoại” cho CS Hà Nội, coi miển phí mà chẳng mấy ai người Việt hải ngoại găn dỉa để xem. Trái lại hết đài SBTN, đến VHN, rồi Hồn Việt của người Việt hải ngoại xem phải đóng lệ phí, mà số gia đình xem hàng theo DirecTV, rất cao.
Được như thế, thế hệ thứ nhứt và một rưỡi không thể không nhớ ơn di sản văn học, nghệ thuật mà VNCH đã đóng vai trò tiếp nối tiền nhân từ Hán, Nôm qua Quốc ngữ và truyền thừa cho người Việt hải ngoại.
Phần còn lại là lớp trẻ thế hệ thứ hai, thư ba. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhờ người đào giếng. Nếu không có ngày 30-4-75, dù du học đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ ở Mỹ muốn xin ở lại, định cư ở Mỹ, cũng không được. Nếu không có 30-4-75, nếu không có những người CS bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, bị trấn lột qua bao lần đổi tiền và đánh tư sản, không có những thuyền nhân dũng cảm và dứt khoác không sống với CS đã dùng thuyền nan vượt đại dương, thì đâu có nhưng bác sĩ, kỹ sư, dân biểu, nghị viên đang làm việc trong chánh quyền Mỹ bây giờ. Thế hệ cha anh của những người trẻ có học đó đã giữ văn hoá Việt, không để bị trốc gốc nơi quốc gia định cư mà còn vươn tay vun bồi cho nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng đang trong lòng người dân Việt ở nước nhà VN. Thế hệ cha anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng mà còn có thể bảo tồn và phát huy văn hoá Việt được, lẽ nào thế hệ trẻ được thừa hưởng bao nhiêu cơ hội tiến thân ở Mỹ lại không làm được như cha anh. Thế hệ cha anh đã hy sinh mạng sống, những ngày hoa niên của cuộc sống, hy sinh cho con cháu để đưa con cháu đến bến bờ tự do để có cơ hội vạn lần hơn so với người đồng trang lứa ở VN, và tạo nhiều kỳ tích văn hoá cho dân tộc Việt, lẽ nào lớp trẻ không biết ơn./.
Học giả Phạm Quỳnh nói, tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Nhưng ngôn ngữ tuy là một thành tố chánh nhưng cũng chỉ là một thành tố của nhiều thành tố cấu thành văn hoá thôi. Theo giáo sư xã hội học John J. Macionis, trong quyển “Society the Basics” đã tái bản sáu bảy lần rồi, một loại xã hội học nhập môn, sinh viên đại học Mỹ nào cũng phải học, thì văn hoá có một số yếu tố chánh: biểu tượng, ngôn ngữ, giá trị mà nhiều người đồng ý chấp nhận chung một ý nghĩa. Nếu ai làm ngược như đốt quốc kỳ là một trong những biểu tượng văn hoá thì hành động đó đa số lên án là phản văn hoá (counter cultural), là vô văn hoá. Chỉ có con người là sinh vật duy nhứt biết tạo ra văn hoá cho mình. Văn hoá là do thừa kế, chớ không do di truyền. Kiến, mối có tổ chức tinh vi; kiến thợ, kiến lính, kiến chúa hoạt động nhịp nhàng, qui củ, nhưng theo bản năng ngàn đời không thay đổi nên không có văn hoá.
Người Việt Nam nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng không sống được ở nước nhà VN đang bị kềm kẹp trong gọng kềm CS, đã di tản qua Mỹ cách nước nhà nửa vòng trái đất, vẫn đem VN, đem văn hoá Việt theo mình, cố gắng bảo tồn trong xã hội đa văn hoá, đa chủng tộc Mỹ.
Ở Little Saigon những năm gần đây đều có tổ chức những sinh hoạt về văn hoá VN trong những ngày trở thành truyền thống chánh trị như ngày Quốc Hận 30-4 và phong tục như Tết Nguyên Đán.
Nhiều năm vừa qua, cộng đồng và các đoàn thể Việt đều có tổ chức hay tham gia tổ chức diễn hành văn hoá trên đại lộ Bolsa con đường sầm uất nhứt của Little Saigon, một thành phố quen thuộc và thân thương của đồng bào người Việt hải ngoại nên gọi là thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại.
Hình thái văn hoá vật thể và tinh thần, con người, các đoàn thế, màu cờ sắc áo, ngôn ngữ VN, những nét chánh của lịch sử, phong tục VN của người Việt quốc gia có trên 4000 năm văn hiến một năm một lần được trình bày, nhắc nhở người lớn tuổi và gây hiểu biết cho đoàn hậu tấn.
Văn hoá như dòng chảy của cuộc sống VN, sống liên tục của tiền nhân để lại được người đi sau phát huy trong lòng dân tộc. CS cố gắng cào bằng mà cào không được. Trái lại dòng văn hoá người Việt Quốc gia cao hơn của CS nên san lấp văn hoá CS theo nguyên tắc bình thông nhau. Văn hoá quốc gia VN được lòng dân yêu thích, người dân nuôi nấng, nên tuy len lỏi nhưng đều đặn phổ biến trong môi trường khô cằn của CS, CS cấm mà không được. Tại vì đó là văn hoá, văn học, giáo dục, văn nghệ, âm nhạc thời VNCH gọi là nhân bản, dân tộc và khai phóng.Tại vì văn hoá ở Miền Bắc CS vì ngoại lai, mất gốc, đượm mùi Tàu rất nặng.
Bình tâm mà xét, phải khen vai trò bảo tồn và phát huy văn hoá của người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại chẳng những bảo vệ và phát huy văn hoá ở đất địa mình sống. Tuy cách xa nước nhà VN nửa vòng Trái Đất nhưng còn bằng cách này hay cách khác, công khai hay âm thầm đem nhựa sống về cho nền văn hoá VN trong nước. Nền văn hoá VN trong nước, trong hàng ngũ nhân dân chẳng những sống còn mà phát huy tuy không mạnh như ở hải ngoại nhưng ít nhứt vẫn sống còn được.
40 năm qua thế hệ thứ nhứt và một rưỡi đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để làm điều ấy. Số đầu sách xuất bản ở hải ngoại, tỷ lệ quá cao so với dân số người Việt hải ngoại. Vắt tim óc ra viết, để dành tiền ra in, bán thường không đủ vốn nhưng người Việt hải ngoại vẫn làm. Số tờ báo ở hải ngoại ra rất nhiều, người làm báo làm là vì muốn đem thông tin, nghị luận đầy đủ đến cho đồng bào khi truyền thông quốc tế không coi VN là tiêu điểm nữa -- hơn là làm để kiếm tiền. Dù khó khăn kinh tế vẫn cố gắng giữ truyền thống làng báo Việt, ra báo xuân. Phát thanh hải ngoại cũng thế đổ mồ hôi với quảng cáo để có đủ tiền trả tiền mướn phát sóng để giữ tiếng nói của người Việt Quốc gia hơn là nghề sống. Truyền hình cũng thế, vặt gấu vá vay để người Việt có tin, có hình đầy đủ hầu có nhận định đúng đắn bộ mặt thật của nhà cầm quyền CS. Các cá nhân và hội đoàn, công đồng đi năn nỉ hết chỗ này đến chỗ khác để có nơi bỏ thì giờ, kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và ba. Sau 38 năm định cư, cho đến bây giờ, chưa có một sắc tộc nào trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ, đầu tư thời giờ, tiền bạc và tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hoá như người Mỹ gốc Việt.
Và 40 năm qua, dù bi quan thế mấy, người ta cũng thấy người Việt hải ngoại đã thành công. Văn hoá VN, tiếng Việt không bị chìm trong Anh văn, Pháp văn, mà vươn lên bầu trời tự do, vào lòng người tự do, còn chuyến ánh sáng tư do, dân chủ vể nước nhà VN. Đài truyền hình trung ương Hà nội, VT4, đài địa phương Saigon, Thuần Việt, của CS Hà nội làm công tác “thông tin đối ngoại” cho CS Hà Nội, coi miển phí mà chẳng mấy ai người Việt hải ngoại găn dỉa để xem. Trái lại hết đài SBTN, đến VHN, rồi Hồn Việt của người Việt hải ngoại xem phải đóng lệ phí, mà số gia đình xem hàng theo DirecTV, rất cao.
Được như thế, thế hệ thứ nhứt và một rưỡi không thể không nhớ ơn di sản văn học, nghệ thuật mà VNCH đã đóng vai trò tiếp nối tiền nhân từ Hán, Nôm qua Quốc ngữ và truyền thừa cho người Việt hải ngoại.
Phần còn lại là lớp trẻ thế hệ thứ hai, thư ba. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhờ người đào giếng. Nếu không có ngày 30-4-75, dù du học đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ ở Mỹ muốn xin ở lại, định cư ở Mỹ, cũng không được. Nếu không có 30-4-75, nếu không có những người CS bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, bị trấn lột qua bao lần đổi tiền và đánh tư sản, không có những thuyền nhân dũng cảm và dứt khoác không sống với CS đã dùng thuyền nan vượt đại dương, thì đâu có nhưng bác sĩ, kỹ sư, dân biểu, nghị viên đang làm việc trong chánh quyền Mỹ bây giờ. Thế hệ cha anh của những người trẻ có học đó đã giữ văn hoá Việt, không để bị trốc gốc nơi quốc gia định cư mà còn vươn tay vun bồi cho nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng đang trong lòng người dân Việt ở nước nhà VN. Thế hệ cha anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng mà còn có thể bảo tồn và phát huy văn hoá Việt được, lẽ nào thế hệ trẻ được thừa hưởng bao nhiêu cơ hội tiến thân ở Mỹ lại không làm được như cha anh. Thế hệ cha anh đã hy sinh mạng sống, những ngày hoa niên của cuộc sống, hy sinh cho con cháu để đưa con cháu đến bến bờ tự do để có cơ hội vạn lần hơn so với người đồng trang lứa ở VN, và tạo nhiều kỳ tích văn hoá cho dân tộc Việt, lẽ nào lớp trẻ không biết ơn./.
Vi Anh