SAIGON -- Nhiều nhà hoạt động dân chủ VN cho biết sẽ ra ứng cử đại biểu,
theo tin của VOA.
Trong khi đó, nhà báo Đoan Trang viết bài công bố ý định tranh cử và mời gọi những người dân chủ hãy cùng ứng cử, vì theo lời chị: “Hãy tranh cử, bởi vì một sự thực này: TA KHÔNG THỂ BỎ MẶC THẾ GIỚI NÀY CHO NHỮNG KẺ MÀ TA KHINH BỈ.”
Bản tin VOA ghi rằng tính cho đến ngày hôm 9/2/2016, đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Hiện tượng đặc biệt mới xuất hiện này nhận được khá nhiều sự ủng hộ trên mạng xã hội, dù không mấy người đánh giá cao về mức độ thành công của các ứng viên ngoài đảng Cộng sản tự ứng cử.
Trong khi đó, nhà báo Đoan Trang viết bài công bố ý định tranh cử và mời gọi những người dân chủ hãy cùng ứng cử, vì theo lời chị: “Hãy tranh cử, bởi vì một sự thực này: TA KHÔNG THỂ BỎ MẶC THẾ GIỚI NÀY CHO NHỮNG KẺ MÀ TA KHINH BỈ.”
Bản tin VOA ghi rằng tính cho đến ngày hôm 9/2/2016, đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Hiện tượng đặc biệt mới xuất hiện này nhận được khá nhiều sự ủng hộ trên mạng xã hội, dù không mấy người đánh giá cao về mức độ thành công của các ứng viên ngoài đảng Cộng sản tự ứng cử.
Bản tin VOA ghi rằng tính cho đến ngày hôm 9/2/2016, đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Hiện tượng đặc biệt mới xuất hiện này nhận được khá nhiều sự ủng hộ trên mạng xã hội, dù không mấy người đánh giá cao về mức độ thành công của các ứng viên ngoài đảng Cộng sản tự ứng cử.
Bản tin VOA ghi rằng việc tự ra ứng cử, theo TS. Nguyễn Quang A, là để người dân thức tỉnh về các quyền chính trị cơ bản của mình và biến nó thành hiện thực, thay vì chỉ là quyền hão như từ trước tới nay.
Chỉ chưa đầy một tuần sau khi TS. Nguyễn Quang A loan báo quyết định tự ứng cứ, có gần 10 cá nhân độc lập cũng tuyên bố tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội sắp tới như nhà văn Phạm Thành, blogger Nguyễn Tường Thụy, kỹ sư Hoàng Cường, blogger Đặng Bích Phượng…
Bản tin cũng nói rằng Luật sư Lê Văn Luân, người gần đây bị côn đồ hành hung ở Chương Mỹ, Hà Nội, sau khi đứng ra nhận trợ giúp pháp lý trong vụ án một thiếu niên chết trong thời gian bị giam giữ, cũng đang cân nhắc về quyết định tự ra ứng cử mà anh nói là nghe hơi viễn vông.
Phải trả giá đắt? Bản tin VOA ghi rằng hầu hết những cá nhân đứng ra tự ứng cử đều ý thức được những hậu quả có thể xảy đến, mà trước tiên theo họ, là vòng đấu tố, tức hội nghị cử tri. Bà Đặng Bích Phượng chia sẻ trên trang mạng cá nhân:
“…tự ứng cử, trước hết là hứng chịu sự gièm pha của dư luận, sau là nếu người ta cho mình lọt vào vòng đầu, là qua tổ dân phố, kiểu gì người ta cũng bố trí quần chúng tự phát đứng ra đấu tố. Thế nên tự ứng cử, thực ra là một hành động rất dũng cảm.”
Bà Phượng không giấu diếm cảm giác sợ hãi khi một số người quen đề nghị bà ra tự ứng cử, vì theo bà, khen người khác dũng cảm thì dễ, chứ bảo mình tự ra ứng cử đi, thì nhà em…chỉ muốn lặn thật sâu.
Nhưng cuối cùng, những người tự ứng cử cho biết họ vẫn sẽ làm những việc họ mà phải làm.
Trong khi đó, nhà báo Đoan Trang viết về ý định tranh cử, trích:
“...Chính trị của Đảng là thứ chính trị ưu tiên sự xảo trá, giảo quyệt… nôm na là lưu manh.
Chính trị của Đảng là thượng đội hạ đạp, là nịnh trên nạt dưới.
Chính trị của Đảng là phá rất giỏi, nhưng xây thì tồi tệ, be bét. Bất kỳ cái gì có chữ “phá”, người cộng sản đều làm tốt cả: phá tư sản, phá kinh tế, phá rừng phá núi, phá cầu phá đường, phá đình phá chùa, phá làng phá xóm, phá thương hiệu, phá uy tín, đương nhiên là cả “phá án” luôn, trong đó có phần “phá phản động”.
Vì chính trị của Đảng như thế, nên cũng có phần sự thực là, nếu là người lương thiện, chẳng mấy ai muốn dây vào nó.
Nhưng cũng chính vì thế, những người tài, người tốt cứ để Đảng phè phỡn trong quyền lực, muốn làm gì thì làm, muốn ra chính sách gì thì ra, muốn phá gì thì phá, cứ thoải mái ghìm chặt đất nước, không cho phát triển suốt hàng chục năm nay.
* * *
Cuộc bầu cử Quốc hội 2016 lần này, đứng trên mặt Đảng mà xét, sẽ chẳng có thay đổi gì, vì cơ chế là do Đảng đề ra, luật là do Đảng đề ra, nhân sự, quần chúng cũng là do Đảng chỉ định, thuê mướn để diễn trò.
Nhưng về phía những người tiến bộ, mong muốn đất nước thay đổi, thì có một cái khác:
Đây là dịp (duy nhất
trong vòng 5 năm tới) để chúng ta tham
gia vào nền chính trị của Đảng, không phải để hy vọng sẽ thay thế được Đảng, mà
đơn giản là để lột trần cái màn kịch dân chủ của Đảng.
Chúng ta hãy tranh cử vào Quốc hội – cho đến nay vẫn đã và đang luôn luôn là của Đảng Cộng sản Việt Nam với 95% đại biểu là đảng viên cộng sản. Hãy tranh cử để thay đổi tỷ lệ này dù ít dù nhiều.
Hãy tranh cử để ít nhất là làm cho Đảng phải mệt sức, tốn tiền đối phó. (Tiền thì tất nhiên cũng là của ngân sách nhà nước thôi, chứ Đảng ngoài lừa và cướp ra thì có bao giờ gây được quỹ. Nhưng, ngân sách hay nguồn lực nào mà chẳng có hạn).
Hãy tranh cử, bởi vì một sự thực này: TA KHÔNG THỂ BỎ MẶC THẾ GIỚI NÀY CHO NHỮNG KẺ MÀ TA KHINH BỈ.
Phạm Đoan Trang – một ứng viên tự do.”
Chúng ta hãy tranh cử vào Quốc hội – cho đến nay vẫn đã và đang luôn luôn là của Đảng Cộng sản Việt Nam với 95% đại biểu là đảng viên cộng sản. Hãy tranh cử để thay đổi tỷ lệ này dù ít dù nhiều.
Hãy tranh cử để ít nhất là làm cho Đảng phải mệt sức, tốn tiền đối phó. (Tiền thì tất nhiên cũng là của ngân sách nhà nước thôi, chứ Đảng ngoài lừa và cướp ra thì có bao giờ gây được quỹ. Nhưng, ngân sách hay nguồn lực nào mà chẳng có hạn).
Hãy tranh cử, bởi vì một sự thực này: TA KHÔNG THỂ BỎ MẶC THẾ GIỚI NÀY CHO NHỮNG KẺ MÀ TA KHINH BỈ.
Phạm Đoan Trang – một ứng viên tự do.”