Cả nước xuống đường:
Tường thuật biểu tình
bảo vệ môi trường
lần 3, 15/5/2016
Bất chấp đàn
áp, người dân cả nước tiếp tục kêu gọi xuống đường lần 3 nhằm phản đối các hành
vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gây áp lực buộc CSVN phải minh bạch về
nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Các cuộc biểu tình dự kiến sẽ
được bắt đầu vào sáng chủ nhật, ngày 15/5/2016 tại nhiều tỉnh thành trên khắp
cả nước.
Riêng tại Sài Gòn, nhằm hạn chế
những nguy cơ bị đàn áp mạng tay, các nhóm khởi xướng đã kêu gọi thực hiện các
cuộc biểu tình tại nhiều địa điểm và thời gian khác nhau.
Cụ thể, các cuộc biểu tình dự
kiến sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng tại khu vực công viên Quách Thị Trang, 15
giờ chiều tại phố đi bộ Nguyễn Huệ - trước trụ sở UBND thành phố, 17 giờ chiều
tại khu phố Tây thuộc ngã tư Bùi Viện – Đề Thám…
Danlambao sẽ cập nhật cùng các
bạn đọc diễn tiến của các cuộc xuống đường bảo vệ môi trường kỳ này.
Nghệ An: Hàng ngàn giáo dân xuống đường phản đối ô nhiễm
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ
An) đã bất ngờ xuống đường tuần hành phản đối nạn ô nhiễm biển.
Tường thuật biểu tình bảo vệ môi trường
lần 3, 15/5/2016
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã bất ngờ xuống đường tuần hành phản đối nạn ô nhiễm biển.
Cuộc biểu tình đã bắt đầu bùng nổ sớm tại Nghệ An. Ảnh: Facebook Hồ Huy Khang
|
Dưới sự dẫn dắt của các linh mục Nguyễn Đình Thục và Trần Đình Tề, bà con mang theo nhiều biểu ngữ đã cùng tuần hành đến trước trụ sở cơ quan công quyền nhằm yêu cầu minh bạch vụ cá chết.
Toạ kháng bên tỉnh lộ 53. Ảnh: Facebook Hằng Lê Mỹ
|
Cùng thời điểm, hàng chục bạn trẻ thuộc giáo xứ Vĩnh Hoà (Yên Thành, Nghệ An) cũng đã biểu tình toạ kháng bên tỉnh lộ 53 nhằm bày tỏ thái độ trước thảm hoạ ô nhiễm môi trường tại miền Trung.
Đây là một hành động thiết thực hưởng ứng bức thư chung của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, trong đó có đoạn:
“Chúng ta không thể nào dửng dưng trước thảm họa ô nhiễm môi trường đang phá hủy không những vùng biển Miền Trung mà còn gây thảm họa lâu dài cho cả dân tộc”
“Thực hiện quyền công dân được hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hoà quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thẩm hoạ và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý”
Hàng ngàn giáo dân xuống đường ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Ảnh: Facebook Paul Trần Minh
Nhật
|
Huế đáp lời: Cá cần nước sạch – Nước cần minh bạch
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình, sáng ngày 15/5/2016, người dân đất cố đô Huế cũng đã đáp lời “Cá cần nước sạch – Nước cần minh bạch” bằng một phong cách đầy mộng mơ và kiều diễm.
Ảnh: Facebook Trung Nam Trần
|
Vũng Tàu biểu tình trước biển
Lúc 8:30 sáng, tại khu vực Bãi Sau (Vũng Tàu), hàng chục người đã tiến hành biểu tình ôn hoà ngay trên bãi biển với các thông điệp bảo vệ môi trường.
Rất đông CA đã xuất hiện và theo sát đoàn biểu tình, nhưng chưa có hành động quá mức nào xảy ra.
Lúc 8:30 sáng, tại khu vực Bãi Sau (Vũng Tàu), hàng chục người đã tiến hành biểu tình ôn hoà ngay trên bãi biển với các thông điệp bảo vệ môi trường.
Rất đông CA đã xuất hiện và theo sát đoàn biểu tình, nhưng chưa có hành động quá mức nào xảy ra.
Ảnh: Facebook Hoàng Huy Vũ
|
Sài Gòn: Tiếp tục đàn áp, bắt bớ
Thanh niên xung phong trang bị áo giáp để đàn áp
biểu tình. Ảnh: CTV Danlambao
|
Lực lượng thanh niên xung phong dày đặc. Ảnh: Facebook Anh Mai Phuong
|
Theo ghi nhận từ CTV Danlambao, trước ngày biểu tình, nhà cầm quyền CSVN đã huy động nhiều xe tù cùng hàng rào kẽm gai dày đặc để chuẩn bị đàn áp người biểu tình.
Xe tù và hàng rào kẽm gai tại Sài Gòn. Ảnh: CTV
Danlambao
|
Sáng 15/5/2016, các lực lượng đàn áp được huy động tràn ngập tại khu vực trung tâm thành phố. Các ngã tư, giao lộ tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, công viên Quách Thị Trang… đều có chốt chặn, an ninh thường phục trà trộn khắp nơi.
CA chốt chặn khắp nơi. Ảnh: CTV Danlambao
|
Lúc 9:30’, nguồn tin gửi đến Danlambao cho biết có ít nhất 20 người – đa số đều là các bạn trẻ - đã bị CA bắt tại khu vực công viên 23/9. Tất cả bị áp giải lên một chiếc xe đưa đi đâu không rõ.
Một nhóm 3 người đi bộ trên đường Phạm Hồng Thái, góc Khách sạn New World bị bắt đưa về công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Ngay công viên Quách Thị Trang, một cô gái người nước
ngoài giương cao biểu ngữ "Save Sea - Save Fish" cũng bị bắt đưa đi
đâu chưa rõ.
11:15 tại Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, anh Võ Chí Đại Dương (Đà Lạt) và Facebooker Long Trần bị bắt đưa đi đâu chưa rõ.
Tại Hà Nội,
từ nhiều ngày trước, lực lượng công an an ninh ở các tỉnh thành đã lập chốt
giám sát khắp mọi nơi và luôn sách nhiễu người dân, mục đích là ngăn cản người
dân xuống đường bày tỏ chính kiến của mình về việc công ty Formosa thải chất
độc gây ô nhiễm môi trường.
Lê Anh Hùng đã bị canh giữ chặt
chẽ từ hai ngày nay. Trên facebook cá
nhân anh chia sẻ: “...tôi lại bị giám sát chặt chẽ từ ngày hôm
kia và nhà tôi lại bị phong toả, với đủ mọi thành phần: an ninh thành phố (Cục
A67), an ninh quận, công an phường, dân phòng và cả... tổ dân phố. Chừng đó đủ
cho thấy "quyết tâm" của Hán tặc Hoàng Trung Hải và bè lũ Hán nô
trong việc ngăn chặn tôi.”
Anh đã bày tỏ bức xúc: “Đả đảo Hán tặc Hoàng Trung Hải, "chia sẻ" Formosa Hà
Tĩnh!!!
Đả đảo bè lũ Việt Gian bán nước!"
Anh Mai Dũng cùng nhà báo Phạm
Thành cũng bị bắt lúc 19h ngày 14/5 khi đang biểu tình ôn hoà với dòng chữ
"Bảo Vệ Môi Trường là bảo vệ Đất Nước" trên khu
vực phố cổ. Anh được thả vào lúc 2:30 sáng ngày 15/5/2016, nhà báo Phạm Thành
được thả trước đó 2 giờ.
Nghệ Sĩ Kim Chi cũng bị tước đoạt
quyền đi lại. "Sáng nay lúc 8 giờ 5 phút khi chúng tôi
mở của ra để đi xuống đường theo lời hẹn cùng bè bạn thì đã bị hàng chục người
vây lấy. Một phụ nữ tầm tuổi tôi giọng ngọt ngào: "Chị ơi, chị lớn tuổi
rồi, xin chị nghe em ở nhà nghỉ ngơi? Em thương chị lắm..."
Tôi quá khó chịu: "Tôi cần quái gì
tình thương của chị dành cho tôi. Tôi cần chị thương dân, thương nước
kia..."
Cô trẻ tuổi: "Mọi người quí bác, muốn
điều tốt cho bác. Bác vào nhà nghỉ ngơi, ta cùng nói chuyện."
Tôi điên tiết: "Tôi không mời các
người vào nhà tôi"
Ông xã tôi rất giận: "Không dài dòng
nữa. Đi thôi em"
Lại thêm mấy người nũa từ đầu ngách tiến
vào, mặt mũi lạnh lùng dễ ghét. Họ xúm lại ấn tôi vào cổng.
Sức tôi yếu. Làm sao chống đỡ được sự cản
ngăn của hàng chục người,???
Vậy là họ đã tước quyền đi lại của
tôi.
Một chế độ chà đạp lên quyền làm người thì
dân còn sống sao đây?
Tôi đành tọa kháng tại nhà chớ còn biết
làm gì? Mong bạn bè thứ lỗi cho sự vắng mặt của tôi trong buổi tuần hành. Chúc
mọi người chiến thắng ác quỉ."
Anh Lương Dân Lý trên đường đi từ
nhà chị Thúy Nga đến Hà Nội. Khi đến gần trường Đại Học Hà Hoa Tiên, thì bị tên
đại úy công an an ninh phòng 88, công an tỉnh Hà Nam đạp ông đang khi xe đang
giao thông trên đường. Theo chị Trần Thị Nga thì: “Chính tên Công này đã nhiều lần đánh đập cướp tài sản của mẹ con
tôi. Hắn cũng là kẻ cướp điện thoại và hành hạ thể xác và tinh thần anh Trương
Minh Tam phóng viên đến Vũng Áng đưa tin vụ Biển ô nhiễm gây thảm họa cá chết
hàng loạt”.
Mặc dù bị lực lượng Công an - an ninh
ngăn chặn không cho ra khỏi nhà, nhưng người dân Hà Nội vẫn không khuất phục,
họ đã quyết định tọa kháng tại nhà để bày tỏ chính kiến của mình.
Chị Nguyễn Thúy Hạnh chia sẻ trên
Facebook cá nhân: “Chúng tôi, hầu hết là phụ nữ, đã bị bủa vây
bởi 3 chốt trong và ngoài suốt đêm qua, không thể đi qua nổi.
Nay, Chúng tôi tuyên bố toạ kháng tại chỗ
vì môi trường và quyền con người!!!
Chúng tôi cần môi trường sạch, chính quyền
sạch!
Trả lại biển sạch và quyền làm người cho
dân!
Ai đã đầu độc biển miền Trung???
Yêu cầu chính phủ minh bạch thông tin
nguyên nhân cá chết."
Các ngả đường vào bờ hồ, nhà hát
lớn và đài phun nước đều bị công an phong tỏa nghiêm ngặt.
Nhóm các bạn trẻ đeo khẩu trang
cá, mặc trang phục có hình cá bị bắt lên xe bus đưa đi đâu chưa rõ.
NO-U FC đồng hành cùng cả nước.
"Cá cần biển sạch - Dân cần minh bạch"
Tại Ứng Hoè - Ninh Giang - Hải Dương,
một số bà con dân oan
cũng toạ kháng tại nhà vì bị nhà cầm quyền CSVN tước mất quyền đi lại.
Tất cả bà con yêu cầu chính phủ
phải công khai minh bạch về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền
Trung.
Tại cầu Chương Dương Hà Nội. Ảnh Facebook Phạm Thanh Sơn
Ca khúc “Trả lại cho dân” ngạo nghễ vang lên
trong cuộc biểu tình tại Nghệ An
Sáng ngày 15/5/2016,
hàng trăm bạn trẻ đã tập trung tại tỉnh lộ 53, đoạn đi qua Quỳnh Lưu – Nghệ an
để biểu tình ôn hoà bảo vệ môi trường, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải minh
bạch về nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.
Giữa vòng vây CA dày
đặc, lời bài hát “Trả lại cho dân” đã được vang lên đầy ngạo nghễ.
Video: Facebook Dũng
Phi Hổ
(Tin danlambaovn.blogspot.com)