09.10.2016

Giành giật tiền tài lẫn nhau trong giới chóp bu ĐCSVN - Nguyễn Trọng Dân

“Tài lực của Trung Cộng đổ vào Việt Nam ồn ào trước mắt nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ mới thật sự là người tài trợ chủ yếu về kinh phí chủ yếu cho mọi hoạt động của ĐCSVN…

TBT Trọng càng ráng dồn ép bọn Quang, Thăng bao nhiêu thì trụ sở đảng tại Hà Nội lại càng dễ giống như trụ sở đảng ở Yên Bái bấy nhiêu…”

Giành giật tiền tài lẫn nhau trong giới chóp bu ĐCSVN

Nguyễn Trọng Dân  
   Nguồn hình: Dân Làm Báo

Quyền lợi tiền tài là một trong những nguyên nhân chính khiến mọi xung đột bên trong nội bộ ĐCSVN đã gay gắt lại còn gay gắt hơn. Các khoản thu nhập của các ủy viên TƯ đảng và đàn em thuộc cấp không còn ở mức vài ngàn hay vài trăm ngàn đô la Mỹ nữa mà đã vượt qua cả triệu đô mỗi năm. Mức thu nhập cả triệu đô la của một ủy viên TƯ đảng có phần trăm vượt trội hay lép vế so với các ủy viên khác hoàn toàn tùy thuộc vây cánh của mình đang thắng thế hay thất thế ở TƯ.

Uy quyền của một ủy viên TƯ đảng trở nên ngày một bao trùm hay bị thu hẹp đối với các ủy viên khác trong nội bộ TƯ đảng hoàn toàn nhờ vào khả năng thâu tóm và ban phát quyền lợi tiền tài về cho vây cánh. 
Do đó, sự tranh dành đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSVN để có thêm quyền lợi tiền tài không phải là không có lý do chiến lược đằng sau. Vì vậy, phân tích nội tình đấu đá chính trị bên trọng nội bộ ĐCSVN mà bỏ qua chiến lược tranh dành quyền lợi tiền tài đang xảy ra giữa các vây cánh trong đảng thì lại là một sự phân tích rất khập khiễng.

I. Cuộc chiến giành giật Viettel:

Lần đầu tiên, giám đốc của một tập đoàn kinh tế nằm trong danh sách các Ủy viên Quân ủy TƯ khóa 2015 - 2020. Đó là thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, tổng giám đốc tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, một tập đoàn chuyên kinh doanh về điện thoại di động, thẻ điện thoại, vệ tinh truyền hình cũng như các dịch vụ ngân hàng thông qua hệ thống ngân hàng quân đội (MB) dưới quyền điều khiển của tập đoàn này. Như vậy là thiếu tướng Hùng không còn chịu sự quản lý trực tiếp của bộ trưởng QP như trước nữa mà chỉ nhận mệnh lệnh của TBT Trọng từ đây về sau. Nói một cách khác, quyền lợi bảy tỷ Mỹ kim có được từ tập đoàn này sẽ không còn được chia chác theo quyết định của bộ trưởng QP nữa mà trong đó, bộ trưởng QP thường được phần lớn nhất. Sự chia chác quyền lợi tiền tài của Viettel từ đây về sau sẽ theo quyết định của TBT Trọng. Đặc quyền đặc lợi của bộ trưởng QP đối với quyền lợi tiền tài từ tập đoàn kinh tế này đã bị bị bãi bỏ hoàn toàn.

Trong suốt mười năm làm thủ tướng, vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng nắm hầu hết mọi tập đoàn kinh tế quốc doanh để chia chác mà chỉ có mỗi tập đoàn Viettel là Dũng để cho bộ QP tự tung tự tác ăn chia như là món quà Dũng tặng cho bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh nếu Thanh chịu nghe theo lời Dũng. Về sau này, tướng Thanh lại đi theo TBT Trọng mà phản Dũng. “Trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”, TBT Trọng nắm trọn vẹn lợi ích của tập đoàn này trong tay không ai có thể phản kháng nổi nữa sau khi cả tướng Thanh lẫn thủ tướng Dũng đều ngã ngựa sau ĐH đảng lần thứ 12. 

Phùng Quang Thanh sau bao lần bỏ phiếu tín nhiệm trước ĐH đảng lần thứ 12 điều có số phiếu tín nhiệm rất cao nên Thanh ỷ y muốn đè thủ tướng Dũng để có thêm quyền hành; cũng như Thanh muốn nhắm đến chức chủ tịch nước. Thanh bèn liên kết với TBT Trọng làm chỗ dựa. Để cảnh cáo Thanh, tay chân của thủ tướng Dũng là tướng CA về hưu Nguyễn Văn Hưởng và bộ trưởng bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân tung hàng loạt các tin tồi tệ về việc gia đình tướng Thanh muốn độc chiếm vùng đất vàng gần phi trường Tân Sơn Nhất trên các trang báo do bộ Giáo Dục quản lý. Vùng đất vàng này là đất thuộc bộ QP quản lý, thay vì dùng vào việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất nhằm canh tân, biến phi trường này thành phi trường hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á; đem đến tự hào và có lợi cho quốc gia, thì hai cha con Phùng Quang lại tham lam quá đáng nên đâm lú, đem vùng đất này đầu tư cho xây sân goft rất xa hoa hoành tráng ngay cạnh phi trường nhìn hết sức kỳ khôi không giống con giáp nào cả! Phe thủ tướng Dũng thúc đẩy vụ việc ầm ỹ ra đến công luận và Quốc Hội bù nhìn của đảng vào tháng Năm năm 2015 khiến Phùng Quang Thanh bí lối quá phải trả lời ngang bướng rất ngu ngốc là nếu đất để trống, không đầu tư “thì nhà nước lại phải tốn thêm ngân quỹ để cắt cỏ”! 

Tệ hại nhất là tướng Thanh với bản chất dốt nát cố hữu, lại đi đôi co với bộ trưởng QP Hoa Kỳ là Carter ngay trước báo chí rất mất lịch sự làm ông Carter căm giận vô cùng nên thủ tướng Dũng phát hoảng phải ra tay dạy cho Thanh bài học để lấy lòng ông chủ Mỹ của mình; bằng cách tuột sạch hết binh quyền của Thanh một cách công khai không cần thông qua quyết định của bộ Chính Trị, giam Thanh tại trụ sở bộ. Hàng loạt các tướng lãnh thuộc cấp cũng thấy Thanh tham lam quá đáng nên hùa theo tướng Tỵ và thủ tướng Dũng giam lỏng Thanh buộc TC II phải nhờ Trung Cộng can thiệp. Cả bộ QP làm loạn nên dù Thanh có thoát nạn chết thì cũng không cách gì còn binh quyền được nữa. Thế là quyền lợi tiền tài từ tập đoàn Viettel tuột khỏi tay gia đình Thanh và nay sẽ được chia chác theo quyết định của TBT Trọng mà không ai còn đủ sức để phản kháng. Đó là lý do tại sao một giám đốc tập đoàn kinh tế như thiếu tướng Hùng lại có thể đứng trong danh sách UVQUTƯ trong khóa này. 

Ngoài ra, đây cũng là một bằng chứng cụ thể cho các ủy viên TƯ đảng biết rõ TC II nằm hoàn toàn trong tay của TBT Trọng vì Viettel dù sao cũng là bàn tay nối dài của TC II. Trong thời đại khoa học về thông tin bùng phát, TC II cần một tổ chức như Viettel cho các hoạt động của mình như để nghe trộm, theo dõi hoặc để thu thập tin tức trao đổi qua vệ tinh từ kinh tế đến chính trị và QP từ mọi nơi, từ mọi quốc gia, từ mọi cộng đồng, vân vân. Đó là chưa kể nhu cầu về tài trợ cũng như giao dịch tài chánh của TC II trong quá trình hoạt động. Tập đoàn Viettel có hệ thống Ngân hàng Quân đội (MB) với số ngân quỹ tài khoản nổi được cho là khoảng 79 triệu Mỹ kim, tuy nhiên, con số thật sự có thể lớn hơn. MB đầu tư trên mọi lãnh vực và là nguồn tài chánh khổng lồ để dung dưỡng lòng tham của các tướng lãnh bộ QP bấy lâu nay. Thông qua MB, TC II có thể vừa chuyển tiền ra ngoại quốc cho các tướng lãnh êm thắm, vừa có thể dùng để chi trả các hoạt động tình báo cần thiết cũng như kinh tài cho bộ QP.

Do đó, TC II của tướng Vịnh muốn có toàn quyền điều khiển Viettel từ lâu và âm thầm tìm đủ cách thoát ra khỏi ban tay tham lam của gia đình Phùng Quang Thanh nhưng không biết làm cách nào cho đến khi tìm ra cơ hội khi nhìn thấy mối bất hòa của thủ tướng Dũng và Tướng Thanh gia tăng. TC II vội vàng lập kế cùng với TBT Trọng khuyến khích Thanh chống phá Dũng tối đa cũng như hỗ trợ Thanh cản trở nỗ lực hợp tác quốc phòng của Việt Nam với Mỹ khiến thủ tướng Dũng và tướng Tỵ bực tức dẫn đến việc giam Thanh ở trụ sở bộ QP để rồi từ đó, Thanh bị tuột hết binh quyền.

TBT Trọng cùng với TC II đã mượn tay thủ tướng Dũng và tướng Tỵ bứng quyền uy của Thanh ra khỏi Viettel một cách không công quá khôn khéo! Cả tướng Tỵ lẫn thủ tướng Dũng đều rơi vào bẫy của tướng Vịnh và TBT Trọng. TC II từ nay, thông qua sự đồng ý của TBT Trọng, sẽ toàn quyền định đoạt Viettel, một tập đoàn kinh tế tình báo có doanh thu gần bảy tỷ Mỹ kim.

Về phần thủ tướng Dũng, cố vấn an ninh Nguyễn Văn Hưởng của mình chỉ là phường giấy mã ngoài đồng, có tài bắt gà, hay bắt người dân hiền lành phản kháng lại chế độ vì bị dồn ép quá bất công thì được chứ thua xa về đầu óc mưu kế tranh dành cướp giật so với tướng Vịnh. Nguyễn Văn Hưởng đã để hớ không nhìn ra kế của Vịnh khiến ông chủ của mình là thủ tướng Dũng đi làm không công cho TBT Trọng, thua một keo ở Viettel quá đau! Đúng ra, Hưởng phải khuyên thủ tướng Dũng tiếp tục nhịn nhục để tướng Thanh ngu ngốc bố láo ngày một nhiều hơn nữa đối với mình, đối với Hoa Kỳ với cớ là không đủ sức bứng Phùng Quang Thanh do có TBT Trọng chống lưng khiến Hoa Kỳ chịu không nổi nữa giở toàn lực tự ra tay diệt luôn Thanh và Vịnh giùm cho Dũng. Thủ tướng Dũng vì nóng lòng muốn lấy điểm trước ông chủ Mỹ mà đâm ra thua trí tướng Nguyễn Chí Vịnh và TBT Trọng. Hơn nữa, thầy trò Nguyễn Tấn Dũng ỷ mạnh hống hách quen thói bấy lâu chưa từng biết nhịn nhục là gì nên mới bị tướng Vịnh lẫn TBT Trọng xỏ mũi đau điếng đến như vậy!

II. Cuộc chiến giành giật PetroVietNam (PVN):

Nắm được bộ QP trong tay sau khi hất văng cả Thanh lẫn Tỵ ra khỏi bộ QP và đề chính ủy Lịch làm bộ trưởng, tiếp quản tập đoàn Viettel thành công, TBT Trọng và TC II không thể nào không dòm ngó và phải tìm đủ cách thâu tóm tập đoàn kinh tế đe dọa trực tiếp đến quyền uy của TBT Trọng, đó là tập đoàn dầu khí PVN. Đây là một tập đoàn kinh tế chuyên về khai thác dầu hỏa, khí đốt, năng lượng với doanh thu khổng lồ lên đến 37 tỷ Mỹ kim, tức là gấp năm lần doanh thu của Viettel & chiếm 10% GDP của Việt Nam

Tập đoàn PVN là sức mạnh tiền tài và là sức mạnh chính trị chủ yếu của vây cánh thân Mỹ và Tây Phương, hay còn gọi là vây cánh “Đổi Mới” xuất phát từ thời Kiệt - Khải và chuyển qua tay thủ tướng Dũng về sau này. Xin được lưu ý là Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, tiến đến tự do mậu dịch với Việt Nam hoàn toàn nhờ rất nhiều vào sức hậu thuẫn vận động của giới chủ nhân dầu hỏa ở xứ sở này. Vào năm 1994, Tổng Giám đốc Tư pháp của hãng lọc dầu Chevron là Lisa Barry đã gởi lá thư gây áp lực cho Hạ Viện Hoa Kỳ thúc đẩy, vận động hiệp ước tự do mậu dịch với Việt Nam được thông qua. Trong thư có đoạn như sau: “Chevron là một công ty đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chúng tôi hiện diện tại Việt Nam ngay sau khi cấm vận được bãi bỏ vào năm 1994 và tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình khi có cơ hội đầu tư. Chúng tôi hết lòng vận động và ủng hộ bước tiến cuối cùng của quá trình bình thường hóa: tiếp tục duy trì nghị quyết HR 5602-PNTR, quy chế tự do mậu dịch với Việt Nam.”

Kinh tế của Việt Nam đầu thập niên 1990 khởi sắc thoát khỏi đói nghèo thê thảm do chính sách Quá Độ ngu xuẩn của bè lũ cuồng sản Lê Duẩn để lại, hoàn toàn là nhờ vào sự hậu thuẫn từ chính trị đến tài chánh của giới tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ, thường được gọi lóng là giới "bảy chị em." Không có sự vận động và đầu tư ồ ạt của giới "bảy chị em" vào Việt Nam vào giai đoạn này, ĐCSVN sẽ hoàn toàn bị kiệt quệ và tê liệt, nhất là sau khi Liên Xô cắt viện trợ và rồi sụp đổ vào năm 1991. 

Do đó, tập đoàn dầu khí PVN là cửa ngõ từ phía Việt Nam để tư bản Hoa Kỳ ồ ạt lao vào đầu tư phục hưng kinh tế cho Việt Nam. Hơn nữa, CSVN cũng cần phải nhờ giới "bảy chị em" mở rộng thăm dò khai thác để có thể bán dầu chứ nếu không, CSVN không còn kinh phí mà hoạt động vì Liên Xô sụp đổ. 

Cán Kiệt không cách gì có thể lên làm thủ tướng nếu không có giới "bảy chị em" chống lưng tối đa về mặt tài chánh. Vây cánh bên trong ĐCSVN thân Hoa Kỳ có thể lên làm thủ tướng ba đời liên tục từ Kiệt đến Dũng, là hoàn toàn nhờ thanh thế tài chánh đầu tư của giới tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ đứng đàng sau hậu thuẩn. Chính tư bản của giới dầu hỏa Hoa Kỳ cứu vãn đảng khỏi bị tê liệt buổi ban đầu. "Dũng đi rồi Dũng lại về" là điều chắc chắn nếu tập đoàn PVN liên hệ chặt chẽ với quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn còn nằm trong tay của vây cánh Nguyễn Tấn Dũng. 

TBT Trọng cậy cục mãi mới mượn được hai trăm triệu Mỹ kim từ Tập Cận Bình để lo lót mua chuộc các ủy viên TƯ đảng trong kỳ ĐH đảng lần thứ 12 nhằm truất phế Dũng nhưng với 37 tỷ Mỹ kim doanh thu từ PVN có trong tay, ông Dũng dù có ra đi nhưng vẫn làm các ủy viên ngồi lại TƯ kiếm cách nịnh hót để có thêm tài lộc. Hơn nữa, về mặt tiền tài, ngồi ở ghế TBT mà tập đoàn PVN béo bở với 10 % GDP vẫn được tiếp tục chia chác bởi vây cánh đàn em của Dũng thì làm sao TBT Trọng đủ mạnh về tài lực để mua chuộc sai khiến các ủy viên TƯ đảng ở đường dài? 

Ngoài ra, xin được lưu ý là ngân quỹ cho việc tân trang vũ khí hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam sẽ hầu hết đến từ lợi nhuận dầu hỏa. Điều này lại càng làm cho phe TBT Trọng cần phải liều chết thanh toán đàn em của Dũng tại PVN vì uy quyền của TBT Trọng làm sao mà đứng vững nếu quân đội vẫn còn lệ thuộc vào sự cung ứng tài chánh của vây cánh phe cựu thủ tướng Dũng?!

Giá dầu hỏa trên thị trường thế giới vào thời Obama làm tổng thống dù giảm sút hẳn so với trước đó nhưng vẫn không hề chôn vùi vai trò chủ lực đầu tàu của ngành dầu hỏa đối với nền kinh tế èo uột của Việt Nam. Mọi ngân khoản viện trợ hàng trăm tỷ Mỹ kim từ tiền thuế của người dân Mỹ vào Việt Nam thông qua Ngân Hàng Thế Giới (WB) với hơn 327 công trình đều không ít thì nhiều xoay quanh trợ giúp cho ngành dầu hỏa của Hoa Kỳ tại Việt Nam, từ xây dựng kho bãi, phi trường, đường xá, các trạm tải điện, các trạm xử lý nước ngọt, giáo dục, đào tạo, vân vân… Thậm chí, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ sau này tại cảng Cam Ranh cũng không ngoài mục đích bảo vệ những đầu tư về dầu hỏa của giới tư bản Hoa Kỳ vào Việt Nam. Không phải vô cớ mà thủ tướng Dũng thà là chịu mang tiếng thua trí trước TBT Trọng chứ dứt khoát phải lấy lòng ông chủ Mỹ trong vụ bứng tướng Thanh khiến TBT Trọng hưởng không Viettel. 

Tài lực của Trung Cộng đổ vào Việt Nam ồn ào trước mắt nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ mới thật sự là người tài trợ chủ yếu về kinh phí chủ yếu cho mọi hoạt động của ĐCSVN. Chỉ cần nhìn vào số tiền của một vài dự án trong vô số dự án của WB đổ ồ ạt vào Việt Nam từ năm 2012 trở đi, mọi người không khỏi chóng mặt:

1. Chương trình canh tân các trạm dẫn điện: 500 triệu đô la.

2. Chương trình canh tân xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, lọc nước tại Sài Gòn: 450 triệu đô la.

3. Chương trình năng lượng sạch và cải tiến công suất các nhà máy điện nhưng lại giảm ô nhiễm: 448 triệu đô la.

4. Chương trình an cư và an toàn cho các đê đập tại Việt Nam: 415 triệu đô la.

5. Chương trình đào tạo cán bộ cách thức quản trị kinh tế sao cho năng động 1 và 2: 500 triệu đô la.

6. Chương trình xây dựng đường xá cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: 228 triệu đô la.

7. Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng: 202 triệu đô la.

8. Chương trình phát triển thành phố Cần Thơ và ngoại ô: 250 triệu đô la.

9. Chương trình xây dựng cầu đường từ thanh thị về nông thôn: 385 triệu đô la.

Tất cả các dự án tài trợ của WB mà Việt Nam có được như 9 dự án thí dụ ở trên với số vốn trợ cấp khổng lồ đều là quyền lợi ngầm mà nước Mỹ hậu đãi cho Việt Nam do mở cửa chấp nhận tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ vào đầu tư. Nếu tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ không được phép vào Việt Nam khai thác thì đừng hòng chính phủ Hoa Kỳ bật đèn xanh cho sự tài trợ này. Diễn giải chi ly như thế để thấy PVN không đơn thuần là một tập đoàn kinh tế mà gần như là một tổ chức giúp Hoa Kỳ xoay chuyển hậu trường chính trị tại Việt Nam sao cho thuận lợi cho giới tư bản Hoa Kỳ, mà trong đó, tư bản dầu hỏa là chủ yếu.

TBT Trọng đụng đến PVN là đụng một cách trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam mà vây cánh Nguyễn Tấn Dũng chỉ là tay chân đại diện mà thôi. Nếu Hoa Kỳ tin vây cánh TBT Trọng mà hất đàn em của Dũng thì đàn em của Dũng mới bị văng. Còn như Hoa Kỳ chống lại việc thanh trừng vây cánh ông Dũng thì việc TBT Trọng đập PVN chỉ như là tự tay đào hố chôn sự nghiệp chính trị của mình mà thôi. 

Cho nên, mọi người dễ dàng nhìn thấy sách lược mà TC II và TBT Trọng tung ra để khống chế PVN là một sách lược đi đường vòng để giảm thiểu rủi ro. Có nghĩa là vây cánh của TBT Trọng và TC II của tướng Vịnh không tấn công trực tiếp PVN mà tấn công các cựu công chức của PVN rồi từ từ dùng cớ điều tra vụ án tiến hành thanh tra sổ sách tập đoàn kinh tế này trong quá khứ để từ đó tạo áp lực mạnh khống chế hay loại trừ những ai trong PVN vẫn còn trung thành với vây cánh của cựu thủ tướng Dũng. Kế hoạch tiến đánh từ từ này xem ra có hiệu quả nếu như không bị Trịnh Xuân Thanh phản pháo cảnh giác vây cánh cùng phe, nêu đích danh TBT Trọng ra mà chỉ trích sau khi đào thoát. 

Cựu tướng CA Nguyễn Văn Hưởng có lẻ vẫn còn căm tức bị tướng Vịnh xỏ mủi trong vụ đấu đá tướng Thanh không công khiến Viettel bị rơi tọt vào tay TC II nên việc Trịnh Xuân Thanh sau khi trốn thoát thành công tố cáo đích danh TBT Trọng bất tài tham nhũng ầm ĩ tới tấp trên mạng cũng khiến cơn giận của tướng Hưởng vơi đi được phần nào. Thế nhưng điều này lại làm các nhà phân tích tình hình tại Việt Nam thấy rõ thế lực chính trị trong đảng bu xung quanh tập đoàn kinh tế PVN thật sự coi quyền uy của TBT Trọng không ra cái gì cả; và vì vậy cuộc tranh giành quyền kiểm soát của PVN lại càng thêm gây cấn.

III. Đinh La Thăng đối đầu TC II:

TBT Trọng bực tức vì vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát thành công khỏi bàn tay của mình rồi lại lôi đích danh mình ra mà ném đá trên mạng nên cho bắt thêm vài cựu viên chức trẻ tép riu của PVN như Vũ Đức Thuận, Trương Quốc Dũng chẳng hạn cho hả giận, cũng như hòng mong các viên chức này khai tên bí thư thành ủy Sài Gòn là cán Đinh La Thăng, nguyên tổng giám đốc PVN từ năm 2006 đến 2011, tức là những năm huy hoàng nhất của PVN khi giá dầu thô ùn ùn tăng vọt khiến PVN có điều kiện đem đến hàng tỷ Mỹ kim về cho ngân sách, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh. 

Đinh La Thăng là một nhân vật rất đặc biệt mà TBT Trọng và TC II cần phải thanh toán hay loại trừ. 

Trước hết, do nắm PVN vào những năm hoàng kim khi giá dầu tăng vọt, Thăng có thể cung cấp cho đảng ngân quỹ dồi dào để cáng đáng chi tiêu tốn kém của bên quân đội. Ngân sách của bộ QP tăng hay giảm hoàn toàn nhờ vào khả năng xuất khẩu dầu hỏa của PVN. Từ đó, Đinh La Thăng vô tình dính líu can dự đến hầu hết đến mọi vụ mua bán vũ khí về cho quân đội, kể cả vụ mua hỏa tiển của Ấn gần đây. Đương nhiên, Ấn Độ hào phóng ứng trước 500 triệu cho Việt Nam không phải là vì Ấn sài sang mà đây là phần trao đổi để Ấn có được sự hậu thuẫn các lô khai thác dầu béo bở từ PVN. Vào tháng 11 năm 2013, PVN đã trao ra năm lô dầu béo bở để cho Ấn lựa dẫn đến việc Ấn ứng trước 500 triệu đô tiền mua hỏa tiển vào năm nay. Thăng tuy không còn làm ở PVN kể từ năm 2011 nhưng ảnh hưởng của Thăng sau sáu năm hoàng kim ở PVN còn rất rõ ràng. Dự tính mua vũ khí Ấn đã có trước đó cũng như mời gọi Ấn vào khai thác dầu hỏa dưới sự đồng ý của Hoa Kỳ của PVN đã có trước đó, vào thời Thăng còn làm tổng giám đốc. 

Cho nên không ít thì nhiều, cũng giống như thủ tướng Dũng, Thăng có có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và rất giàu có. Mối liên hệ sâu rộng giữa Thăng và giới tư bản dầu hỏa của Hoa Kỳ hay của đồng minh Hoa Kỳ là một điều dĩ nhiên vì Thăng làm tổng giám đốc PVN đến sáu năm. Do đó, Thăng có tiếng nói về mặt đối ngoại rất mạnh dù trong âm thầm. Đây là điều mà tướng Vịnh không chấp nhận nổi vì Thăng sẽ là cái gai gây cản trở đường lối đối ngoại ngã về Bắc Kinh của TBT Trọng và TC II.

Thăng đương nhiên là giàu có nứt vách như thủ tướng Dũng vì thời Thăng làm tổng giám đốc PVN là vào giai đoạn giá dầu hỏa tăng vùn vụt khiến PVN tiền bạc dồi dào vô số kể, thu chi thất thoát thoải mái chẳng ai để ý miễn là PVN tiếp tục đem về cho đảng mỗi năm cả chục tỷ Mỹ kim để chi tiêu chia chác giữa các ủy viên ở TƯ. Nếu Trịnh Xuân Thanh, một giám đốc con con thuộc tập đoàn PVN có thể nuốt gọn ba ngàn tỷ đồng thì với cương vị tổng giám đốc tập đoàn PVN như Thăng, Thăng bỏ túi bao nhiêu mà chẳng được, miễn mọi ủy viên TƯ đều được chia chác và công quỹ thuế má đều được bội thu do giá dầu tăng. Do đó, cũng giống như thủ tướng Dũng, Thăng cũng có nhiều kết nối vây cánh rộng rãi ở TƯ do có tiền tài dồi dào khiến ý đồ khống chế PVN và loại Thăng của TBT Trọng càng thêm khó khăn.

Trong lúc TBT Trọng dồn hết sức để lo bứng thủ tướng Dũng ra khỏi bộ chính trị ở kỳ đại hội đảng lần thứ 12, Thăng dễ dàng dùng tiền của thuyết phục các ủy viên TƯ đồng ý đuổi Võ Văn Thưởng nghèo kiết xác so với Thăng ra khỏi thành ủy Sài Gòn để tự mình nhảy vào làm bí thư. Chức bí thư Sài Gòn vô cùng quan trọng vì thành phố này cán đáng hơn nửa ngân sách của chính phủ. TBT Trọng không đủ sức đưa người của mình vào mà phải để cho Đinh La Thăng độc chiếm để đổi lại phiếu bầu của vây cánh Đinh La Thăng trong việc truất phế Dũng. 

Thành phố Sài Gòn này là cái ổ của vây cánh "Đổi Mới" đã từng làm cuộc chỉnh lý loại bỏ bè đảng Lê Duẩn lên nắm lấy quyền hành vào năm 1986. Sau đó, biết bao nhiêu bí thư từ Sài Gòn đã từng có thể leo lên giữ chức thủ tướng hay TBT đến chủ tịch nước trong suốt ba mươi năm qua. Thăng về Sài Gòn khiến TC II thấy rõ tham vọng của Thăng đang nhắm vào một trong ba chức vị trên. Thăng mà đạt được vị thế của ba chức vụ trên thì tâm huyết của TBT Trọng và TC II bỏ ra bấy lâu để kiểm soát lại đảng, lôi kéo đảng thoát khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ để có thể nhích lại gần với Trung Cộng hơn đâm ra lại trôi sông hết! Cho nên, không diệt hay loại trừ Thăng thì hậu quả sẽ không sáng sủa mấy đối với vây cánh TBT Trọng về sau này. 

Khác với bí thư Phạm Duy Cường ở Yên bái, TC II không thể nào cho người đến bắn Đinh La Thăng vì bí thư Cường không có ai ở TƯ để phản pháo cả. Thăng thì ngược lại, tàn dư của vây cánh cựu TBT Nông Đức Mạnh ở TƯ đều theo Thăng. Thăng không phải là đàn em của thủ tướng Dũng lúc ban đầu mà vốn là đàn em của cựu TBT Nông Đức Mạnh. Trong quá trình mở rộng và thâu tóm quyền lực, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thu gộp hết đàn em của Nông Đức Mạnh lẫn Lê Khả Phiêu vào trong vây cánh mình, trong đó có Thăng. Quan trọng nhất là Thăng có mối liên hệ rất đậm đà với vây cánh phe CA của Trần Đại Quang, kể cả trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công An hiện nay ở Sài Gòn. Thời Thăng còn làm bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải, Dương Chí Dũng thuộc vây cánh CA Hải Phòng cũng được Thăng dung dưỡng chiều chuộng. Cho nên, sát thủ của TC II có một thì dân chém mướn từ bộ CA cho Thăng có đến hai nên TBT Trọng lẫn Vịnh của TC II không thể nào dám bứt dây động rừng, cho người bắn Thăng như bắn bí thư Cường ở Yên Bái một cách dễ dàng được.

Muốn triệt Thăng thì phải có lý lẽ chính đáng khiến Nông Đức Mạnh phải im lặng, và Trần Đại Quang hết cách cứu thì mới được. Do đó, Trịnh Xuân Thanh trở thành cái móc câu của TC II để móc cổ Thăng. Nhưng bí thư tỉnh Hậu Giang tỉnh bơ đứng ra đỡ đòn giùm cho Trịnh Xuân Thanh, nhắm mắt làm ngơ để Trịnh Xuân Thanh xuất ngoại, lôi cổ TBT Trọng ra mà chửi ầm ỹ trên mạng, rồi giám đốc CA Sài Gòn cho người móc súng đứng sẵn chờ bảo vệ Thăng, còn muốn mời Thăng ra ngoài Hà Nội họp để bắt cho dễ thì có Trần Đại Quang ngay đó khiến TC II của tướng Vịnh còn làm được gì?

Cho nên muốn triệt Thăng và vây cánh của PVN sân sau của gia đình Nguyễn Tấn Dũng để có thêm thanh thế khi giao thiệp với Hoa Kỳ, TBT Trọng phải đem hai anh em nhà Trần Đại Quang ra treo cổ trước thì mới được. Tuy nhiên, nếu TC II của TBT Trọng thật sự đủ mạnh thì đã treo cổ Quang từ lâu rồi, không cần lập kế đi đường vòng từ Trịnh Xuân Thanh đến Đinh La Thăng để rồi mới có thể đến Trần Đại Quang. Nguyên cục trưởng cục Hàng Hải Việt Nam là Dương Chí Dũng khai đích danh tên của Quang trước tòa trong việc hối lộ bộ CA để nhờ bộ CA che chở mình mà Quang nay vẫn ngồi chễm chệ ở cương vị chủ tịch nước thì xem chừng bộ CA coi họng súng của TC II cũng chẳng có ra gì cả! 

IV. Kết:

Mười ba tập đoàn kinh tế quốc doanh tại Việt Nam đều có sai phạm hối lộ, tham nhũng và thất thoát công quỹ nặng nề như nhau hết, từ tập đoàn điện lực EVN đến tập đoàn dầu khí PVN hay cả Viettel. Tập đoàn nào bị lôi ra đánh là do có sự thanh toán phe phái. Phe phái nào bị đánh thì tập đoàn của phe phái đó bị lôi ra tố cao tham nhũng hay bị điều tra. 

TBT Trọng và TC II phải đánh PVN để giảm bớt ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ lên ĐCSVN nhằm lấy điểm đối với Bắc Kinh; cũng như để có thêm tài lực nuôi dưỡng đàn em vây cánh của mình. Rõ ràng PVN là bàn tay nối dài của chính phủ và giới tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ lên nền chính trị của Việt Nam. 

Trọng nay tuổi đã già, có thâm cho lắm thì sức bơi cũng chẳng được bao lâu. Các thế lực sâu mọt trong đảng như Trần Đại Quang hay Đinh La Thăng mà vây cánh sâu mọt của TBT Trọng lo đối phó lại thừa tiền thừa súng nên TBT Trọng càng ráng dồn ép bọn Quang, Thăng bao nhiêu thì trụ sở đảng tại Hà Nội lại càng dễ giống như trụ sở đảng ở Yên Bái bấy nhiêu, tức là máu me tùm lum. Chỉ khác ở chỗ là sát thủ bóp cò tại trụ sở đảng ở Hà Nội lại không phải là người của TC II theo Trọng như ở Yên Bái mà thôi! Phải chăng đến giờ phút này, TBT Trọng vẫn còn cố hy vọng TC II của tướng Vịnh có nhiều súng hơn hai anh em Trần Đại Quang?