Hoa Kỳ và Vũ Khí Hạt Nhân
Donald Trump kêu gọi mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân Hoa
Kỳ
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 22/12 kêu gọi
Mỹ mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân, một tín hiệu cho thấy ông có thể sẽ ủng hộ
tiêu tốn cho công việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân đang lỗi thời của Mỹ.
Không rõ điều gì khiến ông đưa ra lời kêu gọi này,
nhưng trước đó trong cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu rằng
Moscow cần ‘tăng cường khả năng quân sự
của các lực lượng hạt nhân chiến lược.’
Trong một dòng tin trên Twitter, ông Trump nói: “Mỹ
phải mạnh mẽ tăng cường và mở rộng khả năng hạt nhân của mình.”
Trong thập niên tới, các tàu ngầm phi đạn đạn đạo, máy
bay ném bom, phi đạn phóng từ mặt đất của Mỹ dự kiến sẽ hết thời hạn sử dụng
hiệu quả. Duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân này ước tính mất khoảng 1
ngàn tỷ đô la trong 30 năm, theo các con số ước tính độc lập.
Mỹ là một trong năm quốc gia vũ khí hạt nhân được phép
duy trì kho hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Các nước
khác gồm Nga, Anh, Pháp, và Trung cộng.
VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ
nước cờ mới của Donald Trump
nước cờ mới của Donald Trump
Hữu
Nguyên
Một lần nữa, thế giới lo
ngại, Chiến Tranh Lạnh sẽ tái diễn, khi tổng thống vừa đắc cử Donald Trump,
tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn MSMBC, hôm Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016: Hoa
Kỳ hãy sẵn sàng cho cuộc chạy đua võ trang!
Lời tuyên bố của ông, một lần nữa khẳng định quan điểm,
được ông diễn tả trên Twitter vào hôm trước, Thứ Năm, 22 tháng 12: “Hoa Kỳ phải tăng cường nhiều hơn nữa số lượng và khả năng của vũ khí
nguyên tử, cho đến khi nào, mỗi khi nghĩ tới vũ khí nguyên tử, thế giới phải
nghĩ tới sức mạnh nguyên tử của Hoa Kỳ” (The United States must greatly strengthen and expand its
nuclear capability until such time as the world comes to its senses regarding
nukes).
Ngạc nhiên và đáng lo ngại hơn, cùng ngày, tổng thống
Vladimir Putin cũng tuyên bố, nước Nga cần gia tăng sức mạnh vũ khí nguyên tử.
Trần an dư luận, trong những lần trả lời phỏng vấn
trên truyền hình vào ngày Thứ Sáu, Sean Spicer, phát ngôn viên của Donald
Trump, đã nói: “Chắc chắn Mỹ sẽ không chạy đua võ
trang vũ khí nguyên tử, nếu Nga và Trung Cộng có thiện chí”. Ông
nhấn mạnh: Tuyên bố như vậy, Trump chỉ muốn cho các quốc gia hiểu rõ, Hoa Kỳ sẽ
không thể ngồi yên, để các nước khác thi nhau chế tạo vũ khí nguyên tử. Một khi
hiểu được như vậy, các nước sẽ biết hành xử khôn ngoan để tất cả đều có lợi.
Nhiều người cho rằng, những lời tuyên bố của Donald
Trump chỉ là bốc đồng, hù doạ, giật gân, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Sự
thực, không hẳn vậy.
Thương trường là chiến trường. Là một thương gia
thành công với hơn nửa thế kỷ kinh nghiệm, chắc chắn Donald Trump hiểu khi nào
hù doạ và khi nào hăm doạ. Hù doạ – chỉ nói mà không làm. Hăm doạ – nói mà
không nghe là phải làm. Khi hăm doạ, phải sẵn sàng có đầy đủ 3 yếu tố: Một, sức
mạnh thực hiện lời hăm doạ; hai, lòng quyết tâm sử dụng sức mạnh đó; ba, phải
cho kẻ thù hiểu rõ yếu tố 1 và 2. Khi đó, lời hăm doạ sẽ có sức mạnh và đạt được
mục tiêu mà ít khi tốn công sức. Vì vậy, lời tuyên bố, “Hoa Kỳ cần tăng cường sức mạnh vũ khí nguyên
tử”, chắc chắn phải là sự hăm doạ. Không những thế, nó còn báo hiệu một
sự răn đe, một quyết tâm, trong sứ mạng MAKE AMERICAN GREAT AGAIN của
Donald Trump.
Tại sao có thể nói như vậy?
Nhìn vào cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử của thế giới
trong thời gian gần đây, nhiều người lo ngại khi thấy, Hoa Kỳ mất quá nhiều thì
giờ và công sức, đi thương lượng với Trung Cộng để ngăn chặn không cho Bắc Hàn
tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử. Trong khi đó, chính Trung Cộng tiếp tay Bắc
Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử, để một mặt Trung Cộng tạo sức mạnh nguyên tử cho
quốc gia Bắc Hàn chư hầu, đe doạ Nam Hàn, Nhật Bản và ngay cả Hoa Kỳ; mặt khác
tạo vị thế quan trọng cho Trung Cộng tại LHQ, cũng như với Mỹ trên phương diện
chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao…
Phải chăng, vì hiểu rõ âm mưu thâm độc của Trung Cộng,
đồng thời hiểu rõ, thế quân bình sức mạnh nguyên tử tại vùng Đông Á, sẽ ngăn chặn
nguy cơ chiến tranh (Nuclear Deterrence Theory of War), nên Donald Trump tin rằng,
đã đến lúc phải để Nam Hàn và Nhật Bản thủ đắc vũ khí nguyên tử ?
Trong chương trình Fox News Sunday, ngày 3 tháng 4,
2016, khi được Chris Wallace hỏi, “Ông muốn
một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử tại vịnh Cao Ly?” (You want to have a nuclear arms race on the Korean
peninsula?), Donald Trump xác nhận: “Trên nhiều phương diện, thế giới đang thay đổi. Hiện tại,
Pakistan, Bắc Hàn, Trung Cộng, Ấn Độ, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác có vũ khí
nguyên tử. Vì vậy, sẽ tốt hơn cho Nam Hàn và Nhật Bản, nếu họ có vũ khí nguyên
tử”.
Ngày 4 tháng 5,
2016, khi Wolf Blitzer (CNN) hỏi, “Ông sẵn
sàng để Nhật Bản và Nam Hàn có vũ khí nguyên tử”, Donald Trump trả lời: “Tôi chuẩn bị cho chuyện đó, vì nếu họ không
chịu đóng góp phí tổn để Hoa Kỳ bảo vệ họ, chúng ta không có đủ khả năng bảo vệ
trật tự an ninh cho họ”.
Hiển nhiên,
Donald Trump biết rất rõ, với khả năng tài chánh, kỹ thuật khoa học và vật liệu
sẵn có, Nhật Bản và Nam Hàn đều có thể chế tạo vũ khí nguyên tử bất cứ khi nào
(Nuclear-capable state). Theo Japan Times ngày 24 tháng 6, 2016, phó tổng thống
Mỹ Joe Biden đã nói với chủ tịch Tập Cận Bình, Nhật Bản có khả năng thủ đắc vũ
khí nguyên tử trong vòng 24 giờ (U.S.
Vice President Joe Biden has told Chinese President Xi Jinping that Japan has
the capacity to acquire nuclear weapons virtually overnight.)
Như vậy, nếu Nam Hàn và Nhật Bản có vũ khí nguyên tử,
tham vọng bành trướng và đe doạ thế giới bằng vũ khí nguyên tử của Trung Cộng
và Bắc Hàn sẽ bị kiềm toả. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho Donald Trump và Hoa Kỳ,
rảnh tay thực hiện sứ mạng MAKE AMERICAN GREAT AGAIN. Muốn vậy,
Donald Trump một mặt tỏ vẻ theo chủ nghĩa tân biệt lập (neo-isolationism),
để đẩy Nam Hàn, Nhật Bản vào vị thế phải lo tự bảo vệ, mặt khác ông bật đèn
xanh cho hai quốc gia chế tạo vũ khí nguyên tử.
Nếu đúng, đây là một nước cờ rất khôn ngoan của
Donald Trump. Nhưng chắc chắn, nước cờ này sẽ khiến cho thế giới chống đối. Vì vậy, khi báo New York Times đăng những tin này
vào ngày 13 tháng 11 năm 2016, Donald Trump đã bác bỏ trên Tweetter: “The @nytimes states today that DJT believes
‘more countries should acquire nuclear weapons.’ How dishonest are they. I
never said this!”
Ngay sau đó, nhiều
tờ báo đã vội vã đăng bài, chê Donald Trump “dám nói mà không dám nhận”.
Họ quên mất hoặc
họ không hiểu, nước cờ Donald Trump đi, đã tác động mạnh mẽ đến Nam Hàn, Nhật Bản,
Bắc Hàn, Trung Cộng… Vì thế, bây giờ đến lúc Donald Trump phủ nhận. Phủ nhận, để
mọi người càng thêm tin tưởng vào những gì ông đã nói. Nói rồi phủ nhận, với
Donald Trump, không phải là chuyện dám hay không dám, mà là một nghệ thuật, nhằm
thực hiện mục tiêu bằng chiến tranh tâm lý, đối với đồng minh cũng như kẻ thù.
Hữu
Nguyên