Một Cuộc Di Cư Nguy Hiểm
Xuân
Hàn
Nhiều người bạn, ngoại quốc và ngay cả Việt, đã từng
hỏi : Tại sao người Việt Nam có nhiều chùa như vậy ? Câu trả lời
không dễ trả lời, vì nó bao trùm nhiều lãnh vực. Nhưng để đơn giản, chúng ta thử
quay về nguồn gốc của vấn đề. Nhiều chùa thì lắm thầy. Mà lắm thầy thì các thầy
từ đâu đến ?
Cơ quan Di Trú Hoa Kỳ có 4 dạng chiếu khán lao động
theo thứ tự từ EB1 đến EB4 cho những người có khả năng đặc biệt nếu họ muốn làm
việc ở Mỹ. EB4 là những người tu sĩ tôn giáo hoặc cư sĩ, tín đồ hoạt động cho
các tôn giáo. Trong năm 2015, con số người Việt qua Mỹ theo dạng EB4 là 350 người,
cao nhất so với các hạng lao động khác. Đây cũng là con số cao thứ hai so với tất
cả các nước khác, chỉ sau Mexico, nước láng giềng của Mỹ với con số 376 EB4
visa.
Kiếm được một visa để qua Mỹ làm việc không phải
là chuyện dễ. Một cơ quan (Phi chính phủ) NGO trên mạng viết “many cases where
people paid Twenty Thousand Dollars or more” (nhiều trường hợp người ta phải
trả hai chục ngàn đồng Mỹ kim hay hơn nữa) để được chiếu khán lao động tại Hoa
Kỳ.
EB4 có hai hạng : thứ nhất là hạng tu sĩ,
Phật Giáo hay Thiên chúa giáo ; thứ hai là hạng cư sĩ hay tín đồ hoạt động
cho các tôn giáo. Mỹ không có giới hạn cho số tu sĩ di cư sang Mỹ làm việc. Giới
hạn cho hạng cư sĩ / tín đồ là 5.000 người một năm.
Để được di cư, những người đi theo dạng EB4 cần
có ba điều kiện chính. Thứ nhất, họ phải được bảo lãnh bởi một tổ chức tôn giáo
ở Mỹ được miễn thuế, được xác nhận là 501(c)(3). Thứ hai, họ đã làm việc ít nhất
là hai năm cho tôn giáo đó ở Việt Nam. Thứ ba, họ phải có được việc làm có
lương và làm việc ít nhất là 35 giờ một tuần. Vợ (hoặc chồng) và
con (dưới 21) được quyền tháp tùng người tu sĩ hay cư sĩ. Ngay sau khi được
nhận qua dạng EB4, các tu sĩ và cư sĩ có quyền xin tá túc cố định (permanent
resident), bắt đầu qui trình trở thành công dân Mỹ.
Việt Nam là một nước không có tự do tôn giáo,
do đó cũng không có tu sĩ tự do. Các tu sĩ được Chính quyền cộng sản chấp thuận
để được di trú ở Mỹ là những tu sĩ được chế độ ưu tiên, hay đủ tài chánh để trả $20,000
cho một chiếu khán. Nếu được ưu tiên, thì phải có lý do. Mà lý đó có lợi cho
Chính quyền Hà Nội thì e rằng không có lợi cho cộng đồng người Việt ở Mỹ. Để tiện
so sánh, chúng ta cũng nên biết là không có EB-4 visa nào từ Trung Quốc. Với một
số lớn tu sĩ được EB-4 đến từ Việt Nam, chúng ta có ba giả thuyết :
- Thứ nhất, đây là một chuyện ngẫu
nhiên, nhưng đã liên tục xảy ra trong nhiều năm ;
- Thứ hai, Việt Nam là một nước mà Phật giáo
phát triển cực thịnh, đưa đến nhiều tu sĩ qua Mỹ để hoằng dương Phật
pháp ; hoặc là
- Thứ ba, đây là một chính sách từ Chính quyền
Hà Nội với mục tiêu không tốt đẹp cho Phật giáo cũng như cho chính thể quốc
gia. Có lẽ bạn đọc đồng ý với chúng tôi giả thuyết thứ ba là chính xác nhất.
Có một số đặc điểm của các trụ sở tôn giáo, đặc
biệt là Phật Giáo, đứng ra bảo lãnh các vị tu sĩ này. Thứ nhất, họ là các tổ chức
tôn giáo miễn thuế vì thế phải chấp nhận các luật lệ của Sở Thuế Vụ. Thứ hai, họ
không là đơn vị của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vì vị thế bất đồng
chính kiến của Giáo Hội cũng như của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, người lãnh
đạo Giáo Hội. Vì vậy, việc họ từ bỏ Giáo Hội để rồi bảo lãnh cho các tu sĩ từ
Việt Nam không phải vì dị biệt với cá nhân nầy hay với lập trường nọ, mà là vì
nhu cầu kinh doanh hay công tác chính trị.
Thứ ba, theo luật pháp, các tu sĩ Phật Giáo di
cư phải làm việc cho các trụ sở Phật Giáo bảo lãnh họ. Nếu các tu sĩ này phải
trả tiền cho các trụ sở Phật Giáo, thay vì ngược lại, thì đó không những là
trái luật mà còn cố tình phạm pháp. Cộng đồng người Việt Quốc Gia nào chấp nhận
những hoạt động này của các trụ sở Phật Giáo là không trung thực với lập trường
Chống Cộng. Mỗi cá nhân chúng ta, biết ơn sự cưu mang của đất nước thứ hai này,
không thể làm ngơ trước những hoạt động phi pháp, làm hại cho cộng đồng, hại
cho tôn giáo, và hại cho cả đất nước mình đang cư ngụ.
Muốn báo cáo gian lận liên quan đến luật di
trú, quí vị có thể liên lạc trực tiếp với tiểu bang nơi quí vị cư ngụ. Xin tham
khảo trang sau đây để biết thêm chi tiết : https://www.uscis.gov/avoid-scams/report-immigration-scams.
Ở California, xin quí vị
liên lạc về :
Bài đọc thêm:
Việt Cộng đào tạo hàng trăm sư quốc
doanh để xâm nhập các chùa ở Mỹ và Úc
PARIS, ngày 28.1.2010 (PTTPGQT) - Luật sư Scott Johnson, có văn phòng luật sư tại thành phố Perth, miền Tây Úc Đại lợi, vừa lên tiếng báo động sự xâm nhập cộng sản vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại nhằm tiêu diệt giáo hội, mà cuộc thử nghiệm đang thi hành tại Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.
Bài báo có tên “Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội”(Vietnam’s Covert War Against Overseas Buddhists) vừa được đăng hôm 26.1.2010 trên tuần báo The Epoch Times bằng 17 thứ tiếng trong 30 quốc gia với số phát hành một triệu bản. Sau khi được đăng tải, nhiều Trang nhà trên thế giới đã lấy lại bài viết truyền đi khắp nơi.
Luật sư Scott còn là nhà văn và hoạt động nhân quyền cho những vấn đề tại Đông Nam Á. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch bài viết dưới đây để cống hiến bạn đọc về một nan đề nóng bỏng gây xáo trộn đời sống người Phật tử ở hải ngoại sau Giáo chỉ số 9 Cứu khốn Trừ nguy của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành cuối năm 2007. Giáo chỉ như tấm kính chiếu yêu làm cho bọn tà đạo giẫy nẩy ba hoa qua hàng chục bài viết nặc danh đánh phá hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN - những bài viết hạ cấp theo lý luận thây ma và ngôn ngữ chợ Cầu Muối.
Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội
Luật sư Scott Johnson
Tại Việt Nam hàng trăm nhà sư (quốc doanh) được đào luyện để xâm nhập các chùa ở hải ngoại nhằm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Từ nhiều thập niên, vừa công khai vừa giấu giếm Việt Nam mở cuộc chiến chống lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Năm 1981, nhà cầm quyền chính thức đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra ngoài vòng pháp luật, là tổ chức tôn giáo lâu đời nhất của xứ sở.
Những người Cộng sản tấn công vào truyền thống Phật giáo có 2000 năm lịch sử và dựng lên Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Những ai không chịu thần phục giáo phái mới này đều bị bắt giam, tra tấn và có khi bị thảm sát.
Nhà lãnh đạo tinh thần hiện nay được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã trải qua 26 năm quản thúc tại Việt Nam.
Khởi sự đấu tranh mấy mươi năm trước, khi ngài còn là một tăng sĩ trẻ chứng kiến cảnh cộng sản hành quyết bổn sư ngài. Do nhận thức trái chống với ý thức hệ Cộng sản, nên Hoà thượng Quảng Độ cùng với Phật giáo đồ trở thành bia đích đàn áp của Cộng sản trong cũng như ngoài nước.
Chỉ vài
ngày sau khi chư Tăng ở ngôi chùa [Pháp Quang] tại Tây Úc tố cáo chính sách đàn
áp tôn giáo của Hà Nội, thì những tượng Phật bị đập phá gãy đầu. Sự kiện này xẩy
ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009.
Sự mạo phạm đầu tiên xẩy ra sau khi Viện chủ [chùa Phổ Quang] là vị Đại diện GHPGVNTN tại Úc Đại lợi sang Los Angeles, Hoa Kỳ, dự Đại hội Phật giáo, mà Quyết nghị Đại hội quyết tâm chống đối kế hoạch Hà Nội tiêu diệt Giáo hội.
Sự mạo phạm đầu tiên xẩy ra sau khi Viện chủ [chùa Phổ Quang] là vị Đại diện GHPGVNTN tại Úc Đại lợi sang Los Angeles, Hoa Kỳ, dự Đại hội Phật giáo, mà Quyết nghị Đại hội quyết tâm chống đối kế hoạch Hà Nội tiêu diệt Giáo hội.
Sự mạo phạm lần thứ hai xẩy ra khi Thượng tọa Viện chủ tổ chức cho Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp chính phủ và Quốc hội Úc Đại Lợi tại thủ đô Canberra. Cuộc gặp gỡ này nhằm báo động về sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai chính phủ Úc – Việt Nam vào tháng 12.
Do đó, việc quá rõ là những lần đập gãy đầu tượng Phật nhằm cảnh cáo Phật giáo đồ tại Úc. Đối với Hà Nội hậu quả của việc Phật giáo đồ nói lên các vi phạm nhân quyền là một tác động địa chính, vì chế độ độc đoán của Hà Nội sẽ càng bị áp lực thế giới đòi hỏi phải chấm dứt đàn áp tôn giáo.
Năm 2004 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, danh sách CPC, vào danh sách này là sẽ bị chế tài kinh tế, vì lý do này mà Hà Nội tìm mọi cách bóp nghẹt những phê phán, chỉ trích.
Tuy nhiên Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã chấp thuận cho việc cải cách vào năm 2006, nên Việt Nam được rút tên khỏi danh sách CPC. Thế nhưng sau khi được rút tên khỏi danh sách CPC, Việt Nam chẳng bao giờ thực hiện các lời hứa cải cách. Thực tế là Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp, khiến cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phải lên tiếng tố cáo Việt Nam “phát động đàn áp thẳng tay như chưa từng đối với các nhà bất đồng chính kiến suốt 20 năm trời”.
Từ đó, biết bao lời kêu gọi, như của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, chẳng ai chịu nghe.
Hôm nay, Hà Nội dường như thay đổi chiến thuật công an trong cơ cấu đàn áp tôn giáo một cách âm thầm. Cơ cấu âm thầm này phát triển cái gọi là “hợp pháp” hóa các giáo hội, song song với việc đàn áp các giáo hội “bất hợp pháp” là những giáo hội không chịu sự kiểm soát của cộng sản. Những nhóm tôn giáo trên toàn quốc - Phật giáo, người Thượng và Hmong Thiên chúa giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, cùng với những nhà bất đồng chính kiến như các luật sư dân chủ, nhà báo, nhà làm bloggers - tất cả đang phải đối diện với những biện pháp áp bức.
Dự tính của Hà Nội là thực hiện chính sách “chia để trị” bằng cách xâm nhập các cộng đồng ly khai ở hải ngoại.
Chính sách chỉ đạo bí mật của Hà Nội
Tuy khó tin nhưng lại hiển nhiên, là chính sách đàn áp của Hà Nội được viết ra văn bản. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở ở Paris thủ đắc tài liệu mật qua đó công an chỉ thị đánh vào giới ly khai hải ngoại.
Ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chứng thực trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự kiện này. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20.6.2005 ông Ái đã dẫn giải minh bạch lệnh của công an Việt Nam “xóa bỏ tổ chức Giáo hội Phật giáo Ấn Quang”.
Giáo hội Phật giáo Ấn Quang là từ ngữ Hà Nội ám chỉ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và những chỉ thị mật được Viện Khoa học Công an ở Hà Nội tập trung qua tài liệu “Về Tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo – Tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ ngành Công an nhân dân”.
Bà Penelope Faulkner, người hoạt động lâu năm tại Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, cho biết chỉ thị mật nhằm huấn luyện cán bộ đảng và công an các cấp, để “chống đối, đàn áp, cô lập, phân hóa” hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN. Bà nhận định rằng “Những chỉ thị này nhằm huấn luyện bọn “đặc tình” xâm nhập GHPGVNTN, công tác của chúng không chỉ báo cáo các hoạt động của GHPGVNTN, mà cốt gây ly gián, phản chống trong nội bộ nhằm suy yếu giáo hội tự bên trong”.
Theo bà Faulkner, những tên “đặc tình” này đang gia tăng hoạt động hải ngoại của chúng tại Úc Đại Lợi như một trắc nghiệm trong chiến lược của chúng.
Úc Đại Lợi – Một trường hợp trắc nghiệm
Bà Faulkner cho biết Hà Nội đang dàn dựng những tổ chức “bình phong” thân chính với mục tiêu làm suy yếu các cộng đồng tôn giáo và các nhà hoạt động dân chủ. Hà Nội đã gửi hàng trăm nhà sư “nhà nước” đến Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.
|
ĐƯƠNG ĐẦU ĐỨNG VỮNG : Penelope Faulkner, người
phát ngôn cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris, nói lên
sự chống đối đàn áp Phật giáo, tôn giáo của đại đa số tại Việt Nam, trong
chuyến thuyết trình tại Úc Đại Lợi tháng 6.2009.
|
Một trong những bộ phận chủ yếu đánh phá GHPGVNTN được thành lập qua một cuộc họp ngày 1.1.2009 ở Sydney, Úc Đại Lợi. Bình phong này hình thành dưới tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu”.
Bà Faulkner cho biết mánh khóe của những bình phong này “là không công khai đề bạt cộng sản, nhưng chỉ muốn thúc đẩy Phật tử chớ tham gia chính trị, chỉ nên tụng kinh niệm Phật và gửi tiền về giúp Việt Nam, và đừng dấn thân trong phong trào đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền”.
Bà Faulkner không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm của Hà Nội nhằm khuất phục cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại và bà dẫn trích những chỉ thị mật cho nhà cầm quyền Việt Nam phải “có hành động ngăn chặn các nước phương Tây thanh tra nhân quyền” tại Việt Nam.
Chỉ thị nhận định rằng “Chúng tôi kêu gọi Bộ Chính trị điều hướng các hoạt động giữa Ban Tuyên truyền và Dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, ban Tôn giáo chính phủ, và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung thực hiện chính sách này”.
Hôm 26.11.2009, một thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu, một nhà sư Việt Nam có chùa ở Sydney, được nhìn thấy tại Quốc hội Úc Đại Lợi ở thủ đô Canberra, nói chuyện với nhóm chừng một tá sĩ quan công an Việt Nam. Cùng ngày này Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp gỡ chính quyền Úc.
Một vài ngày sau, ngôi chùa [Phổ Quang] của GHPGVNTN ở Tây Úc bị mạo phạm.
Bà Faulkner là thành viên của Phái đoàn GHPGVNTN, xác nhận những sĩ quan công an này có thể đã đến Quốc hội Úc trong một chuyến công tác ngoại giao nào đó, bà chắc chắn rằng nhóm công an này đã báo cáo về Hà Nội về sự kiện gặp thấy phái đoàn Phật giáo.
Bà cũng đoan quyết sự mạo phạm ngôi chùa ở Tây Úc không là chuyện ngẫu nhiên.
|
BỊ ĐÀN ÁP : Tăng sĩ Phật giáo, TT Thích Phước
Nhơn, ôm chiếc đầu Phật tại ngôi chùa của ngài ở Manrangaroo, Tây Úc, tháng
giêng 2010. Thượng tọa tin rằng Hà Nội giật dây cuộc tấn công. (hình Scott
Johnson chụp).
|
Vào tháng giêng 2010 người viết bài này đến thăm ngôi chùa ở thành phố Perth, miền Tây Úc đại Lợi, và đã hầu chuyện với ngài viện chủ, Thượng tọa Thích Phước Nhơn. Thượng tọa ôm một trong hai chiếc đầu tượng Phật bị gãy, và nói rằng Hà Nội âm mưu tiêu diệt Giáo hội mà ngài là thành viên. Thượng tọa Phước Nhơn cũng cho biết rằng trong năm 2009 một phong thư gửi tới ngài với một tờ giấy vàng mã. Loại giấy truyền thống dùng đốt khi cúng người chết, và Thượng tọa giải thích ý nghĩa của bức thư là “lời hăm dọa tử hình”.
Thượng tọa cũng cho biết nhiều thành viên thuộc GHPGVNTN ở hai thành phố Sydney và Melbourne cũng đã nhận nhiều cú điện thoại hăm dọa. Thượng tọa Thích Phước Nhơn nói rằng tượng Phật đang được tu bổ.
(Bản dịch của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế) ..