Image copyright AFP Image caption
Lãnh đạo Việt-Hoa tuyên bố tiếp tục bền chặt quan hệ.
Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu
Stratfor tiếp tục loạt bài phân tích tình hình Việt Nam trong bối cảnh các
thay đổi lớn trong khu vực.
Stratfor trong bài mới nhất nói cán cân
quyền lực ở Đông Nam Á đang dịch chuyển có lợi cho Trung cộng, "và có lẽ không có nước nào cảm nhận điều
này rõ ràng hơn Việt Nam".
Trước tin Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, Donald
Trump, loan báo sẽ không tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Việt Nam cũng gác lại việc thông qua hiệp định này.
Song song, Việt Nam trở nên mềm mỏng hơn và tìm
cách hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh.
Theo Stratfor, Việt Nam thầm lặng tìm
cách thúc đẩy quan hệ với các đối tác để bảo vệ chủ quyền, thay vì đối đầu trực
tiếp với Trung cộng.
Với vị thế địa chính trị của mình, Hà Nội "không thể hoàn toàn phủ nhận cũng như chấp
nhận sức mạnh ngày càng tăng của người láng giềng phương Bắc" và ngả
hẳn về một bên nào như Trung cộng hay Hoa Kỳ.
Chính sách đi dây ở Việt Nam, Stratfor nhận xét, bắt
nguồn từ lịch sử và bối cảnh hiện tại khiến cho Hà Nội ngày càng khó từ bỏ
chính sách này.
Vẫn thiết tha hội nhập
Image
copyright GETTY IMAGES Image caption' Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền
sông'
Chính phủ Việt Nam thông báo rằng có hay không TPP
thì nước này vẫn tiếp tục con đường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp
tác với các nước và các khối khác.
Từ góc độ của mình, Hà Nội cho rằng các thỏa
thuận như TPP có lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam, giúp cải cách nền kinh tế trong nước.
Việt Nam được nhận xét là đang đưa vào một nghị
trình kinh tế khá cởi mở, với montg muốn gia nhập các thỏa thuận thương mại
đa phương khác như với Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên hiệp châu Âu.
Nhiều chuyên gia cho rằng các hiệp định thương mại
không chỉ đơn thuần gói gọn trong phạm vi kinh tế. Hà Nội cho rằng sự hợp tác
sẽ mở rộng ra các lĩnh vực khác nữa, như năng lượng và quân sự.
Cũng có đánh giá rằng thái độ của Hà Nội chịu chấp
nhận cả các đòi hỏi xưa nay vẫn thuộc loại nhạy cảm chính trị như về quyền
công nhân và giảm vai trò của doanh nghiệp quốc doanh cho thấy Việt Nam thực
sự muốn tìm các đối tác mới để vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng toàn diện của Bắc
Kinh.
Thế nhưng để làm công việc này không dễ. Việt Nam
vẫn còn phụ thuộc vào Trung cộng về nguyên vật liệu, nhất là các mặt hàng sợi
vải và hàng điện tử, nhập khẩu hàng Trung cộng vào Việt Nam vẫn tăng chứ
không giảm và bởi vậy ly khai Trung cộng về kinh tế là nhiệm vụ vô cùng khó
khăn nếu không nói là không khả thi.
Theo Stratfor, tình trạng bảo hộ mậu dịch ở các nước
phát triển, nhất là Hoa Kỳ và châu Âu, cũng như các điểm yếu của kinh tế chính
trị ở trong nước đang cản trở Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Tổ chức này cũng cho rằng chính hội nhập nhanh
cũng khiến Việt Nam trở nên mẫn cảm trước những thay đổi khó lường của kinh tế
thế giới cũng như những biến động trên các thị trường nước ngoài. Thời điểm
này thật bất lợi cho Hà Nội vốn đang phải tái cơ cấu nền kinh tế của mình và
gia tăng áp lực cũng như khó khăn lên các ngành công nghiệp quan trọng nhất
như nông nghiệp, chế biến thép và lắp ráp điện tử.
Việt Nam đang phải đương đầu với thu
nhập và xuất khẩu đều giảm. Thâm hụt ngân sách hiện đang ở mức
6,5% GDP, lại thêm chi tiêu và nợ công tăng. Tất cả những điều này được cho là
trầm trọng thêm vì các vấn đề kinh tế vĩ mô dai dẳng chưa được giải quyết.
Phản kháng thầm lặng
Những vấn đề về kinh tế nói trên xuất hiện trong bối
cảnh bất ổn về chính trị ngày càng gia tăng, từ việc Mỹ do dự can thiệp vào
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như những dấu hiệu gần đây cho thấy các
hàng xóm của Việt Nam bắt đầu mất đoàn kết trong việc chống lại Trung cộng.
Chính những nhân tố này đã thúc đẩy việc thay đổi chiến thuật ngoại giao của
Việt Nam.
Image
copyright CHINA DAILY Image caption
Trung cộng tăng cường năng lực hải quân
Việt Nam đấu
tranh với Trung cộng là việc có lịch sử lâu dài, tuy nhiên, khác với Phi Luật
Tân, Viêt Nam không có chiếc ô an ninh quân sự của Mỹ để bảo vệ mình khỏi sự
gây hấn của Trung cộng, mặc dù chính quyền Hà Nội có mối quan hệ khá thân
thiện với Washington.
Chính vì thế, chiến lược của
Hà Nội là 'phản kháng thầm lặng' - vẫn tiếp tục củng cố phòng thủ và tuyên bố
chủ quyền tại Biển Đông, đồng thời thắt chặt hợp tác an ninh chặt chẽ hơn tại
khu vực.
Một điều chắc chắn là, trong số tất cả các bên
tranh chấp ở Biển Đông và thách thức lại sự bành trướng hàng hải của Trung cộng,
Việt Nam vẫn là nước có sức mạnh quân sự lớn nhất. Tuy nhiên tổ chức đa phương
như Asean sẽ không thể giúp đỡ nhiều trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng
của Trung cộng tại Biển Đông.
Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính
sách xoay trục lại gần với Trung cộng, Việt Nam sẽ trở nên cô độc trong lập
trường của mình đối với Bắc Kinh.
Mặc dù không có dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngừng
tranh chấp với Trung cộng tại Biển Đông, chiến lược của quốc gia này vẫn là tiếp
tục củng cố lực lượng và thiết lập liên minh một cách lặng lẽ, dù gặp rủi
ro là làm Bắc Kinh nổi giận.
BBC
Tiếng Việt