BBC
Effy
Nguyễn, một vlogger được biết tiếng gần đây qua những video blog về thời sự xã
hội, nhất là vụ cá chết, nói với BBC rằng ở Việt Nam có tâm lý 'thiêng liêng
hóa' chính trị làm giới trẻ lo sợ không dám đề cập đến lĩnh vực này.
Image copyright FACEBOOK
EFFY NGUYEN Image caption Effy Nguyễn có năng khiếu giả thanh độc đáo
Thanh niên 22 tuổi,
hiện ở Phi Luật Tân, được cho là can đảm khi anh thường xuyên đề cập đến những
chủ đề được cho là nhạy cảm trong khi những vlogger khác thường chỉ nói về
showbiz hoặc những chủ đề vô thưởng vô phạt để câu view.
Một số clip trên kênh YouTube riêng của Effy Nguyễn
về công an, biểu tình, ban tuyên giáo, Hồ Chí Minh… có hơn 100.000 lượt view.
Ngoài tài dẫn dắt câu chuyện, anh thu hút người xem
nhờ năng khiếu giả thanh độc đáo.
Hôm 15/12, trả lời BBC từ Manila, nơi anh đang là
sinh viên năm tư ngành Khoa học Chính trị, Effy nói: "Vì không nhiều người làm vlog về chuyện chính
trị, xã hội nên tôi mới thấy mình cần phải làm."
"Tôi muốn truyền tải những gì mình học được ở nước ngoài đến
các bạn trẻ trong nước, nhất là những người không có cơ hội tiếp xúc với nguồn
kiến thức đó."
"Điều quan trọng với tôi là nói lên những điều mình muốn nói
vì mình thích làm điều đó."
"Dư luận và chính quyền phản ứng sao thì kệ họ. Đó là tự do
ngôn luận mà chúng ta cần hướng tới."
'Thắp lên ngọn đèn'
Giải thích về chuyện bốn năm du học chưa về thăm nhà
lần nào, Effy nói: "Tôi biết là khi về nước thì mình sẽ bị gây khó dễ và có thể
sẽ bị cấm xuất cảnh hoặc phải ngồi tù."
"Nhưng mà kệ, ai cũng sợ sệt co mình trong bóng tối thì ai sẽ
là người thắp lên ngọn đèn cho đồng loại đây?"
Image copyright OTHER Image
caption Một số clip trên kênh YouTube của Effy Nguyễn có hơn 100.000 lượt view
"Nhiều người gợi ý tôi nên tránh nói về chuyện cờ đỏ - cờ
vàng vì nói sẽ đẩy tôi và giữa hai làn đạn."
"Tuy nhiên, cá nhân tôi cảm thấy không có chủ đề nào là cấm kỵ
hết."
"Vấn đề là khi nào là đúng thời để nói ra mà thôi."
"Dân tộc Việt Nam cần sự hòa giải và đoàn kết để hướng tới
tương lai dân chủ chung cho người dân."
"Có hàng ngàn lý do khiến giới trẻ không muốn bàn luận về xã hội
- chính trị."
"Dường như với những người trẻ là vậy, nói chuyện chơi bời,
"gái gú" thì hay chứ đụng đến chuyện chính trị, xã hội thì không có
'ngầu' và nghe rất 'sến'."
"Cũng có thể là do tâm lý "thiêng liêng hóa" chính
trị làm giới trẻ lo sợ không dám bàn chính trị vì "mọi chuyện đã có Đảng
và Nhà nước lo", mình chưa đủ tuổi tác và tầm cỡ để lo chuyện đó."
"Một nguyên do khác, nói đến chính trị là người ta thấy toàn
chuyện rắc rối, nào là ăn hối lộ, đàn áp người dân hay là đấu đá nội bộ lẫn
nhau, nên họ cũng chán chỉ muốn quan tâm đến chuyện cá nhân và gia đình mình mà
thôi."
Trong cuộc trò chuyện với BBC, Effy cũng cho hay:
"Bố tôi [Mục sư, nhà đấu tranh dân
chủ Nguyễn Trung Tôn] đã truyền cho tôi nhiệt huyết không hề nhỏ."
"Cuộc
đời tôi được Chúa trao cho sứ mệnh góp phần đấu tranh trước bất công xã hội. Đó
cũng là lý do khiến tôi chọn học ngành khoa học chính trị."