Biển Miền Trung và Formosa
(14.02.2017)
Chính quyền thông báo biển miền Trung an toàn
Làng chài Đại Lãnh hôm 19/3/2016. AFP
photo
Bộ Tài Nguyên Môi trường Việt Nam vừa ra công văn
yêu cầu ủy ban nhân dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên- Huế thông báo với người dân là môi trường biển đã an toàn.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết hôm nay
văn phòng ủy ban nhân dân 4 tỉnh vừa nêu nêu rõ chỉ thị nội dung Công Văn số
380 do ông thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký. Ông này là người chủ trì cuộc họp báo
sau khi xảy ra thảm họa môi trường biển ở khu vực biển miền Trung Việt Nam và
đưa ra nguyên nhân cá và hải sản chết là bởi thủy triều đỏ.
Mặc dù có thông báo của cơ quan phụ trách môi trường
từ trung ương đến địa phương khẳng định môi trường biển đã sạch; tuy nhiên nhiều
người dân địa phương vẫn lo ngại khi tiêu thụ hải sản. Giá cả mặt hàng này giảm
sút đáng kể khiến đời sống ngư dân bị ảnh hưởng nặng nề.
RFA
Giáo dân Song Ngọc (Nghệ An) tiếp tục kiện Formosa
Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Nam Phong
Nạn nhân thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa
ở Hà Tĩnh gây nên và cũng là giáo dân xứ Song Ngọc, thuộc địa bàn 3 xã Quỳnh Ngọc,
Sơn Hải, Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào ngày mai sẽ tiếp tục
đến cơ quan chức năng nộp đơn kiện thủ phạm xả hóa chất độc hại làm ô nhiễm biển
khiến nguồn sống của ngư dân và nhiều thành phần khác bị tác động nghiêm trọng.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc cho biết
như vừa nêu. Ông còn nói thêm bản thân ông sẽ đồng hành cùng hơn 600 hộ dân thuộc
giáo xứ mà ông đang phụ trách đi nộp đơn kiện.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song
Ngọc. Photo courtesy of vnnew.net
Vào tháng 10 năm ngoái, giáo dân xứ Song Ngọc đã có
đơn gửi đến chính phủ, quốc hội, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, ủy ban nhân dân
huyện Quỳnh Lưu về việc bồi thường thiệt hại cho những đối tượng chịu tác động;
thế nhưng cho đến nay các cấp từ trung ương đến địa phương đều chưa phản hồi
đơn mà giáo dân kiện hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhà máy thép của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
tại Vũng Áng thừa nhận xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt kể
từ đầu tháng tư năm ngoái. Công ty này bồi thường 500 triệu đô la và giao cho
nhà cầm quyền Việt Nam để chi trả cho nạn nhân và khắc phục môi trường.
Tuy nhiên theo quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam
thì chỉ có 7 đối tượng tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-
Huế được bồi thường; tuy nhiên nhiều người ở Nghệ An giáp với Hà Tĩnh cho biết
họ chịu tác động nặng nề và mất kế mưu sinh nên yêu cầu phải được bồi thường.
RFA
Người lên tiếng vụ Formosa bị hành hung
Chị Nguyễn Thị Thái Lai bị hành hung. Photo:
facebook
Một người tham gia lên tiếng về thảm họa môi trường
do Formosa gây nên tại khu vực miền trung Việt Nam lại bị hành hung.
Tối hôm qua 12/02, chị Nguyễn Thị Thái Lai bị 4 người
đàn ông lao vào hành hung đến ngất đi khi chị đang đi ăn cùng một người bạn tại
khu vực phường Vạn Thạnh (Nha Trang - Khánh Hòa). Vào chiều hôm nay 13 tháng 2
chị cho Đài Á Châu Tự Do biết:
Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm
từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không
phải là lần đầu tiên, năm ngoái chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi. Bị triệu tập ra
đồn chỉ có vấn đề là vì chị phản đối Trung Quốc và phản đối Formosa, chị xuống
đường và viết bài. Bất kỳ ai ở xa tới mà chị đi gặp thì người ta sẽ đi theo và
gây khó dễ. Bây giờ mình chỉ có tố cáo cái tội ác của họ cho công chúng thôi,
còn họ bao che cho nhau, chị gọi điện trực tiếp cho công an tỉnh thì họ nó họ
không biết và không làm việc này.
Sau khi sự việc xảy ra, chị có đến trụ sở công an
phường Vạn Thạnh để trình báo thì nhìn thấy những người đánh đập chị đang đi lại
trong ở và nói chuyện trao đổi gì đó với những người mặc trang phục công an. Chị
Thái Lai cũng cho đài RFA biết đây là lần thứ 4 chị bị côn đồ hành hung.
Chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người tại
Nha Trang đã cùng blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lên tiếng phản đối đường
lưỡi bò của Trung Quốc và yêu cầu đóng cửa Formosa, nhà máy xả hóa chất độc hại
xuống biển khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ, làm người dân
địa phương mất sinh kế.
RFA
'Nỗi buồn sông Gianh' và Formosa
Quốc
Phương (BBC Tiếng Việt)
Sự kiện cá chết hàng loạt ở
bốn tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trong thảm họa môi trường do nhà máy
thép thuộc công ty Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan ở Việt Nam gây ra hồi tháng
Tư năm ngoái đã trở thành đề tài của một nhóm làm phim phóng sự trên truyền
thông xã hội.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' được bắt đầu quay từ tháng
9/2016, theo nhóm sản xuất.
Bộ phim có tựa đề 'Nỗi
Buồn Sông Gianh' do êkíp làm phim Nguyễn Lân Thắng, Hoàng Công Cường và
các cộng sự khởi quay từ tháng 9/2016 và công bố trên truyền thông xã hội thời
gian gần đây đã lựa chọn con sông vốn phân chia, ngăn cách hai miền của Việt
Nam qua nhiều biến động của lịch sử với nhiều thời đoạn binh đao, khói lửa.
Đạo diễn phóng sự Nguyễn Lân Thắng và trợ lý sản xuất
Hoàng Công Cường chia sẻ về lý do lựa chọn đề tài và khó khăn trong quá trình
thực hiện những 'thước phim' với nhiều cảnh quay khá đẹp và ấn tượng.
"Trước
đây tôi đã làm ít nhất ba, bốn phim, nhưng đây là phim công phu nhất,"
ông Nguyễn Lân Thắng cho BBC biết.
"Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' của chúng tôi được thực hiện trong
hoàn cảnh thảm họa môi trường Formosa diễn ra rất khốc liệt. Và khi đó chúng
tôi nghĩ rằng cần phải có những sản phẩm truyền thông để mang đến cho những người
ở xa hiểu những vấn đề thảm họa môi trường ở đây. Đồng thời thúc giục mọi người
chung tay để đấu tranh với vấn đề Formosa," biên kịch và đạo diễn phóng sự nói với BBC.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Một cảnh quay từ trên cao của nhóm làm phim với dòng
sông Gianh lịch sử.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Một cảnh quay sử dụng thiết bị ghi hình từ trên không
khắc họa một phần khu công nghiệp Formosa.
Trợ lý Hoàng
Công Cường chia sẻ thêm:
"Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' là ý tưởng của kỹ
sư Nguyễn Lân Thắng và anh em chúng tôi thường xuyên giúp đỡ nhau và cùng nhau
chia sẻ những công việc mà xã hội cần.
"Khi anh Nguyễn Lân Thắng có ý tưởng để làm
phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh', muốn nói lên thực trạng của thảm họa Formosa, thì
anh Lân Thắng đã có nhã ý mời tôi cộng tác. Khi nhận được lời mời của anh, tôi
đã rất nhiệt tình và hào hứng, để tham gia cùng anh Thắng, có thể giúp đỡ anh
Thắng về nhân lực, vật lực để hoàn thành bộ phim đó...
"Làm sao nói lên thực trạng thảm họa đó để cho rất nhiều người
biết, không những ở trong nước Việt Nam, dân Việt Nam, mà cả xã hội rộng rãi biết
được sự khốc liệt và nguy hai của thảm họa đó."
'Giấu giếm, lén lút'
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Nhóm làm phim cố gắng tiếp cận cộng đồng ở những địa
bàn chịu ảnh hưởng sau vụ cá chết bất thường và hàng loạt.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Biên kịch và đạo điễn phim Nguyễn Lân Thắng đang 'đứng
trước biển', một cảnh trong phim.
Đạo diễn phim Nguyễn
Lân Thắng chia nói với BBC về việc thực hiện phóng sự:
"Bộ
phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' thực ra diễn ra trong một giai đoạn rất khốc liệt mà
tôi đã thực hiện rất nhiều chuyến đi đến miền Trung, và không chỉ có anh Cường,
mà còn có rất nhiều các anh em khác nữa đã giúp đỡ tôi trong việc thực hiện bộ
phim này.
"Khi
chúng tôi thực hiện phim, thì sự quan tâm và chú ý của An ninh đối với những
nhà hoạt động xã hội rất là kinh khủng, và chúng tôi cũng phải giấu giếm, chúng
tôi cũng phải lén lút, thậm chí chúng tôi phải chịu sự truy đuổi khá là gắt gao
của lực lượng an ninh...
"Nhưng
nhờ sự giúp đỡ của những người hoạt động, cũng như của những người dân ở địa
phương, chúng tôi đã hoàn thành được bộ phim này,"
kỹ sư Lân Thắng nói.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Đoàn làm phim tiếp cận khu công nghiệp nơi đặt nhà máy
thép Formosa ở Hà Tĩnh trong nỗ lực có những cảnh quay thực tế.
Trợ lý sản xuất Hoàng Công Cường bổ sung thêm:
"Anh Thắng
phải đi rất nhiều chuyến vào Hà Tĩnh, cụ thể là khu nhà máy Formosa đóng đô tại
nơi đó. Đi rất nhiều người, đi rất nhiều chuyến và rất là bí mật. Tôi và anh Thắng
gần như là đi chuyến cuối cùng... Chủ đề xuyên suốt, chỉ có anh Thắng biết
thôi.
"Nhưng
chuyến cuối cùng, tôi và anh Thắng đi cũng là một vấn đề rất khó, để lấy được
những hình ảnh từ trong cùng một nhà máy. Hai anh em ba ngày trời đi trong sự
im lặng.
"Ăn
uống thì kham khổ, chuyện ấy đương nhiên rồi, nhưng ở cũng là một vấn đề hết sức
nan giải. Đi vào khách sạn này, nhưng mà lại ở khách sạn khác...
"Để
tất cả mong hầu làm sao những hình ảnh chân thực nhất về thiên nhiên Việt Nam,
đối lập hoàn toàn với thảm họa ghê gớm đến như thế, lại có thể xảy ra được đối
với nhà cầm quyền Việt Nam...," ông Hoàng Công Cường
nói.
'Cảnh quay thú nhất'
Trong phóng sự đầu tay này, nhóm làm phim có một số
cảnh quay trên cao khá hoành tráng, với chất lượng hình ảnh khá tốt về non nước,
sông núi, đồng ruộng... khác hùng vĩ và khá đẹp. Khi được đề nghị nói về những
cảnh quay nào thú vị và thách thức nhất, đạo diễn phóng sự 'Nỗi Buồn Sông
Gianh', Nguyễn Lân Thắng, chia sẻ:
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Một cảnh ngư dân đi đánh cá trên biển trong 'Nỗi Buồn
Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Người dân địa phương xử lý thủy, hải sản sau khi đánh bắt,
khai thác được từ ngư trường.
"Trong những
cảnh quay mà tôi cảm thấy hồi hộp nhất, chính là cảnh quay đầu tiên, bởi vì lần
đầu tiên tôi sử dụng flycam (thiết bị camera quay trên cao) chỉ trước đó vài
ngày thôi... và chưa có kinh nghiệm nhiều.
"Hơn
nữa là phải thực hiện trong những điều kiện rất bí mật, phải che dấu sự theo
dõi của an ninh, cũng như sự phá phách có thể có.
"Bởi
vì thiết bị này cũng rất đắt tiền, và nếu họ biết mà họ phá, thì sự thiệt hại của
mình rất là lớn."
Trong phóng sự,
có một số đoạn thoại hoặc phỏng vấn có nội dung được đề cập ít nhiều có dáng dấp
được cho là 'cáo buộc', hay 'lên án' đối với những nhà quản lý, lãnh đạo chính
quyền trung ương và địa phương, khi được hỏi liệu nhóm làm phim có quan ngại gì
hay không khi đưa ra những chi tiết đó, ông Nguyễn Lân Thắng nói.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYỄN
LÂN THẮNG Image caption Nhiều nam thanh niên đi đánh cá, một cảnh khác trong
phim.
"Thực
ra đấy là những câu hỏi chúng tôi đặt ra và người dân người ta nghĩ như thế nào
thì người ta nói thế, vậy thôi."
Thành viên nhóm làm phim Hoàng Công Cường bổ
sung:
"Mọi
cảnh quay, mọi phút ở trong phim đó đều là những sự thật, đều là những hình ảnh
của sự thật, chúng tôi không hề biên tập, chúng tôi không hề làm truyền hình
theo cách là 'làm truyền hình', và chúng tôi đi gặp những người dân và họ có ý
tưởng , có ý kiến như thế nào, thì người ta (nói) thực sự là như thế,"
trợ lý sản xuất của phóng sự nhấn mạnh với BBC.
Bản quyền hình ảnh BBC/NGUYEN
LAN THANG Image caption Giáo dân dự Thánh lễ trong một Nhà thờ ở khu vực bị hưởng
của thảm họa môi trường.
BBC Tiếng Việt