HÀ NỘI
THUẬN CHO THUÊ CAM RANH
Bùi
Anh Trinh
Đã
có thương thảo ngầm trước chuyến đi
Ngày 4-6-2017 VOA đưa ra
bài viết của Reuter xác nhận đã có thương thảo
riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch
TPP; mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại
sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng
có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ bỏ hiệp định này – một bi kịch
đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt
đầu vận động hành lang ngay khi ông Trump đắc cử”…
.. “Việt Nam đã
thu xếp được một cuộc điện đàm giữa hai ông Phúc và Trump hơn một tháng trước
khi ông Trump nhậm chức.”
Trước đó CSVN có 7 lần mời ông Trump sang
thăm Việt Nam (sic). Việc ông Trump có tham dự APEC và
có thăm VN hay không là chuyện của nước Mỹ và chuyện riêng của cá nhân ông
Trump. Nhưng bảy lần mời liên tiếp khiến cho các nhà quan sát quốc
tế hiểu rằng CSVN muốn ông Trump phải trả lời ngay về một chuyện gì đó chứ
không phải là chuyện ông ta thăm Việt Nam.
Trước khi ông Phúc đến Mỹ , VOA đã đưa ra giải thích
của ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ : “Ông
ấy cần đến để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến tham dự thượng đỉnh APEC”
Không ai tin là ông Phúc đến Mỹ để chốt lại chuyện
ông Trump có tham dự APEC hay không. Chuyện “chốt lại” không cần phải có
một chuyến đi rình rang và 7 lần thúc hối.
Ngoài ra giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng có nói xa gần : “Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương quan cá
nhân nào tốt đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công rất nhiều”.
Vậy cái “tương quan” đó là gì ? Đã có trước khi ông
Phúc sang Mỹ, hay là đợi ông Phúc sang Mỹ mới tạo nên cái tương quan đó?…
Để làm rõ nghĩa thêm cho câu nói của giáo sư Hùng, ngày 27-5-2016 VOA đã tiết lộ
:
“Hãng tin Anh cho rằng đó là kết quả của
“các cuộc gọi, các lá thư, các cuộc tiếp xúc ngoại giao và
các chuyến thăm cấp thấp khởi sự từ trước cả khi ông Trump nhậm
chức ở Washington, nơi Việt Nam vẫn duy trì một nhà vận động được trả giá 30
nghìn đôla một tháng”.
Rõ ràng đã có tiếp xúc mật từ khi ông Trump mới đắc
cử Tổng thống Mỹ. Sau đó là chuyến đi Mỹ của Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc,
rồi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, và cuối cùng là Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc.
Kết
quả “đi không về rồi” của ông Phúc chỉ là kết quả bề ngoài
Ngày 1-6-2017 Thông tấn xã CSVN đưa tin sau khi ông
Phúc kết thúc chuyến đi : “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại
biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời
mời của Tổng thống Donald Trump”.
Nghĩa là chỉ đi thăm chơi và nói chuyện thời tiết,
chuyện mua bán, chuyện Bắc Hàn… rồi trở về tay không chứ không đạt được một thỏa
thuận nào nơi ông Trump. *( Nội dung của buổi nói chuyện 30 phút đã được ông
Trump nói trước với báo chí : “Chúng tôi sẽ nói chuyện về thương mại. Chúng
tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói…” ).
Không thể nào có chuyện ông Phúc “đi
không về rồi” sau 7 lần cương quyết đòi gặp. Cũng không thể
nào ông Trump gởi thư mời ông Phúc đến để nghe ông Phúc nói chuyện trên trời dưới
đất, kể cả chuyện Bắc Hàn !
Vậy thì những gì trình diễn bên ngoài
không phải là mục đích thực của chuyến đi. Mà phải là một đề nghị quan trọng của
CSVN .
Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi ông Trump mới đắc cử. CSVN cần ông Trump
trả lời trước khi họ họp Hội nghị Trung ương 5.
Tiết
lộ của Reuter
Lẽ ra thì chuyện có tiếp xúc mật sẽ không bao giờ được
tiết lộ nếu như đề nghị của CSVN thất bại. Nhưng 2 ngày trước khi ông
Phúc lên đường thì Reuter và VOA làm như vô tình hé lộ một chút bí mật.
Thời điểm hé hộ trước chuyến đi có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận rồi, chuyến
đi chỉ là hợp thức hóa ( ký kết ).
Và sau khi phái đoàn của ông Phúc trở về thì VOA
đăng bài bình luận của Reuter với tựa
đề là “Việt Nam vận động Bạch Ốc vì lợi ích chiến lược”.
Nội dung giải thích rõ hơn về chủ đề của cuộc dàn xếp riêng tư ngay sau khi ông
Trump đắc cử.
Tựa đề “Vì lợi ích chiến lược” cho thấy ông Trump mời
ông Phúc đến không phải là chuyện thương mại hay là chuyện Bắc Hàn. Mà là
chuyện chiến lược. Tất nhiên chuyện chiến lược giữa Mỹ và CSVN thì chỉ có
chuyện giữ an ninh ( làm sen đầm ) trên Biển Đông. Vậy cuộc thương lượng mật lâu nay là “đề xuất giải quyết tình hình Biển
Đông” của CSVN .
Nhưng CSVN đã có 7 lần thúc giục ông Trump phải trả
lời đủ thấy là CSVN đã chấp thuận đòi hỏi lâu nay của
Mỹ là Hạm đội Mỹ sẽ đảm trách nhiệm vụ “cảnh sát biển” tại khu vực Biển Đông với
điều kiện Mỹ phải được thủ giữ vị trí chiến lược số một của vùng biển Đông Nam
Á là hải cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Kết quả dàn xếp giữa hai bên được thấy rõ là khi Ông Trump đang bàn bạc ( ký kết ?) với ông Phúc tại
Washington thì tại Hà Nội ông McCain đang nói chuyện ( ký kết ?) về hợp tác an
ninh trên Biển Đông với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang. Qua
ngày hôm sau thì ông McCain đến Cam Ranh và lên thăm chiến hạm USS John
S.McCain đang neo đậu tại Cam Ranh. Không phải vô tình mà chiến hạm
McCain có mặt tại Cam Ranh để tiếp đón ông.
Hẳn nhiên một khi hạm đội Mỹ có nhiệm vụ quốc tế là
giữ an ninh trên Biển Đông thì những nước được bảo vệ an ninh phải đóng góp chi
phí cho hạm đội Mỹ. Những nước được bảo vệ trực tiếp là Trung Cọng, Việt
Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Đài Loan. Còn những nước được
bảo vệ gián tiếp là những nước thường xuyên sử dụng hải lộ Biển Đông như Nhật,
Hàn Quốc, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…Đặc biệt nếu Trung Cộng thoái thác
nghĩa vụ đóng góp thì các nước khác sẽ tình nguyện đóng thay cho TC.
Riêng Việt Nam muốn Mỹ giữ
luôn an ninh cho bờ biển Việt Nam thì phải cho Hải quân Mỹ được sử dụng
cảng Cam Ranh làm bản doanh của Hạm Đội. Hải quân Mỹ cần một bến cảng
chiến lược để làm nơi đồn trú và tiếp liệu. Tuy nhiên nơi đồn trú của một
Hạm đội bắt buộc phải là một căn cứ chiến thuật, tức là căn cứ chiến đấu.
Không chỉ đơn thuần là tiếp tế hay sửa chữa tàu thuyền.
Mà hễ đã xây dựng căn cứ
chiến thuật thì cần phải có hợp đồng thuê mướn dài hạn để Mỹ có thể đổ của
xây dựng căn cứ vững chắc, lâu bền chứ không thể nào có chuyện cho ở miễn phí rồi
lúc nào muốn đuổi thì đuổi. Tốt nhất là cho thuê trong 99 năm ( coi như
bán ).
Tóm lại, Reuter và VOA muốn xác nhận là
ông Trump và CSVN đã có thương lượng về Cam Ranh từ tháng 11 năm 2016 và nay
ông Phúc đi Mỹ để “chốt lại. Dĩ nhiên chuyện “chốt lại” chỉ là
kết quả của 7 tháng thương lượng và những chuyến đi con thoi. Mà
chuyến đi con thoi sau cùng là chuyến đi của ông John McCain đến Cam Ranh.
Thông cáo kết thúc của phái đoàn “John McCain” cho
biết phái đoàn đã tiếp xúc với Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Quốc
hội và những đại biểu Quốc hội khác trong kế hoạch Mỹ hỗ trợ an ninh và hợp tác
quốc phòng với CSVN :
“…chuyến thăm được tiến
hành trong bối cảnh có những diễn biến đáng ngại khu vực và những thách thức
gia tăng tại vùng Biển Đông”…. “Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng hỗ
trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với phía Việt Nam”…
Đài RFA nhận xét : “Thông cáo của đoàn nghị
sĩ Hoa Kỳ nêu rõ điều đáng chú ý là vào khi các vị thượng nghị sĩ Mỹ đang có mặt
tại Việt Nam thì chính quyền của tổng thống Donald Trump tuyên bố mong muốn
làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam sau
chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mỹ và CSVN đẩy mạnh hợp tác giữ an ninh trên Biển
Đông chứ không phải một mình Mỹ đối phó với TC trên Biển Đông. Nhưng vai
trò của CSVN chỉ là cung cấp nơi đồn trú cho hạm đội Mỹ, tức là cho thuê cảng
Cam Ranh.
Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông Phúc là “chốt
lại” chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên thương lượng lâu nay. Có thể
hai bên đã thỏa thuận xong mọi chuyện nhưng chưa công bố vì cần một khoảng thời
gian để chuẩn bị dư luận.
BÙI
ANH TRINH
Đọc
thêm:
Cảng Cam Ranh, biểu tượng cho quan hệ quốc
phòng Mỹ - Việt
Thanh
Phương
Ngày 12/06/2017, Hải Quân Hoa Kỳ thông báo một chiến
hạm của Mỹ đang ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để được bảo trì. Đây là hoạt động
mới nhất trong một loạt những động thái cho thấy sự tiến triển trong quan hệ quốc
phòng Mỹ - Việt, trong bối cảnh chưa ai nắm rõ về chính sách của tổng thống
Donald Trump về châu Á nói chung. Trang The Diplomat ấn bản ngày
13/06/2017 có một bài nhận định về sự kiện này.
Cảng Cam Ranh của Việt Nam theo một bản vẽ nghiên cứu
năm 1985 của Liên Xô(wikipedia.com)
Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội đã phát
triển mạnh trong những năm qua trong khuôn khổ đối tác toàn diện, được ký kết
vào năm 2013 dưới thời tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ này được thể hiện
qua các cuộc trao đổi, tập huấn chung và trợ giúp nâng cao khả năng bảo vệ an
ninh của cảnh sát biển Việt Nam trước những hoạt động bành trướng của Trung cộng
ở Biển Đông.
Từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến
tranh Việt Nam, Cam Ranh nay được gọi là Cảng Quốc Tế, mà trên nguyên tắc sẵn
sàng tiếp nhận các chiến hạm từ mọi nước đến để sửa chữa, bảo trì. Ngoài tàu
chiến Hoa Kỳ, cảng này đã tiếp đón rất nhiều chiến hạm đến từ các nước Nhật,
Pháp, Trung cộng, Ph Luật Tân và Tân Gia Ba.
Riêng các chiến hạm của Mỹ đã bắt đầu ghé cảng Cam
Ranh để bảo dưỡng từ tháng 9/2016. Vào đầu tháng 6 vừa
qua, khu trục hạm USS John S. McCain đã ghé Cảng Quốc Tế Cam Ranh trong một “chặng
dừng kỹ thuật thông thường”. Trong thời gian đi thăm Việt Nam, cùng
với một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain đã lên thăm
chiến hạm mang tên người bố và người ông của ông, hai người đã tham chiến ở
Thái Bình Dương trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai. Phái đoàn nghị sĩ Mỹ lúc đó
cũng đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ trưởng
Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Sự hiện diện của tàu John S. McCain ở Cam
Ranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang tiến
triển tốt, không chỉ bởi vì vai trò của thượng nghị sĩ McCain
trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, mà còn bởi vì vào năm 2016,
chiến hạm John S. McCain cùng với chiến hạm USS Frank Cable là những tàu đầu
tiên của Hải Quân Mỹ ghé thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh kể từ khi cảng này mở cửa
trở lại vào tháng 3/2016.
Hôm qua, Hải Quân Mỹ xác nhận là một chiến
hạm khác của Mỹ, USS Coronada, tàu tác chiến ven biển, cũng đang ghé cảng Cam
Ranh từ ngày 11 đến 15/06 để được bảo trì. Chuyến “thăm kỹ
thuật” của tàu này ở Cam Ranh là minh chứng đầu tiên cho khả năng bảo trì
cho các tàu tác chiến ven biển (LCS) được triển khai luân phiên, thuộc lực lượng
đặc nhiệm Task Force 73 của Hạm Đội 7, lực lượng hiện đang phối hợp các cuộc
thao dượt ở Đông Nam Á.
Mặc dù nơi bảo trì và tiếp tế chính của
các tàu LCS là ở Tân Gia Ba, Hải Quân Mỹ đang cần có thêm những cảng như Cam
Ranh để tăng cường hỗ trợ các chiến hạm của Hoa Kỳ trong khu vực.
RFI