„Kết luận của tôi là VN thì bị xếp hạng lật đật ẩn chứa nhiều rủi
ro quanh năm bị xếp hạng “đầu cơ và trái phiếu rác” là không thực lực về tài
chính, chuyên gia tài chính quá kém cỏi,.. nhưng hay mơ chuyện vĩ đại của thiên
hạ“
VN toàn ảo giác cắn thuốc phiện để mơ chuyện bậy của thiên hạ.
Trên
thế giới có lẽ hiếm có quốc gia nào như VN là không chịu lớn, dù rằng được quốc
tế nâng đỡ nhiều nhất. Đó
là bởi vì các nước như Phi Luật Tân, Thái Lan, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, Đài Loan,
Mã Lai, …khi họ tham gia thị trường tài chính thì các hãng xếp hạng tín nhiệm
như Moody's, Standard & Poor's, Fitch,… họ xếp hạng cho các quốc gia này lần
đầu và sau vài năm thì phấn đấu nâng hạng cao nên chi phí tài chính đi vay thấp,
trái phiếu phát hành có giá và được thị trường tế chính quốc tế mua nó khiến
cho quốc gia đó dễ dàng tạo ra nợ để phát triển kinh tế với lợi suất và lãi suất
thấp hợp lý mà họ không cần phải vay vốn ODA như VN.
Chẳng hạn đối với Phi Luật Tân họ tham gia thị trường
tài chính năm 1993 và Moody's xếp hạng ở cấp BA3 (tưng ứng với cấp BB- của
S&P, và bây giờ họ đã được đánh giá ở cấp Baa2 (BBB), các cơ quan đánh giá
tín dụng khác cũng vậy, họ đánh giá khá cao cho xứ này.
Hàn Quốc xưa kia tham gia thị trường tài chính thì lần
đầu Moody's xếp hạng ở cấp A2 (năm 1986), chỉ mấy năm họ nhanh chóng được nâng
hạng và bây giờ là Aa2 (AA), các cơ quan đánh giá tín dụng khác cũng thế. Các xếp
hạng khác về tiền tệ hay hệ thống ngân hàng của họ được nâng lên khá cao.
Riêng đối với VN, quốc gia này lần đầu Moody's chấm
điểm ở nấc khá an toàn là có đủ khả năng tự trang trải vốn vay trên thị trường
tài chính quốc tế là Moody's xếp hạng cấp Ba3 mà còn kèm cụm từ nâng đỡ là
“stable” gọi là ổn định vào năm 1997. Tuy nhiên 1 năm sau là năm 1998 thì
Moody's hạ bậc tín nhiệm của VN về mức B1, đã thế họ còn giáng cấp xuống còn B2
vào năm 2012. Tệ hại hơn khi cơ quan Fitch cho điểm VN cao nhất ở mức BB- kèm cụm
từ “tích cực”, hay “positive”, kết cục có lúc Fitch hạ thấp mức tín nhiệm của
VN về cấp gần như sắp vỡ nợ là nền kinh tế không thể đi vay trên thị trường tài
chính để mà trả nợ được. Đó là Fitch từng hạ thấp mức tín nhiệm của VN về mức
B+ vào năm 2010, đó là ranh giới của các tờ trái phiếu chính phủ quốc gia đó
phát hành gọi là “trái phiếu rác”. Tức là vô giá trị.
Bây giờ VN vẫn bị kẹt ở mức chưa lên nổi
sau 20 năm, đó là chỉ có ở mức B1 cho đến BB- thì ta tự hỏi làm sao mà tạo ra nợ
để phát triển kinh tế cho tương lai. Nó cũng giải thích phần
nào đã cả chục năm qua VN chỉ trông cậy vào vốn cấp viện và vốn vay ODA của
thiên hạ là hễ ai cho vay ODA thì mừng rỡ,…
Khốn nỗi đã như vậy nhưng VN hay mơ tưởng
một Singapore. Hãy nhớ rằng Singapore lần đầu tham gia
thị trường tài chính năm 1989, họ được Moody's, Fitch, S & P xếp hạng Aa3,
AA,…và năm 1995 họ lên hạng AAA (mức xếp hạng cao nhất, đáng đầu tư nhất), rồi
năm 2002-2003 đến lượt Moody's, Fitch bút ghi mức cao nhất Aaa, AAA,…và quốc
gia này trở thành trung tâm tài chính của Á châu rất bận rộn về thị trường tài
chính.
Kết luận của tôi là VN thì bị xếp hạng lật
đật ẩn chứa nhiều rủi ro quanh năm bị xếp hạng “đầu cơ và trái phiếu rác” là
không thực lực về tài chính, chuyên gia tài chính quá kém cỏi,.. nhưng hay mơ
chuyện vĩ đại của thiên hạ là thay thế trung tâm tài chính Hồng
Kông (AAA), rồi Singapore (AAA). Toàn là mơ chuyện ảo giác cắn thuốc phiện để
mơ chuyện bậy của thiên hạ.
Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế người Mỹ tại Morgan
Stanley (NYSE: MS), có tên VN là Thơ Phương
(FB Thơ Phương)